Sự Tương Đồng Và Ý Nghĩa Một Số Cờ Các Nước Trên Thế Giới

1. Cờ Mỹ

Đối với người dân Mỹ, lá quốc kỳ có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó biểu thị cho sự tự do, sự hy sinh giành lấy nền độc lập… Theo đó lễ chào cờ có ý nghĩa to lớn cho mỗi công dân Hoa Kỳ vì nó thể hiện lòng trung thành với tổ quốc.

Trên cờ Hoa Kỳ xuất hiện 50 ngôi sao đại diện cho 50 bang của đất nước này, 7 sọc đỏ và 6 sọc trắng xen kẻ nhằm đại diện cho 13 tiểu bang được tuyên bố độc lập đầu tiên trên lãnh thổ Mỹ. Màu đỏ thể hiện lòng dũng cảm, nhiệt huyết; màu xanh là hiện thân của công lý, chân lý, lòng trung thành sâu sắc; còn màu trắng đại diện cho niềm hi vọng trong sáng, tinh khiết, tinh thần kỷ luật của nước này

Ý Nghĩa Cờ Các Nước - Cờ Mỹ
Ý Nghĩa Cờ Các Nước – Cờ Mỹ

2. Cờ Vương Quốc Anh

Quốc kỳ Vương Quốc Anh là hình ảnh 3 lá cờ của các nước (3 vùng đất) Anh, Scotland và Ireland xếp chồng lên nhau.

Trong lá cờ chính có 3 chữ thập chồng chéo lên nhau, trong đó, mỗi chứ thập đại diện cho 1 vị thánh trông nom, bảo vệ mỗi vùng đất trên. Chữ thập giữa lá cờ của Anh – biểu tượng đại diện cho thánh George; dấu chéo trắng nền xanh là cờ Scotland – biểu tượng đại diện cho thánh Andrew; còn dấu chéo màu đỏ là cờ Bắc Ireland – biểu tượng đại diện cho thánh Patrick.

Ý Nghĩa Cờ Các Nước - Cờ Anh
Ý Nghĩa Cờ Các Nước – Cờ Anh

3. Cờ Australia (Úc)

Có thể thấy rõ mối quan hệ giữa Úc và Anh khi nhìn vào Quốc kỳ nước này. Nhìn vào cờ Úc ta thấy hình vẽ Quốc kỳ Anh ở góc trái phía trên. Ngôi sao bảy cánh lớn nhất trên lá cờ đại diện cho 6 tiểu bang độc lập và một khu tự trị ở phía Bắc nước này. Năm ngôi sao màu trắng ở nửa bên phải tiêu biểu cho chòm sao Chữ Thập ở phương Nam.

Quốc kỳ Úc có thiết kế gốc được chọn vào năm 1901, được chọn từ cuộc thi trên toàn thế giới được tổ chức sau khi Liên bang này được thành lập. Lá cờ này đã tung bay lần đầu ở Melbourne vào 3/9/1901. Vào năm 1902, vua Edward VII đã chấp thuận 1 thiết kế có thay đổi khác với cờ gốc. Vài năm sau đó, kích cỡ chính xác quốc kỳ này đã được thay đổi nhiều lần, chưa biết là do cố ý hoặc nhầm lẫn. Đến năm 1934 mới thống nhất cỡ lá cờ như hiện nay, và năm 1954 lá cờ này được sắc luật Nghị viện công nhận là “Quốc kỳ Úc“. Đồng phục bảo hộ tại TPHCM

Y Nghia Co Cac Nuoc Co Uc
Ý Nghĩa Cờ Các Nước – Cờ Úc

4. Cờ Hungary

Lá cờ này lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1848 và chính thức được công nhận là Quốc kỳ của nước Cộng hòa Hungary vào ngày 1 tháng 10 năm 1957. Có 3 dải màu nằm ngang bằng nhau với màu sắc lần lượt từ trên xuống dưới: Màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh, màu trắng tượng trưng cho niềm tin và màu xanh lá cây tượng trưng cho hy vọng.

