SỰ TƯƠNG GIAO GIỮA ĐƯỜNG THẲNG VÀ PARABOL Bài Toán Về ...
Có thể bạn quan tâm
V. Biểu diễn lũy thừa bậc cao qua lũy thừa bậc 1 Thí dụ 5 : Tính giá trị của biểu thức :
SỰ TƯƠNG GIAO GIỮA ĐƯỜNG THẲNG VÀ PARABOL Bài toán về sự tương giao giữa đường thẳng và đường parabol là một chủ đề hay
Cho (C) là đồ thị của hàm số y = f(x) và điểm A(xA ; yA) ta có : A Є (C) <=> yA = f(xA)
A không thuộc (C) <=> yA ≠ f(xA)
Tọa độ điểm chung của đồ thị hàm số y = f(x) và y = g(x) là nghiệm của hệ : y = f(x) và y = g(x)
Do đó : Hoành độ điểm chung của hai đồ thị chính là nghiệm của phương trình f(x) = g(x). Từ đó ta có thể xét được vị trí tương đối giữa hai đường thẳng, vị trí tương đối giữa một đường thẳng và một parabol.
1. Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng
(D) : y = ax + b (a ≠ 0) (D’) : y = a’x + b’ (a’ ≠ 0)
Phương trình hoành độ điểm chung của (D) và (D’) là : (a - a’)x = b’ - b (1) * (D) // (D’) Phương trình (1) vô nghiệm a = a’ và b ạ b’.
* (D) // (D’) <=> Phương trình (1) có vô số nghiệm <=> a = a’ và b = b’. * (D) cắt (D’) tại một điểm <=> Phương trình (1) có một nghiệm <=> a ≠ a’. * (D) ^ (D’) a.a’ = -1.
2.Vị trí tương đối giữa đường thẳng (D) : y = f(x) và parabol (P) : y = g(x).
Hoành độ điểm chung của (D) và (P) là nghiệm phương trình : f(x) = g(x) (2) Phương trình (2) là phương trình bậc hai. Ta thấy :
* (D) và (P) không có điểm chung <=> Phương trình (2) vô nghiệm <=> ∆ < 0. * (D) tiếp xúc với (P) <=> Phương trình (2) có nghiệm duy nhất (nghiệm kép) <=> ∆ = 0.
* (D) cắt (P) tại hai điểm <=> Phương trình (2) có hai nghiệm phân biệt <=> ∆ > 0. Sau đây là một số dạng bài tập về biện luận sự tương giao giữa đường thẳng và parabol.
Dạng 1 : Bài toán chứng minh
Ví dụ : Chứng minh rằng đường thẳng (D) : y = 4x - 3 tiếp xúc với parabol (P) :
y = 2x2 - 4(2m - 1)x + 8m2 - 3.
Giải : Hoành độ điểm chung của (P) và (D) là nghiệm của phương trình :
2x2 - 4(2m - 1)x + 8m2 - 3 = 4x - 3 <=> 2x2 - 8mx + 8m2 = 0
<=> x2 - 4mx + 4m2 = 0.
Ta có ∆’ = 4m2 - 4m2 = 0 với mọi giá trị của m nên parabol (P) luôn luôn tiếp xúc với đường thẳng (D).
Dạng 2 : Bài toán tìm điều kiện
Ví dụ : Cho đường thẳng (D) : y = 2(m - x) và parabol (P) : y = -x2 + 2x + 4m. a) Với giá trị nào của m thì (D) tiếp xúc với parabol (P).
b) Với giá trị nào của m thì (D) cắt (P) tại hai điểm phân biệt A và B. Tìm tọa độ giao điểm A và B khi m = -3/2.
Giải : a) Hoành độ điểm chung của (P) và (D) là nghiệm phương trình :
-x2 + 2x + 4m = 2(m - x) <=> x2 - 4x - 2m = 0 (3)
Đường thẳng (D) tiếp xúc với parabol (P) <=> Phương trình (3) có nghiệm kép <=> ∆’ = 0 <=> 4 + 2m = 0 <=> m = -2.
b) (D) cắt (P) tại hai điểm <=> Phương trình (3) có hai nghiệm phân biệt <=> ∆’ > 0 <=> 4 + 2m > 0 <=> m > -2.
Từ đó suy ra tọa độ giao điểm A, B của (D) và (P) là :
Dạng 3 : Xác định tọa độ tiếp điểm.
Ví dụ : Cho parabol (P) : y = x2 - 2x - 3. Tìm các điểm trên (P) mà tiếp tuyến của (P) tại điểm đó song song với đường thẳng (D) : y = -4x.
Giải : Gọi đường thẳng tiếp xúc với (P) là (d).
Do (d) song song với (D) nên (d) có dạng y = -4x + b (b ≠ 0) Hoành độ điểm chung của (P) và (d) là nghiệm phương trình : x2 - 2x - 3 = -4x + b
<=> x2 + 2x - 3 - b = 0 (4)
Ta thấy : (d) tiếp xúc với (P) <=> Phương trình (4) có nghiệm kép <=> Ẃ’ = 0 <=> 4 + b = 0 <=> b = -4. Khi đó, nếu gọi điểm A(x0 ; y0) là tiếp điểm của (P) và (d) thì ( do A Є (P) và A Є (d)) ta có hệ phương trình :
Vậy tiếp điểm cần tìm là A(-1 ; 0).
