Sữa Bò Cho Trẻ Em - Dùng Thế Nào Cho Hợp Lý?
Ảnh minh họa. Nguồn: homenaturalcures.com
Trẻ dưới 1 tuổi không thể tiêu hóa sữa bò một cách dễ dàng và trọn vẹn như sữa công thức. Ngoài ra, sữa bò với hàm lượng protein và muối khoáng cao có thể trở thành gánh nặng cho thận chưa trưởng thành ở trẻ nhỏ.
Thêm vào đó, hàm lượng sắt, vitamin C và một số chất dinh dưỡng khác trong sữa bò cũng không đáp ứng được nhu cầu của bé. Sữa bò thậm chí có thể gây thiếu máu thiếu sắt ở một số trẻ vì protein của nó có thể kích thích lớp niêm mạc dạ dày và ruột, làm mất một lượng máu nhỏ vào phân. Sữa bò cũng không chứa các loại chất béo có lợi nhất cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo không cho trẻ dưới 12 tháng tuổi dùng sữa bò đều đặn như đồ uống chính. Tuy nhiên, có thể bắt đầu dùng một lượng nhỏ sữa bò để trộn vào đồ ăn khi bé được 9 tháng tuổi.
Chọn sữa béo hay sữa gầy?
Khi bé đã ngoài 1 tuổi, cha mẹ có thể cho con dùng sữa bò nguyên kem kết hợp với chế độ ăn dặm cân đối (ngũ cốc, rau quả, dầu và thịt cá). Nên cho bé dùng sữa bò nguyên kem tới khi được 2 tuổi vì trẻ ở độ tuổi này rất cần năng lượng từ chất béo để tăng trưởng và phát triển não. Ngoài việc giúp bé tăng cân bình thường, chất béo trong sữa còn giúp cơ thể hấp thu vitamin A và D tốt hơn. Trẻ trên 12 tháng nhưng còn bú mẹ 2-3 lần một ngày và uống sữa công thức thì không cần uống sữa bò.
Nếu bé thừa cân, có nguy cơ béo phì, hoặc gia đình có tiền sử béo phì, huyết áp cao hay bệnh tim mạch, bác sĩ có thể khuyến cáo cho bé dùng sữa giảm béo (2% chất béo) ngay sau sinh nhật lần thứ nhất.
Sau 2 tuổi, tùy theo cân nặng của trẻ, gia đình có thể chọn cho bé dùng sữa toàn phần hoặc sữa giảm béo.
So sánh mức năng lượng và chất béo trong 1 cốc sữa bò 240 ml các loại
Loại sữa | Năng lượng | Chất béo |
Sữa toàn phần | 150 kcal. | 8 g |
Sữa 2% chất béo | 120 kcal. | 4,5 g |
Sữa 1% chất béo | 100 kcal. | 2,5 g |
Sữa gầy | 80 kcal. | 0 g |
Uống bao nhiêu?
Sữa thường được coi là thành phần quan trọng trong khẩu phần ăn lành mạnh của trẻ, vì nó cung cấp vitamin A, D, B12, canxi, kali, protein. Trẻ uống sữa thường ít uống các loại nước kém bổ dưỡng khác như nước quả, nước ngọt. Các chuyên gia y tế khuyến cáo cho trẻ 2-8 tuổi uống 2 cốc sữa mỗi ngày và trẻ 9-18 tuổi uống 3 cốc sữa mỗi ngày. Với trẻ không uống sữa bò, cha mẹ có thể khuyến khích bé dùng các chế phẩm sữa như phô-mai, sữa chua hoặc các thực phẩm giàu canxi và vitamin D khác.
Trẻ nhỏ uống quá nhiều sữa bò dễ thiếu máu thiếu sắt
Một nghiên cứu của Canada tiến hành gần đây trên trẻ em 2-5 tuổi cho thấy, mỗi cốc sữa bò 250 ml làm tăng hàm lượng vitamin D trong máu lên 6,5% nhưng đồng thời lại làm giảm lượng feriritin (protein chứa sắt) trong máu xuống 3,6%. Trẻ uống quá nhiều sữa có thể bị thiếu sắt và 2 cốc sữa mỗi ngày là đủ để duy trì hàm lượng vitamin D mà không ảnh hưởng tới lượng ferritin huyết thanh. Điều này cũng trùng hợp với khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trẻ có màu da sẫm hơn vẫn phải bổ sung vitamin D trong những tháng mùa đông để duy trì dự trữ vitamin D.
