SƯ VẢI BÁN KHOAI Giang Day LUC TU DI DA
Có thể bạn quan tâm
SƯ VẢI BÁN KHOAI
giảng dạy LỤC TỰ DI ĐÀ
Tìm hiểu đi con, Pháp Vô Vi
Sáu chữ Di Đà, rán học đi
Bao nhiêu Bộ Pháp nằm trong đó
Ráng học đi con, ắt thăng hoa.
Di Đà Lục Tự, sáu câu
Giải ra sáu nghĩa, sửa Tâm tu hành
Bấy lâu chẳng biết cho rành
Nay Thầy chỉ rõ lý chơn đặng tường.
Di Đà hãy niệm cho thường
Đó là Sáu Báu, rán đem vào lòng
Tìm đâu Sáu Nghĩa cho xong
Đặng mà Sửa Tánh, Trụ Tâm cho mình.
Nhớ ghi Sáu Chữ cho minh
Niệm thì tầm nghĩa, đặng thì làm theo
Trước trừ Sáu Quỷ đùm đeo
Sau là trừ khử Thất Tình vấn vương.
Chữ NAM, giải nghĩa cho tròn
Niệm thì diệt Hỏa ở Tâm vậy mà
Thường thường Tánh Nóng của Ta
Phải mau vụt tắt, lần lần bỏ đi.
Chữ MÔ, cũng rán làm y
TÂM không thanh tịnh thường gây nợ nần
Ráng mà trau sửa ân cần
TÂM không có PHẬT, đó là Quỉ Ma
Niệm thì tìm nghĩa cho ra
Không gây, không tạo, đó là chử MÔ
NAM MÔ diệt hỏa hư vô
Tâm phàm dứt bỏ, theo lòng HOÀNG THIÊN.
Chữ A, phải giữ cho nguyên
KHÍ định nơi Thận, giữ cho đủ đầy
Nghĩa đừng dâm dục, tạo gây
Đông con, nhiều vợ, hao mòn thân ta.
Chữ DI, phải giữ đó mà
Ba báu, TINH, KHÍ với THẦN, đừng hao
Muốn tìm Ba Báu làm sao?
Ta bỏ Hờn Giận, Ghét ghen phải chừa.
Ân cần tu luyện sớm trưa
Chớ ham Danh Vị, Giàu Nghèo lo chi
Nếu ai giữ đặng cho y
Thì là khỏi bịnh, Trường Sanh tới già.
Lại thêm cái nghĩa chữ ĐÀ
Tấm lòng sáng suốt phá mê cuộc trần
Ráng mà trau sửa ân cần
Tâm Phàm dứt bỏ, Độc Sâu phải chừa.
Ân cần dồi luyện sớm trưa
Thì là đúng nghĩa, khỏi sai, khỏi lầm
Chữ PHẬT là TÁNH, là TÂM
Hãy đem trí não mà tầm cho ra
Đó là Phật, chẳng có xa
Tâm cho bình định, cõi Tiên được về.
Niệm thì phải phá Tánh Mê
Tâm đừng vọng quấy, gìn lòng Từ Bi
Niệm thì ráng nhớ làm y
Của Thầy Sư Vải, đặng mà làm theo.
Niệm Phật chẳng luận giàu nghèo
Không tốn tiền bạc, mà sau an nhàn
Niệm Phật sớm tối ân cần
Ngày đêm siêng niệm, có ngày siêu sanh.
Niệm Phật đừng có đua tranh
Theo đời duy vật hao mòn thân ta.
Niệm Phật khỏi đọa yêu ma
Khuyên trần ráng niệm nơi TÂM cho thường
Niệm Phật khỏi đọa vấn vương
Thường thường xét lỗi của Ta hằng ngày.
Niệm Phật, nợ thế đừng vay
Nợ trần ráng trả, có ngày thảnh thơi.