Dạng 4 : Lập phương trình tiếp tuyến.
Ví dụ : Cho đường thẳng (D) : y = ax + b. Tìm a và b biết :
a) Đường thẳng (D) song song với đường thẳng 2y + 4x = 5 và tiếp xúc với parabol (P) : y = -x2.
b) Đường thẳng (D) vuông góc với đường thẳng x - 2y + 1 = 0 và tiếp xúc với parabol (P) : y = -x2.
c) Đường thẳng (D) tiếp xúc với parabol (P) : y = x2 - 3x + 2 tại điểm C(3 ; 2).
Giải : a) Ta có 2y + 4x = 5 <=> y = -2x + 5/2. (D) song song với đường thẳng 2y +
4x = 5 nên (D) có dạng : y = -2x + b (b ≠ 5/2).
Theo cách làm của dạng 2 ta tìm được b = 1/4. Vậy đường thẳng (D) có phương trình là y = - 2x + 1/4.
b) Ta có x - 2y + 1 = 0 <=> y = 1/2x + 1/2.
(D) vuông góc với đường thẳng có phương trình là x - 2y + 1 = 0 <=> a.1/2a = -1 <=> a = -2.
Suy ra (D) : y = -2x + b.
Theo cách làm của dạng 2, ta tìm được b = 1. Vậy đường thẳng (D) có phương trình là y = -2x + 1.
c) Ta có : C(3 ; 2) Є (D) <=> 2 = 3a + b <=> b = 2 - 3a. Khi đó phương trình của (D) có dạng : y = ax + 2 - 3a.
Theo cách làm của dạng 2 ta tìm được a = 3 và suy ra b = -7. Vậy đường thẳng (D) có phương trình là : y = 3x - 7.
Dạng 5 : Xác định parabol.
Ví dụ : Xác định parabol (P) : y = ax2 + bx + c thỏa mãn :
b) (P) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 2 và cắt đường thẳng (D) : y = x - 1 tại hai điểm có hoành độ là 1 và 3.
Giải : a) (P) đi qua hai điểm (0 ; -1) và (4 ; -5)
Do đó parabol (P) là đồ thị của hàm số y = ax2 - (1 + 4a)x - 1.
Hoành độ điểm chung của (D) và (P) là nghiệm phương trình : ax2 - (1 + 4a)x - 1 = -5x + 15
ax2 - 4(a - 1)x - 16 = 0 (5)
Đường thẳng (D) tiếp xúc với parabol (P) <=> Phương trình (5) có nghiệm kép <=> ∆’ = 0 <=> 4(a - 1)2 - 16a = 0
<=> (a + 1)2 = 0 <=> a = -1. Do đó : a = -1 ; b = 3 và c = -1.
Vậy (P) là đồ thị hàm số y = -x2 + 3x - 1.
b) Parabol (P) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 2 nên (P) đi qua điểm (0 ; 2). (P) cắt đường thẳng (D) : y = x - 1 tại hai điểm có hoành độ là 1 và 3 <=> Giao điểm của (P) với đường thẳng (D) là : (1 ; 0) và (3 ; 2).
Vậy parabol (P) đi qua ba điểm (0 ; 2) ; (1 ; 0) và (3 ; 2) khi và chỉ khi
Do đó a = 1 ; b = -3 và c = 2
TOÁN TUỔI THƠ 24
Từ khóa » Sự Tương Giao Giữa đường Thẳng Và Parabol Lớp 9
-
Sự Tương Giao Giữa đường Thẳng Và Parabol - Toán 9
-
Tương Giao Giữa Parabol (P) Và đường Thẳng (d)
-
Sự Tương Giao Giữa đường Thẳng Và Parabol - Lớp 9 - Luyện Tập 247
-
14 Bài Tập Sự Tương Giao Giữa đường Thẳng Và Parabol Có đáp án
-
SỰ TƯƠNG GIAO GIỮA ĐƯỜNG THẲNG VÀ PARABOL
-
Lý Thuyết Sự Tương Giao Giữa đường Thẳng Và Parabol Toán 9
-
Bài Toán Tương Giao đường Thẳng Và Parabol
-
ĐS-Chuyên đề 20 . VỊ TRÍ TƯƠNG GIAO GIỮA PARABOL VÀ ...
-
Lý Thuyết Tương Giao Giữa đường Thẳng Và Parabol
-
Trắc Nghiệm Sự Tương Giao Giữa đường Thẳng Và Parabol (nâng Cao ...
-
Trắc Nghiệm Sự Tương Giao Giữa đường Thẳng Và Parabol Có đáp án
-
Sự Tương Giao Giữa đường Thẳng Và Parabol
-
Chuyên đề: Tương Giao Giữa đường Thẳng Và Parabol - Toán Lớp 9
-
Chuyên đề Phương Trình Bậc Hai - Tương Giao Giữa Parabol Và ...