Sự Tích Táo Quân Nói Về Bao Nhiêu Người, Cúng Giờ Nào Chuẩn Nhất?

  • Xã hội
    • Chính trị
    • Tin tức
    • Phóng sự
  • Kinh tế
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Tài chính - Chứng khoán
  • Sóng xanh
  • Địa ốc
    • Đô thị - Dự án
    • Thị trường - Doanh nghiệp
    • Nhà đẹp - Kiến trúc
    • Chuyên gia - Tư vấn
    • Media Địa ốc
  • Sức khỏe
    • Y khoa
    • Thuốc tốt
    • Khỏe đẹp
    • Giới tính
  • Thế giới
    • Phân tích - Bình luận
    • Chuyện lạ
  • Giới trẻ
    • Nhịp sống
    • Cộng đồng mạng
    • Tài năng trẻ
  • Pháp luật
    • Bản tin 113
    • Pháp đình
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • Hậu trường thể thao
    • Golf
  • Người lính
  • Xe
    • Thị trường xe
    • Đánh giá xe
    • Cộng đồng xe
    • Tư vấn
  • Văn hóa
    • Tin văn hóa
    • Câu chuyện văn hóa
    • Sách
    • Sổ bụi
  • Giải trí
    • Sao
    • Hậu trường sao
    • Video
    • Đẹp
  • Giáo dục
    • Cổng trường
    • Tuyển sinh
    • Du học
  • Khoa học
  • Hoa hậu
    • Tin tức
    • Ảnh
    • Video
    • Hậu trường hoa hậu
  • Bạn đọc
    • Điều tra
    • Diễn đàn
    • Hồi âm
    • Nhân ái
  • Video
    • Thời sự
    • Showbiz-TV
    • Thời tiết
    • Thị trường
    • Thể thao
    • Quân sự
    • Mutex
    • Nhật báo
    • Hàng không - Du lịch
    • GOLF QUỐC GIA
    • Ảnh
    • Podcast
    • Longform
    • Infographics
    • Quizz
    • TÂM VIỆT
    • Nhịp sống phương Nam
    • Nhịp sống Thủ đô
    • Tôi nghĩ
    • Tết Việt
Trắc nghiệm
  • Giáo dục
  • Cổng trường
  • Tuyển sinh
  • Du học
TPO - Theo tục lệ, vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, các gia đình Việt thường làm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời để báo cáo mọi việc tốt xấu của nhân gian. Theo truyền thuyết dân gian, ngày 23 tháng Chạp ông Táo sẽ làm gì?

1. Theo truyền thuyết dân gian, ngày 23 tháng Chạp ông Táo sẽ làm gì?

  • icon

    Lên chầu Ngọc hoàng

  • icon

    Đi du lịch thiên giới

  • icon

    Đi kiện

Câu trả lời đúng là đáp án A: Theo truyền thuyết kể lại, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị đầu rau trông coi việc bếp núp. ... Với mong muốn cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người ta lại làm lễ tiễn đưa ông Công, ông Táo lên chầu trời một cách long trọng.

Sự tích Táo Quân của người Việt là nói về bao nhiêu người?

2. Sự tích Táo Quân của người Việt là nói về bao nhiêu người?

  • icon

    Hai ông một bà

  • icon

    Hai bà một ông

  • icon

    Hai ông

Câu trả lời đúng là đáp án A: Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo. Tích của người Việt kể rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ. Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Day dứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ. Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn. hẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao mình vào cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa. Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân lên chầu trời báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

Ý nghĩa tục cúng Táo quân là gì?

3. Ý nghĩa tục cúng Táo quân là gì?

  • icon

    Ngăn ma quỷ

  • icon

    Cầu phúc cho gia đình

  • icon

    Cả hai đáp án trên

Câu trả lời đúng là đáp án C: Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Với mong muốn Thần Bếp sẽ "phù hộ" cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hàng năm Tết đến. Vào ngày 23 tháng Chạp, người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng. Ngoài ra người Việt Nam còn quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng Thượng đế những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian. Vì thế người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi, việc làm này có thể là do Văn hóa và thói quen từ xa xưa truyền lại.

Cúng ông Công ông Táo bằng loại cá gì?

