Sự Tích Và ý Nghĩa Của Tượng Đức Phật Di Lặc Trong Phong Thủy
Có thể bạn quan tâm
Phật Di Lặc được mọi người biết đến với cái bụng thật lớn và cái miệng cười thật tươi, thể hiện mong ước và tâm tư của đạo Phật trong việc đem nụ cười vào cuộc đời.
Hôm nay hãy cùng Lala tìm hiểu về sự tích và ý nghĩa của tượng Đức Phật Di Lặc trong phong thủy như thế nào nhé!
Tìm hiểu về Phật Di Lặc
Mục lục
- Tìm hiểu về Phật Di Lặc là ai?
- Vậy Phật Di Lặc có thật không?
- Thờ Phật Di Lặc có ý nghĩa gì?
- 1. Hy vọng vào tương lai.
- 2. Hạnh phúc của Đức Di Lặc
- Hình ảnh Phật Di Lặc theo các nền văn hóa
- Theo Phật giáo Nguyên thủy, Nam Tông và Bắc Tông (đến thế kỷ 10)
- Theo Bắc Tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa khoảng từ thế kỷ 10
- Thờ Phật Di Lặc như thế nào cho đúng?
- Cách thỉnh tượng Phật Di Lặc về nhà đúng nhất
- 1. Theo quan điểm phật giáo
- 2. Theo tín ngưỡng nhân gian
- Nên treo tranh, đặt tượng Phật Di Lặc ở đâu trong nhà?
- 1. Treo tranh và đặt tượng ở cung Sinh Khí
- 2. Treo tranh và đặt tượng ở Cung Thiên Lộc
- 3. Treo tranh và đặt tượng ở phía Đông
- 4. Treo tranh và đặt tượng Phật Di Lặc trong phòng làm việc
- Phật Di Lặc hợp mệnh gì, tuổi gì?
- Mệnh Thổ
- Mệnh Kim
- Mệnh Mộc
- Mệnh Thủy
- Mệnh Hỏa
- Ngày Vía Phật Di Lặc Là Ngày Mấy?
- Văn khấn Phật Di Lặc
- 1. Văn khấn thỉnh Phật Di Lặc về thờ tại ban Thần Tài
- 2. Văn khấn Phật Di Lặc cầu bình an
- 3. Văn khấn Phật Di Lặc cầu xin vạn sự như ý
- Lala Shop chuyên bán và thiết kế tranh Phật Di Lặc chất lượng cao uy tín tại TP.HCM
- Xem thêm các mẫu tranh Phật Di Lặc đẹp nhất tại Lala
Tìm hiểu về Phật Di Lặc là ai?
Phật Di Lặc còn được gọi là Bồ Tát Di Lặc, là vị Bồ Tát được dự đoán sẽ xuất hiện trên Trái Đất trong tương lai, đạt được giác ngộ hoàn toàn, giảng dạy Phật Pháp, giáo hóa chúng sinh và ngộ chứng thành Phật.
Theo truyền thuyết và kinh điển Phật giáo, Phật Di Lặc sẽ giáng sinh vào thời kỳ Di Kiếp, sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Niết Bàn. Tuy nhiên, thời điểm cụ thể Ngài xuất hiện vẫn còn là bí ẩn.
Kinh điển Phật giáo mô tả rằng khi Phật pháp suy tàn, đạo đức con người sa sút, và thế giới đầy rẫy những khổ đau, Ngài sẽ xuất hiện và mang đến một kỷ nguyên mới của hòa bình, thịnh vượng và giác ngộ cho nhân loại.
Câu chuyện về Phật Di Lặc sẽ thuyết lại Phật Pháp cho chúng sinh được ghi chép trong kinh điển của tất cả các tông phái Phật giáo (Nguyên thủy, Đại thừa, Kim Cương thừa) và được hầu hết các Phật tử chấp nhận như là một sự kiện sẽ xảy ra.
Phật Di Lặc có nhiều tên gọi khác nhau như: Metteyya, Maitreya (Sanskrit), Jhampa (Tây Tạng), Milo (Nhật Bản), Từ Thị (Trung Quốc), mang ý nghĩa Đấng Từ bi. Tên Di Lặc là thói quen Phật âm của người Việt Nam.