Y Nghia Co Cac Nuoc Co Hungary
Ý Nghĩa Cờ Các Nước – Cờ Hungary

5. Cờ Italy (Ý)

Lá cờ ba màu Xanh – Trắng – Đỏ được sử dụng làm quốc kỳ Ý, màu sắc của nó được trên mình nhiều ý nghĩa.

– Có một số thì cho rằng, màu xanh lá cây đại diện cho đồng bằng xanh tươi, màu trắng tiêu biểu cho những ngọn núi tuyết phủ và màu đỏ là máu của những chiến sĩ ngã xuống vì nền độc lập của tổ quốc.

– Nhưng một số khác lại dựa trên những phẩm hạnh mang màu sắc tôn giáo: màu xanh lá cây tượng trưng cho hy vọng, màu trắng cho niềm tin, còn màu đỏ thể hiện lòng bao dung nhân ái.

Y Nghia Co Cac Nuoc Co Italy Y
Ý Nghĩa Cờ Các Nước – Cờ Italy Ý

6. Cờ Mexico

Nhìn thoáng qua, có thể bạn không phân biệt được Quốc kỳ của Mexico trông có phần tương tự như Quốc kỳ Ý vì cả hai lá cờ đều có cùng tông màu. Tuy nhiên nếu để ý sẽ thấy sự khác biệt là phần trọng tâm lá cờ, đó là còn chưa nói về quy cách thiết kế. Thiết kế Quốc kỳ Ý có tỉ lệ chiều rộng so với chiều dài là 2:3 còn đối với Quốc kỳ của Mexico có tỉ lệ 4:7.

Ba màu sắc trên lá cờ của Mexico tượng trưng cho màu của đội quân giải phóng Mexico trong cuộc chiến tranh giành độc lập đầy cam go. Còn hình ảnh Quốc huy bạn phân biệt với cờ Ý dựa theo một truyền thuyết cổ của người Aztec. Hình ảnh một con chim đại bàng chân quắp theo một con rắn đậu trên cành cây xương rồng mọc trên một mỏm đá gần hồ nước. Một vị thần của người Aztec đã báo điềm cho người dân bộ tộc này khi thấy con đại bàng mang theo con rắn đậu xuống nơi nào thì đó chính là vùng đất lành để họ xây dựng kinh đô mới, đó là kinh đô Tenochtítlan, nay chính là Thành phố México – thủ đô của đất nước này. Công ty may đồng phục đẹp uy tín

Y Nghia Co Cac Nuoc Co Mexico
Ý Nghĩa Cờ Các Nước – Cờ Mexico

7. Cờ Nhật

Ngày 27/2/1870, lá cờ quốc gia của Nhật Bản có tên gọi chính thức là Nisshoki, mang ý nghĩa “Ánh nắng mặt trời” và cũng được gọi là Hinomaru trong đó có nghĩa là “Vòng tròn của mặt trời”.

Thiết kế cờ của Nhật Bản đơn giản với một vòng tròn màu đỏ trên nền trắng. Màu trắng tượng trưng cho thuần khiết và chính trực, màu đỏ tượng trưng cho sự chân thành và nhiệt tình.

Y Nghia Co Cac Nuoc Co Nhat
Ý Nghĩa Cờ Các Nước – Cờ Nhật

8. Cờ Canada

Hay nổi tiếng với tên gọi: Cờ Lá Phong, thiết kế lá cờ màu đỏ tươi có hình vuông màu trắng ở giữa. Chính giữa là hình chiếc lá phong cách điệu 11 điểm màu đỏ. Nó được thông qua và dùng từ năm 1965 cho tới nay để chính thức thay cờ Liên hiệp của Anh Quốc được dùng trước đó. Phù hiệu đỏ Canada đã được chính thức sử dụng từ những năm 1890 và đã được thông qua bởi sắc lệnh của Hội Đồng “ở bất cứ nơi nào hoặc sự kiện nào cũng có thể làm phất lên một lá cờ đặc trưng của Canada”