Trả rồi sau đặng vui chơi
Hiệp cùng Tiên Phật, Tớ Thầy âu ca
Đò Trí Huệ buông neo tìm Bến Giác
Chứa đầy khoang thơm ngát chữ TỪ BI
Ai muốn mua, xin mời bước xuống đò
Niệm Sáu Chữ A Di Đà mới bán
Đò tuy nhỏ, nhưng chở oằn Đại Lượng
Khỏe tay chèo, dù đã tám mươi
TÂM Chánh giác, bao nhiêu người có được?
Duyên gặp gỡ, xin mời qua bể khổ
Đắc Đạo quả, đường dài không ngại khó
THAM, SÂN SI, trút bỏ, SẮC là KHÔNG
THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN, mau thoát khỏi vòng
Qua BẾN GIÁC, bước lên bờ cõi Phật.
HẾT
Ý NGHĨA LỤC TỰ DI ĐÀ . ****** Hiện nay, sự văn minh tiến bộ của PHẬT PHÁP ngày một tiến triển. Chúng sanh ngày càng thức tâm, và thấy rõ phải tìm một lối thóat cho chính mình. Tại sao phải niệm Phật ? Nguyên lý của NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT tác dụng như thế nào ? Các bạnh cùng chúng tôi tìm hiểu : - Chúng ta khai khẩu niệm NAM, âm vang bắt đầu đó như tiếng chuông tập trung nơi chân mày. Âm chữ MÔ tập trung nơi bộ đầu . Cái ngân chữ A nằm giữa 2 trái cật . Âm Di quy vào trung tâm cái ngực. Chữ Đà phát quang bao trùm tất cả thể xác . PHẬT quy hội nơi rún. Vậy rún là nơi nào ? tứ hải quy gia .Phật chung một nhà. Mình biết chuyện của chính mình là biết tất cả. Cho nên có câu kệ : NAM mô thập phương Nam lửa Bính Đinh MÔ chỉ rõ vật vô hình A Nhâm Quý gồm nơi thận DI giữ gìn 3 báu linh TINH KHÍ THẦN ĐÀ ấy sắc vàng bao trùm tất cả PHẬT hay thanh tịnh ở nơi mình .Do vậy, chúng ta hiểu cái nguyên lý nầy, tự động chúng ta niệm PHẬT, đó là đường duy nhất để tìm về nguồn cội..., nếu không dám nói là vãng sanh miền Cực Lạc... Phật tử TỪ TÂM ĐẠO sưu tầm.
A-di-đàBách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pho tượng Phật A-di-đà khổng lồ ở Kamakura, tỉnh Kanagawa, Nhật BảnA-di-đà hay A Di Đà (zh. 阿彌陀) là danh từ phiên âm có gốc từ hai chữ trong tiếng Phạn: amitābha và amitāyus. Amitābha dịch nghĩa là "vô lượng quang" - "ánh sáng vô lượng"; amitāyus có nghĩa là "vô lượng thọ" - "thọ mệnh vô lượng".
Đây là tên của một vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Đại thừa. A-di-đà trụ trì cõi Cực lạc (sa. sukhāvatī) ở phương Tây. Phật A-di-đà được tôn thờ trong Tịnh độ tông tại Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Tây Tạng, tượng trưng cho Từ bi và Trí huệ.
Trong lịch sử đạo Phật, việc tn xưng A-di-đ l một mốc pht triển quan trọng. Php niệm A-di-đ l một cch tu dưỡng mới của Phật tử, khng phải trải qua v số kiếp. Đy l cch tu dưỡng dựa vo Tha lực, dựa vo đại nguyện của một vị Phật-một php tu "nhanh chng, dễ dng" hơn chứ khng phải dựa vo tự lực của chnh mnh. Đ l php tu nhất tm niệm danh hiệu "Nam-m A-di-đ Phật" lc lm chung để đượcLục tự Di-Đà: theo CAO ĐÀI TỰ ĐIỂN
六字彌陀
- A: Six words of Amitabha.
P: Six mots d'Amitabha.
Lục: Sáu, thứ sáu. Tự: chữ. Di-Đà: Đức Phật A-Di-Đà.
Lục tự Di- Đà là sáu chữ: | Nam mô A-Di-Đà Phật, |
hay | Nam mô A-Mi-Ta-Ba. |
(A-Mi-Ta-Ba là phiên âm của chữ Phạn, Trung hoa và Việt Nam dịch là: A-Di-Đà Phật).