Theo phẩm Tùy Hỷ trong Kinh Pháp Hoa và Kinh Bình Đẳng Giác, Di Lặc còn được gọi là A-dật-đa (Ajita).
Nhưng theo Kinh Thuyết Bản trong Trung A hàm 13, Kinh Xuất Diệu 6 và Luận Đại Tỳ-bà-sa 178, Di Lặc và A Dật Đa là hai nhân vật khác nhau. Trong bài kệ tựa phẩm Bỉ Ngạn Đạo (Pàràyana) của Kinh Tập (Sutta - nipàta) thuộc Đại Tạng Kinh Pàli đều nêu cả hai tên A Dật Đa (Ajita) và Đế Tu Di Lặc (Tissametteyya), tức hoàn toàn cho đó là hai người khác nhau.
Phật Di Lặc sẽ là vị Phật kế thừa Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni
Vậy Phật Di Lặc có thật không?
Phật Di Lặc chưa ra đời, do Phật Di Lặc chưa ra đời nên ta không thể khẳng định chắc rằng Phật Di Lặc có thật hay không.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói: "Ngày mùng một tháng giêng là ngày kỷ niệm vía Đức Di Lặc Bồ tát, người sẽ giáo hóa tại Hội Long Hoa". Chúng ta thường nghe câu tán thán "Nam Mô Long Hoa Giáo Chủ, Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật" xác nhận rằng Đức Di Lặc sẽ là vị Phật tương lai, được Đức Phật Thích Ca thọ ký để tiếp tục giáo hóa chúng sinh.
Theo Kinh Di Lặc Hạ Sinh, hiện Đức Di Lặc là một trong bốn vị Bổn Xứ Bồ tát ở cung trời Đâu Suất.
Khi thế giới hết kiếp giảm thứ chín và vào kiếp tăng thứ mười, Ngài sẽ hóa thân xuống trần gian, sinh ra trong nhà một vị Bà La Môn tên Tú Phạm Na, và mẹ là Phạm Na Bạt Đề.
Ngài sẽ xuất gia, nhận Y Bát từ Tổ Ma Ha Ca Diếp, ngồi dưới cây Long Hoa, chứng đắc Vô Thượng Bồ đề, và thuyết pháp tại Giảng đường Hoa Lâm.
Ngài thuyết pháp tại giảng đường Hoa Lâm dưới cây Long Hoa. Hội thứ nhất độ được 96 ức người (9,6 tỷ người) thành A La Hán, hội thứ hai độ 94 ức người (9,4 tỷ người) thành A La Hán, hội thứ ba độ 92 ức người (9,2 tỷ người) thành A La Hán.
Thế nên gọi là "Long Hoa tam bội". Ngài thuyết pháp đến sáu vạn năm, hóa độ vô số chúng sinh.
Trong thời gian chờ Hội Long Hoa, Đức Di Lặc đã phân thân, hóa thân ở nhiều quốc độ để giáo hóa chúng sinh.
Một trong những hóa thân nổi tiếng là Bố Đại Hòa Thượng ở Trung Hoa, tu tại chùa Lương Nhạc Lâm, pháp danh Khiết Thử, hiệu Trường Thanh Tử, viên tịch năm 917.
Do vậy, tượng Ngài thường được tạc với hình ảnh một ông Phật to lớn, mập mạp, dáng ngồi tự tại, miệng cười rạng rỡ, biểu tượng cho nguồn vui và ánh sáng của tình thương yêu.
Danh hiệu Di Lặc có nghĩa là Từ Thị (Thị: họ; Từ: từ bi).
Phương Tây gọi Ngài là Future Buddha (Đức Phật tương lai) hay Smile Buddha (Đức Phật hoan hỷ), vì Ngài tu tập hạnh Từ bi tam muội, luôn tỏa ánh sáng của tình thương yêu rộng lớn, Phật nguyện cứu độ mọi người.