Y Nghia Co Cac Nuoc Co Canada
Ý Nghĩa Cờ Các Nước – Cờ Canada

9. Cờ Ba Lan

Quốc kì Ba Lan gồm nửa trên màu trắng và nửa dưới màu đỏ. Trong truyền thuyết của người Ba Lan, vào thế kỉ thứ 6, một người tù trưởng của 1 bộ lạc ở Ba Lan đã tìm thấy tổ của 1 con chim ưng với màu trắng tuyệt đẹp, ông bèn lấy đó làm dấu hiệu xây dựng ở đó một thành lũy. Từ đó về sau, ngôi thành nhỏ này trở thành nơi phát triển của nền văn hóa Ba Lan. Màu trắng do đó tượng trưng cho chim ưng còn màu đỏ tượng trưng cho dân tộc.

Y Nghia Co Cac Nuoc Co Ba Lan
Ý Nghĩa Cờ Các Nước – Cờ Ba Lan

10. Cờ Indonesia

Theo tiếng Indonesia gọi lá cờ là “Sang Merah Putih”, thiết kế lá cờ có hai màu đỏ và trắng tạo thành hai băng ngang bằng nhau. Băng màu đỏ ở trên, băng màu trắng ở dưới. Màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm. Màu trắng tượng trưng cho sự trong sáng, tinh khiết. (Có điều đặc biệt xuất nếu mang 3 lá cờ Indonesia, Monaco và Singapore khi đặt gần nhau sẽ thấy sự tương đồng của cờ các nước này)

Y Nghia Co Cac Nuoc Co Indonesia
Ý Nghĩa Cờ Các Nước – Cờ Indonesia

11. Cờ Cộng Hòa Séc

Quốc kỳ Cộng hòa Séc cũng là quốc kỳ của Tiệp Khắc cũ trước kia. Sau sự giải thể của Tiệp Khắc, lá cờ Tiệp Khắc vẫn được giữa làm cờ của Cộng hòa Séc

Màu trắng và màu đỏ trên lá cờ là hai màu sắc của lá cờ Bohemia, vùng ở miền tây Cộng hòa Séc ngày nay. Lúc đầu lá cờ gồm hai dải màu nằm ngang bằng nhau trắng và đỏ được sử dụng nhưng do trùng với hình ảnh quốc kỳ Ba Lan nên có thêm một hình tam giác màu xanh lam được thêm vào năm 1920, tượng trưng cho xứ Moravia.

Y Nghia Co Cac Nuoc Co Cong Hoa Sec
Ý Nghĩa Cờ Các Nước – Cờ Cộng Hòa Séc

12. Cờ Pháp

Được ra đời trong cuộc Cách mạng năm 1789, khi đó dân quân mở cuộc tấn công phá ngục Bastille ở Paris. Hình ảnh quân lính cách mạng đầu đội mũ xanh dương – đỏ – trắng lúc bấy giờ được lấy làm nền cho màu lá cờ. Quốc kỳ Pháp thiết kế 3 dải dọc màu xanh da trời, trắng, và đỏ tượng trưng cho Tự do – Bình đẳng – Bác ái.

Y Nghia Co Cac Nuoc Co Phap
Ý Nghĩa Cờ Các Nước – Cờ Pháp

Tiếp theo là 4 lá cờ quốc gia có thiết kế khá giống nhau, có liên quan tới nhau khiến bạn “rối óc”

13. Cờ Phần Lan – Đan Mạch – Na Uy – Thụy Điển

  • Phần Lan

Phần màu sắc trên lá cờ biểu hiện các đặc điểm thiên nhiên của đất nước này. Màu xanh lam đại cho bầu trời cao vút và sông hồ sâu thẳm, còn phần màu trắng tượng trưng cho tuyết rơi và những đêm trắng, một hiện tượng thiên nhiên thú vị thường xuất hiện vào mùa hè tại Phần Lan.