4. Cúng ông Công ông Táo bằng loại cá gì?

  • icon

    Cá vàng

  • icon

    Cá chép

  • icon

    Cả hai loại cá đều được

Câu trả lời đúng là đáp án B: Nguồn gốc việc cúng cá chép trong ngày này là vì cá chép là một trong 3 thứ Tam sinh, tượng trưng cho phú quý. Đồng thời, quan niệm dân gian cho rằng cá chép có thể vượt vũ môn hóa rồng. Rồng có khả năng gọi mưa, rất cần cho cư dân nông nghiệp lúa nước. Ngoài ra, cá chép còn đại diện cho sự phát triển và khả năng sinh sôi rất lớn. Điều này tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực, cầu mong sự sinh sôi, phát triển của người Việt xưa. Theo truyền thuyết kể lại rằng: "Hàng năm, Táo quân được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện – Ác của loài người. Sau đó, cứ vào ngày 23 hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người". Bởi thế, cứ đến ngày Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ cúng cá chép. Người dân thường chuẩn bị một đôi hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ đem thả ở sông, ao, hồ, nghĩa là "phóng sinh" để đưa ông Táo về trời. Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng" còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp. Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, đồng thời còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.

Lễ cúng ông Táo phù hợp, tốt nhất là vào lúc nào?

5. Lễ cúng ông Táo phù hợp, tốt nhất là vào lúc nào?

  • icon

    Sáng ngày 22 âm lịch

  • icon

    Tối ngày 22 âm lịch

  • icon

    Sáng ngày 23 âm lịch

Câu trả lời đúng là đáp án B: Theo quan niệm dân gian Lễ cúng ông Táo đẹp nhất là tối ngày 22 và sáng ngày 23 tháng Chạp, cần được thực hiện từ 11 giờ – 13 giờ là giờ Ngọ và đây là thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời. Tuy nhiên, năm 2020, ngày 23 tháng Chạp vào thứ 6, đúng ngày gia đình đi làm hết không kịp chuẩn bị thì giờ chuẩn nhất để cúng ông Công ông Táo là từ 7h sáng đến 21h tối ngày 22 tháng Chạp. Chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển cũng khuyến cáo các gia đình không nhất thiết phải cúng ông Công, ông Táo vào lúc giữa trưa, mà có thể cúng vào bất kỳ lúc nào thuận tiện và được trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian, công việc của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp. Ngoài ra, nếu các gia đình vì vướng bận công việc quan trọng thì cũng nên hoàn thành việc cúng ông Công ông Táo trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Nếu cúng muộn quá, ông Công ông Táo sẽ không kịp giờ để các thần lên thiên đình.

Ông Táo sẽ trở về lại với gia đình vào ngày nào?

6. Ông Táo sẽ trở về lại với gia đình vào ngày nào?

  • icon

    Ngày 28 Tết

  • icon

    Ngày 29 Tết

  • icon

    Ngày 30 Tết

  • icon

    Lên rồi về luôn

Câu trả lời đúng là đáp án C: Theo các chuyên gia nghiên cứu văn hóa, các Táo quân sẽ lên thiên đình "công tác" và ở lại trong 7 ngày kể từ 23 tháng Chạp. Như vậy, đến ngày 30 tháng Chạp, các vị sẽ quay trở lại trần gian, tiếp tục phục vụ trong gian bếp mỗi nhà. Vì thế, lễ đón ông Công ông Táo thường được thực hiện trong ngày 30 Tết; với những năm tháng Chạp không có ngày 30 thì sẽ đón vào ngày 29 Tết. Cũng có người cho rằng, nhân gian chỉ biết rõ về ngày ông Công ông Táo lên chầu trời chứ không biết ngày về chính xác, điều này còn tùy thuộc vào công việc cụ thể của thiên đình mỗi năm, lúc nào Ngọc Hoàng cho bãi triều thì về. Có lẽ đây cũng là lý do mọi gia đình đều có lễ tiễn ông Công ông Táo lên thiên đình vào ngày 23 tháng Chạp nhưng không nhiều gia đình có lễ đón, thậm chí không có khái niệm về việc này.

Vào những ngày vắng ông Táo, người ta thường dựng cây gì để phòng tránh ma quỷ quấy nhiễu?