Ngài tu tập hạnh Từ bi tam muội, luôn tỏa ánh sáng của tình thương yêu rộng lớn
Thờ Phật Di Lặc có ý nghĩa gì?
Phật Di Lặc có hai ý nghĩa đặc biệt:
1. Hy vọng vào tương lai.
Khi đứng trước tôn tượng của Ngài, Phật tử đặt niềm tin vào việc tu tập để đạt thành Phật trong tương lai.
2. Hạnh phúc của Đức Di Lặc
Một trong những hóa thân của Ngài mà chúng ta thường nghe nhất là Bố Đại Hòa Thượng trong Phật Giáo Trung Hoa, đó là một vị Hòa thượng ở đất Minh Châu, huyện Phụng Hóa (Trung Hoa).
Ngài thường mang cái đãy bằng vải đi khắp chợ búa xóm làng, ai cho gì cũng bỏ hết vào đấy mang đi. Ngài thường giảng kinh cho người nghèo, làm nhiều điều mầu nhiệm, lạ thường.
Trong thiên hạ không ai hiểu được Ngài là người như thế nào, chỉ cùng nhau gọi là vị Bố Đại Hòa thượng (vị Hòa thượng mang túi vải lớn), đến đời Lương, niên hiệu Trình Minh năm thứ ba, Ngài nhóm chúng lại tại chùa Nhạc Lâm, Ngài ngồi ngay thẳng nói bài kệ:
"Di Lặc Chơn Di Lặc,
Hóa thân thiên bách ức,
Thời thời thị thời nhơn,
Thời nhơn giai bất thức".
Có nghĩa là:
"Di Lặc thật Di Lặc,
Biến trăm ngàn ức thân,
Thường hiện trong cõi đời,
Người đời chẳng ai biết".
Buông bỏ mọi chấp niệm làm lòng nhẹ nhàng, tâm hồn thênh thang và tự do như hư không. Nụ cười của Đức Di Lặc là biểu tượng cho niềm vui bất tận.
Phật Di Lặc hướng tới một vị phật ở tương lai, buông bỏ mọi chấp niệm làm lòng nhẹ nhàng
Hình ảnh Phật Di Lặc theo các nền văn hóa
Chính vì có nhiều kinh điển khác nhau nên hình tượng Đức Phật Di Lặc cũng khác nhau ở mỗi nền văn hóa ở một số quốc gia.
Theo Phật giáo Nguyên thủy, Nam Tông và Bắc Tông (đến thế kỷ 10)
Bồ Tát Di Lặc, nghệ thuật Mathura, thế kỷ thứ 2
Phật tương lai Di Lặc, Gandhara, thế kỷ thứ 3
Nam thần tám tay Di Lặc (Maitreya) thế kỷ thứ 10 tại Campuchia. Phnom Penh
Bồ tát Di Lặc, nghệ thuật Tây Tạng, thế kỷ 18
Tượng Di Lặc ngồi, nghệ thuật Hàn Quốc, thế kỷ 4-5
Theo Bắc Tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa khoảng từ thế kỷ 10
Kể từ khi ngày Hòa Thượng Bố Đại viên tịch, người ta bắt đầu dùng hình ảnh của ngài làm hình mẫu chuẩn để tạc tượng Di Lặc. Và đó cũng là hình tượng Phật Di Lặc phổ biến nhất ngày nay mà chúng ta thường thấy.
Tượng Phật Di lặc khắc vào khoảng thế kỷ 11 trong hang núi của chùa Linh Ẩn Tự
Thờ Phật Di Lặc như thế nào cho đúng?
Phật Di Lặc thường được thờ phụng tại gia để mong cầu cuộc sống bình an, sung túc và may mắn vì thế nên cần chú trọng cách thờ trong nhà và những lưu ý dưới đây khi thờ cúng để mang lại nghĩa ý nghĩa tốt lành, cầu tài lộc,...
- Không nên đặt tượng Phật Di Lặc ở những nơi chứa sự u ám, tối tăm bởi nó sẽ làm mất đi ý nghĩa linh thiêng và sự trang trọng trong thờ cúng.
