Sữa Mẹ Bị Hôi Thì Phải Làm Sao? Mẹo Khử Mùi Hôi Giúp Sữa Thơm Mát
Có thể bạn quan tâm
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh, đặc biệt là 6 tháng đầu tiên. Tuy nhiên vì một lý do nào đó khiến sữa mẹ bị hôi tanh kéo dài khiến bé bỏ bú hoặc bú kém hơn. Vậy sữa mẹ bị hôi thì phải làm sao? Hãy cùng Mebeaz đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
- Giải đáp: Sữa mẹ có thiu không, vắt ra để ngoài được bao lâu?
- Bạn có biết màu sắc nói lên điều gì về sữa mẹ chưa?
Nội dung chính trong bài
Sữa mẹ hôi là thế nào?
Sữa mẹ bình thường sẽ có màu trắng đục, hơi ngả vàng, vị thơm mát. Trong quá trình nuôi con bú nếu thấy sữa mẹ có màu xanh nhạt, mùi hôi tanh thậm chí có mùi xà phòng hoặc mùi kim loại, hiện tượng này gọi là sữa mẹ bị hôi.
Đây là hiện tượng khá phổ biến mà bất kỳ mẹ nào nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ cũng có thể gặp phải.
Đa số các bé ít “quan tâm” khi sữa mẹ có mùi hôi, tuy vậy cũng có bé sẽ cảm thấy không thích, bú kém hơn hoặc bỏ bú.
Nếu đang băn khoăn sữa mẹ bị hôi thì phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân của hiện tượng này nhé.
Nguyên nhân khiến sữa mẹ bị hôi
– “Thủ phạm” gây ra tình trạng sữa mẹ bị hôi chính là enzyme lipase có trong sữa mẹ. Enzyme này có mùi đặc trưng là hơi hoi và không thơm nhưng lại có nhiều tác dụng, một trong số đó là phá vỡ chất béo trong sữa để bé hấp thụ tốt hơn.
Nếu bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh thì lượng enzyme này càng tăng lên nên mẹ sẽ cảm nhận thấy sữa có mùi xà phòng hoặc kim loại, tuy nhiên chất lượng sữa mẹ vẫn không hề bị suy giảm vì thế mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.
– Một lý do khác cũng khiến cho sữa mẹ bị hôi đó chế độ ăn uống. Thực phẩm mẹ nạp vào cơ thể hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và số lượng sữa mẹ. Vì thế nếu mẹ sử dụng một số loại thực phẩm nặng mùi như một số loại hải sản, cần tây, tỏi, gia vị cay nóng, mẹ sử dụng thuốc tây… sẽ làm cho sữa mẹ có mùi hôi.
– Không vệ sinh ngực trước khi cho con bú: Mồ hôi, kết hợp với mùi cơ thể chính là môi trường lý tưởng đưa vi khuẩn vào người. Nếu chị em không vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày thì sẽ khiến cho sữa mẹ có mùi hôi khi đưa ra ngoài.
Vậy sữa mẹ bị hội thì phải làm sao? Cách xử lý?
Hiện tượng sữa mẹ bị hôi tuy là không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhưng sẽ làm cho bé không tập trung bú hoặc ăn không “ngon miệng”. Vậy sữa mẹ bị hôi thì phải làm sao? Mẹ hãy tham khảo một số giải pháp sau:
Cách khử mùi sữa mẹ hôi tanh do ăn uống
– Tăng cường rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ, các loại thực phẩm chống oxy hóa, giàu vitamin A và E. Một số loại rau có tác dung làm sữa thơm mát như thì là, rau mùi, chè vằng, quả chuối…
Chi tiết các loại thực phẩm giúp sữa mẹ về nhiều, đặc, thơm mát các mẹ xem tại đây: https://mebeaz.com/an-gi-de-sua-me-mat/
– Uống nhiều nước, không chỉ giúp kích sữa về nhiều hơn mà còn cải thiện được tình trạng sữa mẹ bị hôi.
– Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nặng mùi, các loại thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ…
– Một số mẹo khử mùi hôi trong sữa mẹ có thể áp dụng là : Sử dụng gạo nếp nấu với hành tím sau đó đắp lên 2 bầu ngực (lưu ý điều chỉnh nhiệt độ), hoặc lấy búp dứa non cắt thành hình hạt lựu đem nấu với lạc hoặc canh xương để ăn.
Xử lý khi sữa mẹ bị hôi do bảo quản trong tủ lạnh
Đôi khi công việc bận rộn, mẹ không thể lúc nào cũng 24/7 cạnh con được. Trữ sữa mẹ trong tủ lạnh sẽ giúp sữa mẹ để được lâu hơn, người nhà có thể cho bé ăn khi mẹ đi vắng. Tuy vậy, bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh rất hay có mùi hôi, mùi xà phòng.
Lúc này phải làm sao để sữa mẹ hết mùi hôi tanh? Mẹ hãy thực hiện các cách dưới đây nhé:
– Kiểm tra mùi của sữa trước khi cho vào tủ lạnh, nếu sữa mẹ bị hôi thì không nên tiếp tục bảo quản.
– Làm tốt các quy trình từ vắt sữa, trữ sữa cho tới rã đông và hâm nóng.
– Cho con dùng thử 1 – 2 bích trữ đông, nếu con vẫn ăn tốt thì mới nên tiếp tục bảo quản sữa.
Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, nếu gặp phải hiện tượng sữa mẹ bị hôi, sữa ít, loãng thì mẹ nên sử dụng sản phẩm lợi sữa Mabio. Đây là viên uống được các chuyên gia thẩm định đứng đầu về chất lượng.
Viên uống lợi sữa Mabio không chỉ giúp cải thiện được chất lượng sữa, giúp sữa đặc sánh mà bé bú vào cũng “mát da mát thịt” mẹ về dáng rất nhanh.
Hy vọng, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp chị em giải đáp được câu hỏi sữa mẹ bị hôi thì phải làm sao của mình. Chúc chị em luôn duy trì được nguồn sữa thơm mát cho con bú no để bé phát triển tốt nhất.
Nguồn: Mebeaz.com
Click to rate this post! [Total: 0 Average: 0]Từ khóa » Sữa Thơm Và Sữa Hoi
-
Sữa Mẹ Bị Hoi Là Do đâu Và Phải Làm Sao để Sữa Mẹ Thơm Hơn?
-
Nguyên Nhân Sữa Mẹ Bị Hôi Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Nguyên Nhân Sữa Mẹ Bị Hôi Và Cách Làm Sữa Mẹ Thơm Thế Nào Các ...
-
Sữa Mẹ Bị Hôi: Làm Sao Cho Sữa Thơm Ngon Hơn?
-
Bí Quyết Nhanh Chóng Khử được Mùi HÔI Và TANH Của Sữa Mẹ
-
Sữa Mẹ Bị Hoi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - LMS
-
Điều Gì ảnh Hưởng đến Mùi Và Vị Sữa Mẹ? | Vinmec
-
Sữa Mẹ Có Vị Gì, Màu Gì Là Bình Thường? | Vinmec
-
Sữa Mẹ Có Mùi Tanh, Hôi: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
4 Cách Trị Hôi Sữa Giúp Trẻ Hấp Thụ Dưỡng Chất Tốt Hơn - Dao's Center
-
Sữa Mẹ Có Mùi Tanh Phải Làm Sao? - Fabimilk
-
Sữa Mẹ Không Thơm Có ảnh Hưởng đến Trẻ Không? - IGiaDinh.Com
-
Cách Khử Mùi Hôi Sữa Trên Quần áo Của Bé | Cleanipedia
-
Phải Làm Sao Khi Sữa Mẹ Bị HÔI Và TANH