Sư Tử Tuyết – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Tham khảo
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài này có liệt kê các nguồn tham khảo và/hoặc liên kết ngoài, nhưng nội dung trong thân bài cần được dẫn nguồn đầy đủ bằng các chú thích trong hàng để người khác có thể kiểm chứng. Bạn hãy cải thiện bài này bằng cách thêm các chú thích. (August 2015)
Một tượng sư tử tuyết lớn gác cổng vào Cung điện Potala
Một hình xăm sư tử tuyết

Sư tử tuyết (chữ Tạng: གངས་སེང་གེ་; Wylie: Ghang Sying Ghay; tiếng Trung: 瑞獅; bính âm: ruìshī; Hán Việt: thụy sư) là một thần vật của Tây Tạng. Nó đại diện cho sự không sợ hãi, sự hoan hỉ tuyệt đối, phương đông và hành thổ. Nó là một trong tứ linh của vương quốc Shambhala. Nó lang thang trên các ngọn núi và thường được phát họa lông trắng với bờm màu xanh ngọc. Trong cuốn sách "Tứ nhân phẩm" của Rudy Hardewijk, sư tử tuyết được miêu tả lại như sau:

Sư tử tuyết thuộc về miền Đông và đại diện cho niềm vui vô điều kiện, sự tĩnh lặng của tâm hồn và sự thanh thản. Nó có vẻ đẹp và phẩm giá kết quả từ một cơ thể và tâm trí cộng sinh hoàn hảo. Sư tử tuyết sở hữu sự trẻ trung, nguồn năng lượng dồi dào và một ý thức bẩm sinh của niềm vui. Đôi khi, ngai vua của  Đức Phật được tả lại với tám con sư tử tuyết đại diện cho tám đệ tử của Phật đản Bồ Tát. Loài sư tử tuyết gắn với lòng can đảm và sự thống trị của các ngọn núi, và trái đất.

Sư tử tuyết là một loài vật linh thiêng, biểu tượng của quyền lực hoàng tộc trong nhiều nền văn hóa, từ Ai Cập Cổ đại đến Hy Lạp và đế quốc La Mã, ở phía Đông thì là Ba Tư và Ấn Độ. Con sư tử tuyết là người bảo vệ của Đức Phật và thường xuất hiện như một hiện vật mang giá trị nghệ thuật ở mỗi bên của ngai vàng. Cơ thể của con vật có màu trắng như tuyết, trong khi bờm, đuôi và lọn tóc trên chân có màu xanh nước biển hoặc xanh lá cây. Trong khi hầu hết sư tử tuyết được coi như vô tính trong nghệ thuật Phật giáo (không xác định giới tính), thì khi chúng xuất hiện dưới hình thức hai con sư tử đối đầu với nhau như trong quốc kỳ cổ của đất nước Tây Tạng, con bên phải được coi là nam và con nữ ở bên trái.

Hình ảnh hai con sư tử tuyết đối đầu nhau xuất hiện tại vị trí trung tâm của lá cờ cũ của Tây Tạng. Chúng nắm giữ giữa đôi chân trước của mình hai món châu báu. Món đồ ở trên có ba màu tượng trưng cho Tam Bảo của Phật giáo: Phật giáo (Buddha), Pháp luân (Dharma) và Tăng đoàn (Sangha); còn món đồ ở dưới mang hai màu sắc, theo văn hóa Tây Tạng tượng trung cho sự gắn kết giữa dân cư với ý thức cá nhân và sự điều khiển hành vi đạo đức (theo quan điểm Phật giáo là mười đức tính cao nhất và mười sáu cách hành xử với nhân thế). Các giống chó ở Tây Tạng được coi là nguyên mẫu cho linh thú Sư tử tuyết, trong đó có giống chó ngao Tây Tạng (hay còn gọi là ngao Tạng)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình tượng sơ khai Bài viết chủ đề Phật giáo này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Sư_tử_tuyết&oldid=67901204” Thể loại:
  • Sơ khai Phật giáo
  • Thần thoại Phật giáo
  • Văn hóa Tây Tạng
Thể loại ẩn:
  • Bài viết thiếu trích dẫn trong văn bản
  • Bài viết có văn bản tiếng Trung Quốc
  • Tất cả bài viết sơ khai

Từ khóa » Sư Tử Núi Tuyết