- Tuyệt đối không được đặt Phật Di Lặc ở hướng ngược với hướng chính của ngôi nhà. Tượng Phật Di Lặc sẽ được đặt hướng đối diện với cửa chính để Phật có thể biến toàn bộ luồng khí xấu vào nhà thành năng lượng tốt.
- Không đặt tượng, hình ảnh tiếp xúc trực tiếp với nền đất mà nên đặt trên bàn thờ hoặc những vật dụng có độ cao tương đối, thường thì sẽ cách mặt đất từ 1m trở lên.
- Thường xuyên vệ sinh, lau chùi tượng, hình ảnh không được để tượng bám nhiều bụi bẩn.
- Không được đặt tượng, hình ảnh Phật vào những cung như Tuyệt Mệnh, Lục Sát, Họa Hại hay Ngũ Quỷ.
- Khi thờ cúng, gia chủ nên cúng đồ chay. Bên cạnh đó, đồ cúng lễ không cần quá cầu kỳ nhưng phải đảm bảo được sự tươm tất, sạch sẽ và chỉn chu.
- Hoa sử dụng trong thờ cúng phải là hoa tươi và gia chủ nên chọn những loại hoa như hoa cúc, hoa hồng (nên chọn hoa có màu vàng, đỏ bởi đây là 2 màu cơ bản tượng trưng cho nhà Phật).
- Không được đặt tượng, hình ảnh Phật Di Lặc trong những không gian riêng tư như phòng ngủ hay phòng đọc sách bởi trong quan niệm, điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với các vị thần, Phật.
- Không được đặt tượng, hình ảnh trong tủ, hộp kín hay két sắt bởi những vị trí đặt này có thể khiến gia đình gặp phải những điều không may mắn, xui xẻo.
- Không nên đặt tượng, hình ảnh Phật Di Lặc ở gần những nơi hướng đến sự u ám, tối tăm như nhà vệ sinh hay phòng ăn bởi những nơi này sẽ làm mất đi sự trang nghiêm và linh thiêng trong thờ cúng.
- Điều lưu ý đặc biệt gia chủ cần ghi nhớ đó chính là không nên đặt quá nhiều tượng, hình ảnh Phật trong nhà mà tối đa chỉ nên đặt 3 vị. Đồng thời nếu đặt 3 vị thần, gia chủ phải chọn đặt đồng bậc đồng cấp.
Các vật phẩm về Phật Di Lặc là vật phẩm phong thuỷ, thế nên cần chú trọng cách thờ
Cách thỉnh tượng Phật Di Lặc về nhà đúng nhất
1. Theo quan điểm phật giáo
Theo pháp sư Tịnh Không "Chính tượng Phật, Bồ Tát vì chúng ta mà khai quang".
Phật giáo tin rằng Phật Bồ Tát hiện diện ở khắp mọi nơi. Việc thỉnh Phật Di Lặc chủ yếu dựa trên tâm và lòng thành khi thờ cúng. Gia chủ chỉ cần chọn một vị trí tôn quý, linh thiêng để đặt thờ tượng Phật.
2. Theo tín ngưỡng nhân gian
Gia chủ muốn an tâm hơn có thể thỉnh tượng Phật từ chùa về. Còn không, bạn có thể chọn mua tượng ở nơi uy tín, sau đó tiến hành gửi tượng vào chùa. Sau đó, chọn một ngày tốt lành làm lễ khai quang theo các bước sau:
1. Thỉnh Phật Di Lặc về nhà và nhờ nhà sư hoặc thầy tu có kinh nghiệm chọn ngày giờ tốt để làm lễ khai quang điểm nhãn.
2. Trong thời gian tượng Phật Di Lặc ở chùa, chuẩn bị bàn thờ và vị trí đắc địa để đặt tượng.
3. Sau khi nhà sư làm lễ khai quang, chọn ngày tốt để làm lễ an vị cho Ngài.
4. Đặt tượng Phật Di Lặc hướng Đông, hướng mặt trời mọc, vì Đức Phật thường chọn hướng này để thiền định giác ngộ.
