Sửa Lỗi Máy Tính Không Vào được Win - MediaMart
Có thể bạn quan tâm
Không vào được Windows là một trong những vấn đề trầm trọng nhất mà bạn có thể gặp trên máy vi tính, song các phiên bản Windows mới (7 và 8) cũng đã cung cấp nhiều tính năng hữu ích giúp bạn có thể giải quyết được vấn đề của mình, hoặc ít nhất là cứu vãn tình hình trước khi máy ngừng hoạt động hoàn toàn.
Điều gì đã gây ra lỗi?
Trước khi bắt đầu sửa lỗi, hãy nghĩ lại về những thay đổi mà bạn đã thực hiện trước khi Windows gặp lỗi không khởi động. Bạn vừa cài driver mới cho phần cứng? Bạn vừa lắp đặt một thiết bị phần cứng mới vào máy? Bạn có vừa mở thùng (case) máy để vệ sinh?
Rất có thể, bản driver mà bạn vừa cài bị lỗi, phần cứng mới của bạn không tương thích với Windows, hoặc bạn vừa làm một bộ phận nào đó bên trong thùng máy bị lỏng dây/khe cắm.
Máy không hiện đèn báo
Nếu sau khi nhấn nút nguồn và máy vi tính hoàn toàn không khởi động, việc đầu tiên mà bạn cần làm là kiểm tra xem đèn báo trên ổ cắm điện/ổn áp có sáng hay không, và dây nguồn của máy đã được cắm chặt hay chưa. Nếu máy vi tính của bạn là loại để bàn, hãy kiểm tra xem công tắc nguồn ở phía sau, trên bộ phận nguồn đã ở trạng thái bật hay chưa.
Nếu nguồn điện không có vấn đề gì và máy tính của bạn không thể khởi động, rất có thể một trong số các dây cắm bên trong máy đã bị lỏng. Hoặc, dây nguồn hoặc bộ phận nguồn của máy cũng có thể đã bị hỏng. Tốt nhất, bạn nên nhờ tới sự trợ giúp của các chuyên gia sửa chữa.
Hãy nhớ kiểm tra xem toàn bộ máy không khởi động hay chỉ có màn hình không khởi động. Nếu thùng máy có vẻ đã được bật (phát ra tiếng quạt, đèn ổ cứng sáng) nhưng màn hình không khởi động, hãy kiểm tra lại dây cắm nguồn và dây cắm tín hiệu của màn hình. Nếu máy đã được bật, đèn nguồn sáng và quạt quay nhưng đèn ổ cứng và đèn ổ đĩa quang không sáng, hãy kiểm tra lại các dây cắm cho ổ cứng, khe cắm RAM, card màn hình, card âm thanh bên trong thân máy.
Máy khởi động và báo không có ổ cứng để khởi động (boot)
Nếu máy của bạn bật nguồn song không thể vào được Windows, và bạn nhận được một thông báo tương tự như "không có ổ để khởi động" ("no bootable device – insert boot disk and press any key"), có vẻ như máy vi tính của bạn không còn nhận diện được thư mục Windows đã được cài đặt trước đó.
Hãy truy cập vào BIOS khi máy đang khởi động (bằng cách bấm nút Escape hoặc F2) và kiểm tra xem ổ cứng/phân vùng cài Windows (thường được đặt là ổ C:) có đang ở đầu danh sách hay không. Nếu không, hãy dùng các phím mũi tên để sửa lại thứ tự khởi động của các ổ cứng/phân vùng có trên máy. Phần lớn các mainboard hiện đại đều chỉ khởi động từ đĩa quang (CD, DVD) sau khi bạn đã xác nhận bằng cách nhấn nút trong thời gian chờ, song để đảm bảo chắc chắn hãy đưa ổ cứng cài Win lên đầu tiên trong danh sách này.
Nếu ổ cứng/phân vùng cài Windows của bạn không xuất hiện trong danh sách của BIOS, rất có thể phân vùng cài Win trên ổ cứng này, hoặc toàn bộ ổ cứng đã bị hỏng. Trong trường hợp này, hãy khởi động từ đĩa DVD cài Windows hoặc ổ cứng phục hồi (Recovery) có trên máy. Sau đó, chạy tính năng Startup Repair. Tính năng này sẽ cố gắng phục hồi lại Windows của bạn. Ví dụ, trong trường hợp vùng nhớ boot sector (vùng nhớ chứa mã thực thi để khởi động máy) bị ghi đè, Windows sẽ phục hồi lại vùng nhớ này. Nếu ngay cả tính năng Startup Repair cũng không thể tìm ra ổ cứng cài Win của bạn, rất có thể ổ cứng này đã bị lỗi vật lý.
Bạn cũng có thể sử dụng các câu lệnh fixmbr để sửa lại vùng nhớ boot sector, hoặc fixboot để tạo mới vùng nhớ boot sector. Để thực hiện tác vụ này, khởi động bằng đĩa cài và thay vì sử dụng Startup Repair, chọn Command Prompt và chạy các câu lệnh trên. Tính năng Startup Repair trên Windows 7 và 8 có thể thực hiện các câu lệnh này, do đó hãy chỉ sử dụng fixmbr và fixboot khi bạn cần chạy cả các câu lệnh khác trên Command Prompt.
