Sửa Bo Mạch Dàn Nóng Inverter - Sửa điều Hòa
Có thể bạn quan tâm
Sửa bo mạch dàn nóng được xem là một trong những công việc sửa chữa điều hoà phức tạp nhất bởi đây là bộ phân trung tâm điều khiển hệ thống và có cấu tạo phức tạp. Khi điều hoà nhà bạn gặp vấn đề trên bo mạch hoặc dàn nóng, hãy liên hệ ngay đến hotline của Điện Máy Bách Khoa để được hỗ trợ - 0939 737 678!
BO MẠCH DÀN NÓNG CHỈ CÓ TRÊN ĐIỀU HOÀ INVERTER
Với những điều hoà thông thường, có bo mạch duy nhất được lắp trên dàn lạnh và nếu có xảy ra lỗi bo mạch, bạn chỉ cần sửa bo mạch dàn lạnh này thôi.
Tuy nhiên, trên những điều hoà đời mới, sử dụng công nghệ tiết kiệm điện (Inverter) như điều hoà Panasonic, Daikin, LG... sẽ có 2 bo mạch, là bo mạch đầu và bo mạch đuôi:
- Bo mạch đầu: Được lắp trên dàn lạnh
- Bo mạch đuôi: Được lắp trên dàn nóng
Như vậy, bo mạch cục nóng chỉ có trên điều hoà Inverter và sửa bo mạch dàn nóng chỉ sửa trên điều hoà sử dụng công nghệ Inverter!
Cấu tạo cục nóng điều hoà Inverter
Cục nóng điều hòa (hay dàn nóng) là bộ phận toả nhiệt ra ngoài môi trường. Cơ bản cục nóng gồm những lá nhôm (hoặc lá đồng) ghép sát nhau. Các ống đồng chứa môi chất lạnh được đặt xuyên qua dàn lá nhôm này mục đích giúp truyền nhiệt nhanh. Cục nóng điều hòa có tác dụng tỏa nhiệt ra ngoài môi trường, giúp quá trình hoạt động của điều hòa diễn ra trơn chu và thuận lợi.
Cấu tạo dàn nóng của điều hoà Inverter:
+ Block
+ Tụ kích Block.
+ Cục nóng gồm những lá nhôm.
+ Quạt cục nóng.
+ Cáp.
+ Đầu rắc co bắt ống đồng kết nối với cục lạnh.
+ Vỏ bảo vệ.
+ Chân bắt giá đỡ có tác dụng giảm tiếng ồn, độ rung, giật cho cục nóng.
+ Lá tản nhiệt.
+ Van đảo chiều (đối với điều hòa 2 chiều)
+ Bo mạch
+ Khởi động từ (đối với điều hòa có công suất lớn).
--> Một cách tổng thể, cục nóng được chia thành 3 phần: Linh kiện bên trong (máy nén, động cơ quạt tản nhiệt, cánh quạt , block, tụ kích block…); Lớp vỏ bảo vệ (lớp chắn có sơn tĩnh điện); Chân đế (mặt sàn đỡ và chân bắt giá đỡ, giúp cố định cục nóng, bảo vệ cục nóng khỏi những tác động bên ngoài).
Nguyên lý hoạt động của dàn nóng và tác dụng của bo mạch
Môi chất lạnh sau khi được hấp thụ nhiệt ở dàn lạnh sẽ lập tức di chuyển đến máy nén. Tại đây, tác dụng của áp suất cao sẽ khiến môi chất lạnh chuyển dần từ thể hơi sang thể lỏng đi kèm với nhiệt độ rất lớn. Khi môi chất lạnh đến cục nóng, chúng sẽ được làm mát thông qua quá trình tản nhiệt ra môi trường tại các lá nhôm và quạt cục nóng.
+ Block có tác dụng đẩy (hoặc hút) môi chất lạnh.
+ Tụ Block và quạt có tác dụng kích khởi động Block và quạt tản nhiệt một cách tự động.
+ Van đảo chiều làm đảo chiều van gas để điều hòa hoạt động theo chiều nóng.
+ Bo mạch có chức năng điều khiển cục nóng.
Khi đó nhiệt độ từ cục lạnh khi di chuyển qua cục nóng sẽ có sự thay đổi đáng kể và rõ rệt. Và đó cũng là cốt lõi trong nguyên lý hoạt động của cục nóng điều hòa.
NGUYÊN NHÂN GÂY LỖI TRÊN BO MẠCH CỤC NÓNG
Cũng tương tự như bo mạch dàn lạnh, nguyên nhân gây lỗi trên bo mạch dàn nóng có thể do cách lắp đặt điều hoà không đúng, do nguồn điện chập chờn, sử dụng điều hoà không đúng cách, không vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên...