Cách thỉnh tượng Phật Di Lặc về nhà đúng nhất
Nên treo tranh, đặt tượng Phật Di Lặc ở đâu trong nhà?
Hình ảnh phật Di Lặc mang lại niềm vui và tài lộc cho gia chủ nhưng để phát huy được hết tác dụng thì ta cần bài trí tranh, tượng đúng theo phong thủy vừa để thể hiện sự tôn kính với ngài vừa để mang tới nhiều tài lộc.
Dưới đây là một số vị trí treo tranh và đặt tượng mà mọi người nên tham khảo:
1. Treo tranh và đặt tượng ở cung Sinh Khí
Cung Sinh Khí là trong tám hướng của Bát Trạch, là vị trí tốt nhất để thu hút tài lộc, danh tiếng và thăng quan phát tài giúp chủ nhân có nhiều may mắn, sức khỏe và đạt nhiều thành công trong cuộc sống.
2. Treo tranh và đặt tượng ở Cung Thiên Lộc
Đối với những người đang nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong cơ quan hoặc các chính trị gia thì nên treo tranh hoặc đặt tượng Phật Di Lặc ở Cung Thiên Lộc (hướng Đông Nam) trong văn phòng hay bàn làm việc.
3. Treo tranh và đặt tượng ở phía Đông
Trong cuộc sống gia đình không thể tránh những lúc mâu thuẫn khiến các thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng.
Vì thế nhiều gia đình tin rằng treo tranh Phật Di Lặc hoặc đặt một bức tượng Phật Di Lặc bằng gỗ ở phía Đông sẽ giúp hóa giải rắc rối, gắn kết các thành viên trong gia đình.
4. Treo tranh và đặt tượng Phật Di Lặc trong phòng làm việc
Khi treo tranh hay đặt tượng Phật trong phòng làm việc hoặc phòng học sẽ giúp bạn luôn đỗ đạt, thành công trong công việc cũng như việc học hành.
Ngoài ra, nụ cười hiền lành của tượng Phật tạo ra sự bình an, xua tan những căng thẳng của cuộc sống. Nhờ thế, bạn có thể tập trung và nâng cao hiệu quả làm việc hơn.
Phật Di Lặc hợp mệnh gì, tuổi gì?
Theo quan niệm dân gian, Phật Di Lặc không kỵ tuổi nào và hợp với tất cả các mệnh. Trong đó, những gia chủ mang mệnh Thổ sẽ có thể sử dụng tượng Phật Di Lặc để mang tới may mắn, sự thịnh vượng cho gia đình.
Một số năm sinh thuộc mệnh Thổ phù hợp để thỉnh tượng Phật Di Lặc bao gồm: Canh Ngọ (1930, 1990), Tân Mùi (1931, 1991), Mậu Dần (1938, 1998), Kỷ Mão (1939, 1999), Bính Tuất (1946, 2006), Đinh Hợi (1947, 2007), Canh Tý (1960, 2020), Tân Sửu (1961, 2021).
Tuy nhiên, để tăng thêm sự may mắn và vượng khí, gia chủ có thể tham khảo một số thông tin sau:
Mệnh Thổ
Gia chủ mang mệnh Thổ nên chọn lựa những tượng Phật Di Lặc có màu vàng và màu nâu.
Mệnh Kim
Nên chọn tượng Phật Di Lặc làm từ chất liệu đá là phù hợp nhất, tiếp đến là chất liệu đồng và bạc. Một số màu sắc tượng Phật Di Lặc hợp với mệnh Kim bao gồm trắng, xám, ghi, vàng kim.
Mệnh Mộc
Nên chọn tượng Phật Di Lặc làm từ gỗ hoặc đá. Một số màu sắc tượng Phật Di Lặc hợp với mệnh Mộc bao gồm xanh lá cây, xanh nước biển, đen.
Mệnh Thủy
Nên chọn tượng Phật Di Lặc làm từ kim loại hoặc đá. Một số màu sắc tượng Phật Di Lặc hợp với mệnh Thủy bao gồm đen, xanh dương, trắng.