Lục tự Di Đà là sáu chữ niệm danh Đức Phật A-Di-Đà mà người tín đồ Phật giáo Tịnh Độ Tông luôn luôn trì niệm, để cầu sự hộ trì của Đức Phật A-Di-Đà ở cõi CLTG.
Nam mô A-Di-Đà Phật có nghĩa là: đầu cúi lạy Đức Phật A-Di-Đà, hay đầu cúi lạy Vô Lượng Quang Phật.
Phái tu Pháp Lý Vô Vi do Cụ Đỗ Thuần Hậu sáng lập dạy tu thiền định, cũng niệm Lục tự Di-Đà, để khai mở sáu Luân xa trong cơ thể con người.
Khi niệm thì niệm trong tâm, chớ không niệm thành tiếng vì hao Khí, niệm một cách sốt sắng, không bị chi phối lo ra, giữ tâm thanh tịnh, thì sáu chữ nầy sẽ làm rung động bản thể, phát ra các luồng sóng điện chạy quanh sáu luân xa, nhờ đó, sáu luân xa từ từ khai mở, sau cùng sẽ giúp hành giả đạt được Lục thông.
Khi niệm thì phải niệm trong tâm, miệng thì ngậm lại, răng kề răng, lưỡi co lên, để cho hai mạch Nhâm Đốc giao nhau, làm cho luồng điển trong cơ thể chuyển động liên tục, không bị thoát ra ngoài theo cửa miệng.
Niệm Lục Tự trong Hội Ái Hữu PLVVKHHBPP của Ông Tám Lương Sĩ Hằng
Co lưỡi, răng kề răng, miệng ngậm, dùng ý niệm trên đỉnh đầu Nam Mô A Di Ðà Phật.
Niệm liên tục càng nhiều càng tốt. Có thể Niệm Phật bất cứ lúc nào trong lúc đi, đứng, nằm, không bắt buộc phải nhắm mắt.
Nếu thuận tiên, có thể ngồi như lúc công phu, nhắm mắt niệm Phật.
Lục Tự Niệm Phật :Niệm Nam Mô A Di Đà Phật
Video-Ergebnisse zu Lục tự Di Đà
|
|
Video Tham Quan Thanh Dia Tay Ninh 1 2 3 4 5 6 7 8
Từ khóa » Giải Nghĩa Lục Tự Di đà
-
GIẢI NGHĨA LỤC TỰ DI ĐÀ - MƯỜI BI - YouTube
-
GIẢI NGHĨA LỤC TỰ DI ĐÀ DIỄN NGÂM TRẦN THỊ BI XƯA TÍN ĐỒ ...
-
GIẢI NGHĨA LỤC TỰ DI ĐÀ : Cô Trần Kim Lợi Phụng Ngâm - YouTube
-
Ý Nghĩa Lục Tự Di Đà: "Nam Mô A Di Đà Phật" - Nhịp Cầu Tâm Giao
-
Lục Tự Danh Hiệu Phật Nam Mô A Di Đà Phật - .vn
-
LỤC TỰ DI ĐÀ - Chùa Thọ Vực
-
Lục Tự Di Đà - Nam Mô A Di Đà Phật - Thơ - Phật Pháp Ứng Dụng
-
A Di Đà Phật - Cực Lạc Quốc Độ - LỤC TỰ DI ĐÀ VÔ BIỆT NIỆM ...
-
SƯ VẢI BÁN KHOAI Giảng Dạy LỤC TỰ DI ĐÀ Tìm Hiểu đi Con, Pháp ...
-
Chấn Động Lực Của Nam Mô A Di Đà Phật - Blog Jolicoeur - Jimdo
-
Ý Nghĩa Của Câu "Nam Mô A Di Đà Phật" - Thiền Phật Giáo
-
Nam Mô A Di Đà Phật - Ý Nghĩa ít Ai Biết Về Câu Niệm Này - Lôi Phong
-
A-di-đà – Wikipedia Tiếng Việt