Dấu hiệu đầu tiên khi bo mạch điều hoà bị lỗi là điều hoà không lên nguồn, điều hoà không hoạt động được. Bên cạnh đó, một số dấu hiệu nữa là không lên đèn, đèn chớp nháy liên tục, nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng, không đúng nhiệt độ so với hiển thị trên điều khiển điều hoà.
Có những trường hợp dễ nhận biết hơn là trên điều khiển (remote) sẽ báo những lỗi hiện đang có, từ báo lỗi này bạn có thể tra bảng mã lỗi điều hoà để xem thiết bị của mình có đang mắc lỗi ở bộ phận board mạch cục nóng hay không.
CÁCH SỬA BO MẠCH DÀN NÓNG
Việc đầu tiên cần làm khi phát hiện điều hoà không hoạt động hoặc hoạt đông không bình thường, đèn chớp nháy... là bạn cần tắt thiết bị ngay, ngắt hẳn nguồn điện để các linh kiện không bị ảnh hưởng nhiều hơn.
Cách kiểm tra các linh kiện phức tạp như bo mạch dàn nóng rất mất thời gian và cần sự hỗ trợ của các dụng cụ sửa chữa chuyên nghiệp nên Điện Máy Bách Khoa không khuyến khích khách hàng tự kiểm tra. Việc tháo lắp không đúng có thể làm cho các linh kiện nghiêm trọng hơn so với ban đầu.
Bạn hãy liên hệ ngay với Điện Máy Bách Khoa để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, nhân viên kỹ thuật kiểm tra chính xác lỗi và tiến hành sửa bo mạch dàn nóng để điều hoà hoạt động trở lại trong thời gian nhanh nhất.
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý vệ sinh, bảo dưỡng điều hoà định kì 3 - 4 tháng/ lần để sớm phát hiện những lỗi liên quan đến bo mạch dàn nóng, có thể sửa chữa nhanh mà không cần thay hẳn bo mạch với mức giá khá cao!
GIÁ THAY BO MẠCH CỤC NÓNG TẠI NHÀ
Sửa bo mạch dàn nóng hay còn gọi là sửa bo mạch đuôi trên điều hoà Inverter có mức giá khá cao, phổ biến trong khoảng từ 600.000 - 900.000 đồng.
Đây là bộ phận có cấu tạo phức tạp và độ tinh vi cao nên thợ sửa điều hoà cần nhiều thời gian để kiểm tra lỗi chính xác và sửa bo mạch dàn nóng điều hoà công nghệ mới.
Chú ý: Bo mạch điều hòa sửa chữa cần tháo để mang đi sửa chữa, vì vậy thông tin về thợ sửa điều hoà quý khách hàng cần yêu cầu kiểm tra về CMT ghi đầy đủ để đảm bảo quyền lợi của mình.
Khách hàng sửa chữa thay thế phụ kiện gì phải yêu cầu ghi rõ vào phiếu thanh toán để đảm bảo được bảo hành, tránh việc thợ cung cấp hàng không đảm bảo chất lượng.
Từ khóa » Bo Cục Nóng Máy Lạnh
-
Bảng Giá Thay Cục Nóng Máy Lạnh Giá Bao Nhiêu
-
Bo Mạch Máy Lạnh Là Gì ? 5 Nguyên Nhân Có Thể Khiến Bo Mạch Bị Hư
-
Bo Mạch Máy Lạnh - Mainboard Điều Hòa Chính Hãng Giá Rẻ
-
Bảng Giá Sửa Bo Mạch Máy Lạnh Tại HCM
-
Board Máy Lạnh Là Gì? Máy Lạnh Bị Hư Board Thì Như Thế Nào?
-
Báo Giá Sửa Board Máy Lạnh Inverter - 1FIX
-
Giá Sửa Board Máy Lạnh Bao Nhiêu - Cập Nhật Giá Tháng 08/2022
-
Board điều Hòa Giá Tốt Tháng 8, 2022 | Mua Ngay | Shopee Việt Nam
-
Cục Nóng Máy Lạnh: Cấu Tạo Và Những Lưu ý Khi Lắp đặt, Vệ Sinh
-
Thay Cục Nóng điều Hòa – Máy Lạnh Hết Bao Nhiêu Tiền? - Websosanh
-
Giá Sửa Bo Mạch Dàn Nóng Và Dàn Lạnh điều Hòa
-
Cục Nóng điều Hòa Bị Hỏng, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt động Của Cục Nóng điều Hòa
-
Nguyên Nhân Máy Lạnh Bị Hư Hỏng Board Mạch
-
BO MẠCH ĐIỀU HÒA
-
Cấu Tạo Cục Nóng điều Hòa Bao Gồm Những Bộ Phận Gì?