Mệnh Hỏa
Nên chọn tượng Phật Di Lặc làm từ gỗ hoặc đá. Một số màu sắc tượng Phật Di Lặc hợp với mệnh Hỏa bao gồm đỏ, cam, vàng.
Ngày Vía Phật Di Lặc Là Ngày Mấy?
Ngày 01-01 Âm Lịch hàng năm là ngày thánh đản của Ngài.
Vào ngày này, quý Phật tử đi viếng cảnh chùa, cầu nguyện, thắp nhang cầu cho gia đạo bình an, xin lộc thường thấy các chùa treo câu chúc "Mừng xuân Di Lặc".
Văn khấn Phật Di Lặc
Việc khấn Phật phần nào giúp con người có thêm động lực thực hiện mong ước nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào nỗ lực của chính bản thân. Bạn có thể tham khảo các mẫu văn khấn sau đây và điều chỉnh theo tâm nguyện.
1. Văn khấn thỉnh Phật Di Lặc về thờ tại ban Thần Tài
Tham khảo văn khấn Phật Di Lặc về thờ tại ban Thần Tài sau:
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là: …………… Tuổi: …………… Ngụ tại: ……………
Hôm nay là ngày …… tháng …… năm …… (Âm lịch).
Con xin mời các vị về tại: ………………………………………
Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần. Kim ngân con xin được nhờ ngài Hoàng Thiên Hậu phân chia cho các ngài phù hợp và công bằng.
Riêng ngài Thần Tài con có chuẩn bị 1 xấp riêng (có thể 2, 3, 4 tùy gia chủ). Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án.
Chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì gia đình con an vạn sự tốt lành, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con cũng xin ngài phù hộ độ trì làm ăn phát đạt, điều lành mang đến, điều dữ tống đi.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì. Chúng con người trần mắt thịt, có điều chi sơ suất cúi xin các ngài rộng lượng tha thứ.
Phục duy cẩn cáo!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
2. Văn khấn Phật Di Lặc cầu bình an
Tham khảo bài văn khấn Phật Di Lặc cầu bình an sau:
Nam Mô Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần, 3 lạy)
Con kính lạy Đức Phật Di Lặc Bồ Tát, vị thánh hiền mang trong mình biểu tượng của sự hạnh phúc và lòng từ bi vô ngần.
Tín chủ con là: …………… Tuổi: …………… Ngụ tại: ……………
Hôm nay là ngày …… tháng …… năm …… (Âm lịch).
Tín chủ con dâng lên ngài tâm thành kính phục và lòng tin chân thành, xin Ngài ban cho chúng con sức khỏe dẻo dai, tinh thần minh mẫn và trí tuệ sáng suốt.
Xin Ngài phù hộ cho gia đình con luôn tràn ngập hạnh phúc và an lành, che chở cho chúng con giữa những khó khăn và thách thức, hãy dẫn dắt chúng con trên con đường của lòng từ bi và nhân ái.
Xin Ngài độ trì cho chúng con luôn được bình an và hạnh phúc, điều lành mang đến, điều dữ tống đi.
Tín chủ con dâng lên Đức Phật Di Lặc Bồ Tát lòng thành kính và lòng biết ơn vô bờ bến.
Nam Mô Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần, 3 lạy)
3. Văn khấn Phật Di Lặc cầu xin vạn sự như ý
Tham khảo bài văn khấn Phật Di Lặc cầu xin vạn sự như ý sau:
Nam Mô Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Phật Di Lặc Bồ Tát, vị thánh hiền mang trong mình biểu tượng của sự hạnh phúc và lòng từ bi vô ngần.
Tín chủ con là: …………… Tuổi: …………… Ngụ tại: ……………
Hôm nay là ngày …… tháng …… năm …… (Âm lịch).
Tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Cửa hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.
Cúi xin Đức Phật Di Lặc Bồ Tát không rời bản nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được anh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đông, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam Mô Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần, 3 lạy)
Lala Shop chuyên bán và thiết kế tranh Phật Di Lặc chất lượng cao uy tín tại TP.HCM
Bạn có muốn sở hữu ngay những bức tranh Phật Di Lặc đẹp và ý nghĩa nhất không? Lala Shop chuyên bán tranh treo tường chất lượng cao ở TP. HCM.