  • Cờ Đan Mạch

Là một lá cờ màu đỏ, có hình thập tự màu trắng kéo dài tới các cạnh. Thiết kế hình thánh giá trên cờ thể hiện cho Kitô giáo

Quốc kỳ Đan Mạch được xem là quốc kỳ lâu đời nhất được liên tục sử dụng cho đến nay, Sách kỷ lục Guinness (năm 2010) đã phong cho “Dannebrog” (Tên lá Quốc kỳ) là “quốc kỳ lâu đời nhất thế giới” hiện vẫn còn được sử dụng

  • Cờ Na Uy

Quốc kỳ này là điểm xuất phát cho 2 chữ thập được tách của Quốc kỳ của Đan Mạch và Thụy Điển. Các màu đỏ, trắng và xanh được làm nổi bật lên bởi màu sắc của cuộc Cách mạng Pháp (French Revolution), và biểu tượng của sự tự do.

  • Cờ Thụy Điển

Theo như một truyền thuyết, vào thế kỷ thứ 12, đức vua Eric the Holy của Thụy Điển đã trông thấy một chữ thập màu vàng trên nền trời xanh và từ đó thiết kế ra lá cờ cho riêng mình. Nhưng có người cũng cho rằng chữ thập lá Quốc kỳ của người Thụy Điển có thể chỉ là một bản khác của quốc kỳ Đan Mạch.

Y Nghia Co Cac Nuoc Co Phan Lan Co Na Uy Co Dan Mach Co Thuy-Dien
Ý Nghĩa Cờ Các Nước Cờ Phần Lan – Na Uy – Đan Mạch – Thụy Điển

14. Cờ Đức

Đen, đỏ và vàng (màu gold chứ không phải yellow) trên Quốc kỳ Đức có đặc tả lại đồng phục của binh lính của Đức trong những năm đầu 1800. Những người lính mặc bộ đồ màu đen với viền đỏ và nút áo màu vàng. Đồng phục học sinh tại TPHCM

Y Nghia Co Cac Nuoc Co Duc
Ý Nghĩa Cờ Các Nước – Cờ Đức

15. Cờ Nam Phi

Chữ “Y” trên lá cờ là biểu tượng của sự thống nhất của đất nước này. Thiết kế với màu đen đại diện màu da hay nhân dân, màu xanh lá là tượng trưng cho đất đai màu mỡ của đất nước Nam Phi, màu đỏ, trắng, xanh da trời được đại diện cho những người nhập cư Boer.

Y Nghia Co Cac Nuoc Co Nam Phi
Ý Nghĩa Cờ Các Nước – Cờ Nam Phi

16. Cờ Brazil

Có nền xanh lá mà phía trên là một hình thoi màu vàng lớn đặt ở trung tâm. Một vòng tròn màu xanh được đặt bên trong hình thoi, cùng với 27 ngôi sao màu trắng có kích thước khác nhau, là sự sắp xếp trong hình dạng của chòm sao Phương Nam. Một dòng chữ màu trắng cũng chạy qua các vòng tròn màu xanh, ghi khẩu hiệu của Brasil: Ordem e Progresso (“Trật tự và Phát triển”)

Ý Nghĩa Cờ Các Nước - Cờ Brazil
Ý Nghĩa Cờ Các Nước – Cờ Brazil

Cờ các nước có ý nghĩa thật sâu sắc. Nếu muốn sưu tầm cờ các nước hãy liên hệ cửa hàng chúng tôi để đặt hàng. Đảm bảo giá tốt nhất – chất lượng tốt nhất

Một số hình ảnh sưu tầm từ VnExpress, Google Images

Từ khóa » Hình Lá Cờ Các Nước