7. Vào những ngày vắng ông Táo, người ta thường dựng cây gì để phòng tránh ma quỷ quấy nhiễu?

  • icon

    Câu nêu

  • icon

    Cây quất

  • icon

    Cây mía

Câu trả lời đúng là đáp án A: Trong 7 ngày vắng ông Táo, người ta thường dựng cây nêu để phòng tránh ma quỷ quấy nhiễu. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo quân về trời. Đến ngày mùng 7 tháng Giêng, các gia đình sẽ làm lễ hạ cây nêu xuống. Ngày dựng cây nêu được gọi là lên nêu, ngày dỡ nêu xuống được gọi là khai hạ. Vì người xưa quan niệm rằng từ ngày 23 tháng Chạp cho tới đêm giao thừa, do vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội lẻn về quấy nhiễu, do đó phải dựng nêu để xua hết tà ma. Dựng cây nêu là một phong tục cổ truyền trong ngày Tết của người Việt. Truyền thuyết về cây nêu có rất nhiều, hầu hết mang ý nghĩa bảo vệ người dân khỏi quỷ dữ, tà ma xâm nhập và cho vùng đất đó bình yên. Bởi theo tích xưa, lúc ấy quỷ dữ chiếm toàn bộ đất liền, luôn gây rắc rối cho con người vì con người chỉ là nô lệ của chúng. Con người bị chèn ép, bóc lột đến mức không thể chịu được nên đã nhờ sự giúp đỡ của Bụt. Bụt dựng cây nêu lên đã giúp người dân hóa phép trừ tà. Bóng của cây nêu lan tỏa đến đâu thì đấy là đất lành, đất Phật. Cái bóng ấy tỏa rộng mãi khiến lũ quỷ lùi dần rồi cuối cùng ra tận biển sâu.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Bia - món quà của các vị thần do phụ nữ hay đàn ông phát minh?
Bia - món quà của các vị thần do phụ nữ hay đàn ông phát minh? 05/01/2022
‘Xứ sở nghìn hồ’ là biệt danh của nước nào?
‘Xứ sở nghìn hồ’ là biệt danh của nước nào? 12/01/2022
Phong tục đón giao thừa ‘có một không hai’ ở các nước trên thế giới
Phong tục đón giao thừa ‘có một không hai’ ở các nước trên thế giới 31/12/2021 Đỗ Hợp Xem nhiều

Giáo dục

Vụ nữ sinh lớp 7 bị nhóm người đánh đập dã man: Nhà trường nói gì?

Giáo dục

Tin mới vụ nam sinh tử vong khi thực hành nối điện

Giáo dục

Cảnh cáo cô giáo chủ nhiệm đánh học sinh bầm tím 2 chân

Giáo dục

Những điểm bất hợp lí trong dự thảo Quy chế tuyển sinh 2025

Giáo dục

Thầy cô vùng cao Yên Bái chăm lo bữa ăn, giấc ngủ của học trò trong đợt rét đầu tiên năm nay
Tin liên quan
Những bất ngờ thú vị về các nghệ sĩ từng xuất hiện trong Táo Quân rồi... mất hút

Những bất ngờ thú vị về các nghệ sĩ từng xuất hiện trong Táo Quân rồi... mất hút

Nước Đông Nam Á nào chưa từng là thuộc địa của châu Âu?

Nước Đông Nam Á nào chưa từng là thuộc địa của châu Âu?

Quốc gia nào trẻ nhất Đông Nam Á?

Quốc gia nào trẻ nhất Đông Nam Á?

MỚI - NÓNG
Tổng thống Ukraine bổ nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong quân đội
Tổng thống Ukraine bổ nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong quân đội
Người lính TPO - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã thay thế ông Oleksandr Pavliuk - Tư lệnh Lực lượng Lục quân Ukraine bằng ông Mykhailo Drapatyi, đồng thời bổ nhiệm một Phó Tổng tư lệnh các Lực lượng vũ trang.
Hiện trường vụ nổ bom
Tự ý đập bom khiến 1 người chết, 1 người bị đứt hai cánh tay
Xã hội TPO - Một vụ nổ bom nghiêm trọng tại xã Ngọc Lây (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) khiến 1 người chết, 1 người bị thương nặng.
 Phó Thủ tướng 'duyệt' khu công nghiệp 1.000 ha ở Đồng Nai
Phó Thủ tướng 'duyệt' khu công nghiệp 1.000 ha ở Đồng Nai
Kinh tế TPO - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Xuân Quế - Sông Nhạn (giai đoạn 1), tại huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai, có quy mô 1.000 ha. Đây sẽ là một trong hai khu công nghiệp có diện tích lớn nhất tại Đồng Nai. Sự tích Táo Quân lễ cúng tiễn ông Công ông Táo chầu trời

Từ khóa » Sự Tích 2 ông 1 Bà