Tại đây có những mẫu tranh vô cùng đa dạng, với màu sắc, họa tiết sống động và chân thực, luôn được cập nhật theo xu hướng mới nhất, với thiết kế độc đáo, nghệ thuật trang trí phù hợp với mọi không gian.
Vì thế khi đến Lala Shop, bạn sẽ dễ dàng tìm được mẫu tranh treo tường Phật Di Lặc ưng ý.
Những bức tranh treo tường đức Phật Di Lặc tại Lala có mẫu mã vô cùng đa dạng
Xem thêm các mẫu tranh Phật Di Lặc đẹp nhất tại Lala
Tranh 1 Tấm Phật Di Lặc Trên Núi Vàng
Link sản phẩm: https://lala.com.vn/tranh-1-tam-phat-di-lac-tren-nui-vang
Tranh 1 Tấm Phật Di Lặc 2
Link sản phẩm: https://lala.com.vn/tranh-1-tam-phat-di-lac-2
Tranh Treo Tường Phật Di Lặc Và Chú Tiểu
Link sản phẩm: https://lala.com.vn/tranh-treo-tuong-tuong-phat-di-lac-va-chu-tieu
Tranh Treo Tường Phật Di Lặc Đứng Dang Tay 2
Link sản phẩm: https://lala.com.vn/tranh-treo-tuong-phat-di-lac-dung-dang-tay-2
Tranh Treo Tường Phật Di Lặc Vàng
Link sản phẩm: https://lala.com.vn/tranh-treo-tuong-phat-di-lac-vang
Hy vọng với những thông tin mà Lala đã chia sẻ ở trên sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về sự tích và ý nghĩa của Đức Phật Di Lặc trong phong thủy để mang lại sự may mắn, tài lộc và thịnh vượng.
Nếu đang tìm kiếm mẫu tranh Phật Di Lặc để mang lại may mắn cho gia đình thì hãy liên hệ ngay Lala Shop để được tư vấn chi tiết bạn nhé!
Thông tin liên hệ:
- Xuất hóa đơn đỏ theo yêu cầu
- 50 Ỷ Lan, Hiệp Tân, Tân Phú, TpHCM
- Mở cửa các ngày thứ 2 - 7 từ 8h - 21h, chủ nhật từ 9h - 18h
- Website: https://lala.com.vn
- Hotline: 028.888.11616 - 028.668.73579 - 0907.160.184 - 0938.760.657
- Nhận giao hàng toàn quốc và thanh toán sau khi nhận hàng.
Từ khóa » Cách Niệm Danh Hiệu Phật Di Lặc
-
Nam Mô Di Lặc Bồ Tát | Nhạc Niệm Phật Vui Tươi - YouTube
-
Cách Niệm Phật Di Lặc - Bí Quyết Xây Nhà
-
Thần Chú Phật Di Lặc Mang Lại Hạnh Phúc Trong Cuộc Sống
-
Ý Nghĩa Danh Hiệu Bồ Tát Di Lặc, Địa Tạng, Vi Đà Hộ Pháp Và Tiêu ...
-
Phật Di Lặc - Xưng Danh Hiệu Phật Như Thế Nào? Xưng Niệm Danh ...
-
NGHI THỨC TỤNG KINH DI LẶC
-
Truyền Thuyết Đức Phật Di Lặc - Báo Giác Ngộ
-
Nam Mô A Di Đà Phật ý Nghĩa Là Gì? Cách Niệm Phật đúng
-
Top 8 Nam Mô Di Lặc Tôn Phật
-
Phật Di Lặc – Thần Chú May Mắn Của Vị Phật Cười Từ Bi
-
Nghi Thức Niệm Phật Hàng Ngày Tại Nhà
-
Di-lặc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Những Câu Niệm Phật Linh Ứng Cầu Bình An Tai Qua Nạn Khỏi