Vitamin D và sắt là những chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vitamin D giúp tăng cường hấp thu canxi, phòng ngừa bệnh còi xương cũng như các bệnh mạn tính đường hô hấp, tim mạch và bệnh tự miễn. Sắt cần thiết cho sự phát triển của não bộ ở trẻ nhỏ. Thiếu sắt đơn thuần hoặc thiếu máu thiếu sắt có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển tinh thần vận động của trẻ.
Dị ứng sữa và bất dung nạp đường lactose
Dị ứng với sữa bò, hay nói chính xác hơn là dị ứng với protein sữa bò, khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Trong những tuần đầu tiên ngay sau khi tiếp xúc với sữa bò, trẻ có thể có các biểu hiện dị ứng ở da như viêm da cơ địa, sưng môi và mắt, nổi mề đay. Bất thường ở hệ tiêu hóa bao gồm nôn trớ, tiêu chảy hoặc táo bón, máu trong phân. Trẻ có thể có biểu hiện ở đường hô hấp như sổ mũi, ho, khò khè. Trường hợp nặng có thể xảy ra sốc phản vệ. Khi được chẩn đoán dị ứng protein sữa bò, cha mẹ cần tránh dùng sữa và các chế phẩm sữa cho tới khi bé thoát khỏi tình trạng dị ứng (thường là khi bé được 3-5 tuổi). Chú ý bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D khác vào khẩu phần ăn của bé.
Bất dung nạp đường lactose (không có khả năng tiêu hóa đường lactose trong sữa bò) là tình trạng phổ biến hơn nhưng có thể bị nhầm với dị ứng protein sữa. Trẻ chịu được một số chế phẩm sữa nhưng thường bị sinh hơi, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, chướng bụng khi uống quá nhiều sữa, ăn nhiều phô-mai hay kem. Khi được chẩn đoán không dung nạp lactose, trẻ cần tuân thủ chế độ ăn nghèo lactose trong vài tuần, nghĩa là tránh hoàn toàn sữa bò và các chế phẩm sữa. Trẻ có thể quay lại chế độ ăn bình thường theo hướng dẫn của bác sĩ..
Từ khóa » Sữa Bò
-
Sữa Thực Vật Và Sữa Bò: Loại Nào Tốt Cho Bạn? | Vinmec
-
Uống Sữa Bò Có Tốt Không?
-
Tác Hại Của Sữa Bò: Nên Hay Không Bỏ Sữa Khỏi Chế độ Dinh Dưỡng?
-
7 Tác Hại Của Sữa Bò đối Với Sức Khỏe Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Nên Uống Sữa Thực Vật Hay Sữa Bò? - Báo Lao Động
-
Vì Sao Sữa Bò Là Thực Phẩm Gây Nhiều Tranh Cãi Suốt 10.000 Năm Qua?
-
Sữa Bò Có Thật Sự Tốt Như Quảng Cáo?
-
Uống Sữa Bò Tốt Hơn Hay Sữa đậu Nành Tốt Hơn? - BBC
-
Những Khác Biệt Giữa Sữa Hạt Và Sữa Bò Mà Nhiều Người Chưa Biết
-
Sữa Bò Non Là Gì? Những điều Có Thể Chưa Biết Về ... - Hangngoainhap
-
Uống Sữa Bò Có Tốt Không? Những Sai Lầm Cần Tránh Khi Sử Dụng ...
-
Tác Hại Của Sữa Bò Với Trẻ Em Không Ai Ngờ Tới - Elipsport
-
So Sánh: Sữa Dê Hay Sữa Bò Tốt Hơn, Nên Mua Loại Nào? - Websosanh