Windows treo trong khi đang khởi động
Nếu Windows bước vào quá trình tải (load) nhưng treo giữa chừng, bạn có thể đang gặp phải vấn đề về phần mềm. Startup Repair có thể sẽ khắc phục được các lỗi phần mềm. Khi khởi động lại, nếu Windows không cung cấp cho bạn lựa chọn Startup Repair, hãy khởi động từ đĩa DVD cài Windows hoặc phân vùng phụ hồi và sử dụng Startup Repair. Nếu Startup Repair không thể sửa lỗi cho bạn, hãy thử cài lại Windows. Windows 8 cũng hỗ trợ tính năng Refresh (xóa toàn bộ ứng dụng, cài lại các file hệ thống) và Reset (đưa máy tính trở lại trạng thái ban đầu). 2 tính năng này sẽ được hiển thị khi Windows 8 phát hiện máy không khởi động thành công, và sẽ không yêu cầu bạn sử dụng đĩa DVD hay ổ phục hồi.
Nếu máy tính của bạn liên tục treo trong khi chạy Startup Repair hoặc cài Windows, hoặc kể cả khi 2 quá trình này thành công nhưng bạn vẫn gặp vấn đề trong khi sử dụng, rất có thể máy tính của bạn đã gặp lỗi phần cứng. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần tới sự giúp đỡ của các dịch vụ sửa chữa phần cứng.
Máy gặp lỗi "màn hình xanh chết chóc" hoặc liên tục treo
Nếu Windows liên tục treo hoặc liên tục gặp hiện tương màn hình xanh (BSOD) ngay sau khi khởi động, bạn có thể đang gặp phải các vấn đề về phần mềm như: nhiễm mã độc, một phần mềm mới cài bị lỗi nghiêm trọng hoặc driver bị lỗi.
Để kiểm tra xem Windows có đang gặp vấn đề phần mềm hay không, hãy khởi động Windows trong chế độ safe mode bằng cách nhấn nút F8 trên bàn phím khi Windows đang tải. Trong chế độ này, Windows sẽ không sử dụng tới các driver thông thường và cũng sẽ không chạy các phần mềm được đặt chế độ khởi động cùng Windows. Nếu Windows hoạt động ổn định khi trong chế độ safe mode, hãy thử gỡ các driver hoặc phần mềm bạn mới cài gần đây, sử dụng tính năng restore đến một điểm sao lưu gần nhất, và quét virus. Nếu bạn đủ may mắn, một trong các bước này sẽ sửa được lỗi của bạn, giúp bạn có thể khởi động Windows bình thường.
Nếu bạn đã thực hiện các bước này song Windows vẫn tiếp tục trục trặc, hãy thử cài lại Windows hoặc sử dụng tính năng Refresh/Reset trên Windows 8. Tính năng này sẽ giúp làm "sạch" máy của bạn. Trong trường hợp sau khi cài lại Windows máy của bạn tiếp tục gặp hiện tượng treo, rất có thể bạn đang gặp vấn đề phần cứng.
Hồi phục file khi Windows không khởi động
Nếu bạn có file quan trọng chưa kịp sao lưu trước khi cài Windows, bạn có thể sử dụng một "mẹo" nhỏ sử dụng đĩa cài Windows để tiến hành sao lưu file của mình. Trên màn hình khởi động khi báo lỗi của Windows, hãy chọn Command Prompt và chạy câu lệnh "notepad" để khởi động ứng dụng notepad mặc định của Windows. Sau đó, chọn File/Open hoặc bấm Ctrl + O. Trên cửa sổ Open, hãy tìm tới thư mục có sao lưu file quan trọng của bạn, click chuột phải, chọn Copy và sau đó Paste vào một phân vùng không được sử dụng để cài Win hoặc ổ cứng gắn ngoài, ổ USB. Sau đó, khởi động lại máy tính và tiến hành cài lại Windows.
Từ khóa » Sửa Lỗi Không Boot được Vào Win 10
-
Cách Khắc Phục Lỗi Win 10 Không Khởi động được
-
Sửa Lỗi Không Boot được Vào Windows Với 2 Cách đơn Giản
-
Hướng Dẫn Sửa Lỗi Máy Tính Bị Lỗi Boot Vào Windows 10 (UEFI)
-
Sửa Lỗi Windows 10 Không Khởi động được
-
Khắc Phục Máy Tính Bị Lỗi Boot Vào Windows 10 (UEFI) - Tinhte
-
Khắc Phục Cài Win 10 Nhưng Không Vào được USB
-
5 Cách Sửa Lỗi Máy Tính Không Nhận USB Boot đơn Giản, Hiệu Quả
-
Cách Khắc Phục Win 10 Không Vào được Màn Hình Chính - IRecovery
-
Mẹo Sửa Lỗi Boot Trên Windows 10 Dễ Dàng
-
Sửa Lỗi Không Thể Boot Vào Windows 8.1 - SaiGon Computer
-
Cách Khắc Phục Lỗi Win 10 Không Khởi động được
-
10 Lỗi Win 10 Thường Gặp Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất
-
5 Cách Xử Lý Khi Máy Tính Không Vào Được Windows?
-
Hướng Dẫn Sửa Lỗi Không Khởi động được Windows 10 - Lapvip
-
Hướng Dẫn Sửa Lỗi Mất Windows Boot Manager Trên Windows 10
-
Xử Lý Sự Cố - Máy Tính Không Khởi động Hệ điều Hành Windows - Intel
-
Cách Khắc Phục Lỗi Win 10 Không Khởi động được
-
Tổng Hợp Máy Tính Lỗi Win Và Cách Khắc Phục