Sữa Mẹ Bị Tắc Tị - AFamily

Con không bú được vì mẹ tắc sữa Hai mẹ con bé Mi, sức khỏe tương đối tốt nhưng cẳng hiểu sao mẹ Mi lại thường xuyên bị tắc sữa, ứ sữa. Mẹ Mi ăn rất nhiều món để lợi sữa mà hình như tình hình chưa được cải thiện. Nào là đu đủ xanh hầm chân giò, chân dê, xôi nóng, cháo móng giò nấu thông thảo ý dĩ...

Mẹ Mi cũng chịu khó xoa bóp massage hai bầu ngực mà sữa vẫn không ra. Mi thì cứ khóc ngằn ngặt vì không bú sữa được đều. Có hôm căng sữa quá, mẹ Mi còn bị sốt nhẹ, đầu hâm hấp, ngực thì đau nhức.

Trường hợp như mẹ bé Mi bị căng sữa, tức sữa không phải là hiếm. Nhiều mẹ cũng bị tình trạng này, thường gặp ở các bà mẹ sinh con đầu lòng. Tắc sữa hiểu nôm na là tình trạng sữa bị ứ đọng, bế tắc sữa ở bên trong, không thoát ra ngoài được. Khi căng sữa, ngực mẹ sưng đau, kèm theo sốt nhẹ.

Theo nhiều bác sỹ khuyến cáo, tình trạng căng sữa trước hết là do mẹ bầu thường vệ sinh đầu ti không kỹ, ít chịu day đều bầu sữa để thông tia sữa. Hoặc một số bé lười/ngại cho bé bú sữa ngay từ khi mới sinh ra, khiến sữa được hình thành không được tiêu thụ. Nhiều mẹ sinh con đầu lòng dễ bị tắc sữa (ảnh minh họa)

Khắc phục tình trạng tắc sữa hiệu quả nhất

Tình trạng mẹ bị tắc sữa cũng không khó giải quyết. Trước hết mẹ hãy chịu khó vệ sinh bầu ngực và đầu ti thật sạch sẽ. Chịu khó đau để cậy bỏ những màng cứng đóng thành vẩy ở ngoài đầu ti.

Trước khi cho con bú, mẹ nên chịu khó xoa bóp đầu ngực, day nhẹ và vắt ra một vài giọt sữa đầu. Người xưa vẫn thường truyền nhau kinh nghiệm sữa đầu là sữa bị chua, bé bú vào dễ bị đau bụng. Nhiều mẹ thường tiếc của, đã vắt những giọt sữa này ra chiếc khăn sữa, để cạnh bên con khi ngủ. Các mẹ cho rằng khi con ngủ, nằm cạnh chiếc khăn thơm mùi sữa mẹ khiến giấc ngủ của con êm ái hơn.

Sau khi bé bú xong, mẹ cũng cần vệ sinh lại đầu ti, lau sạch và khô ngực. Mẹ cần quan sát, nếu sữa không chảy thành tia, phải dùng tay xoa mềm đầu ngực. Có thể dùng khăn nhúng nước nóng để hỗ trợ, giúp cho ngực bớt đau và căng, sữa được dàn đều.

Chăm sóc hai “nhà máy sữa” từ khi mang thai bằng cách rửa đầu ti bằng nước sạch, lau khăn mềm mỗi ngày. Cho bú ngay trong 24 giờ đầu để bé được hưởng sữa non mà cũng là một trong những cách hạn chế tắc. Xoa bóp hai bầu để chúng luôn mềm mại suốt trong thời kỳ cho con bú, bế con đúng cách, cho bú hết từng bên là góp phần phòng chống tắc sữa.

Có nhiều trường hợp tắc sữa “nặng”, có thể dùng các ống hút sữa, máy vắt sữa để thông tia sữa. Cũng theo kinh nghiệm xưa truyền lại, mẹ nhờ bố thì sẽ làm thông sữa nhanh hơn.

Một số cách chữa tắc sữa theo phương pháp dân gian

- Dùng hành tím xắt lát dày chừng 1,5mm đặt lên hai bầu ngực (trừ đầu ti), phủ khăn giấy mềm, băng lại. Mỗi ngày đắp hai lần cùng với xoa bóp ngực thì sau bốn ngày sẽ hết tắc sữa.

- Dùng lá mít để chữa tắc sữa. Mỗi bên bầu ngực để 9 lá mít hơ nóng đặt lên vùng nào cứng nhất. Tiếp đó dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa chảy ra cho bé bú liền, làm liên tục ở những ngày sau là sữa sẽ thông.

- Nấu xôi nếp, bọc trong hai khăn vải mềm chườm hai bên ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến khi xôi nguội. Sữa sẽ về đều cả hai bên.

- Dùng trái đu đủ non xắt lát mỏng, nướng lên cho nóng rồi đắp vào hai bên bầu cũng có tác dụng tương tự.

Nếu tất cả những biện pháp này vẫn chưa giúp mẹ thông sữa, lại có triệu chứng sốt cao, mẹ cần phải đến bác sỹ chuyên khoa khám, không nên tự ý chữa mẹo, chữa theo cách dân gian ở nhà.

Trong trường hợp bé không bú hết sữa, mẹ lại có quá nhiều sữa, có thể vắt sữa ra bỏ vào tủ lạnh, bảo quản trong ngăn đá cho con ăn dần. Việc vắt hết sữa sau mỗi lần bú sẽ đảm bảo sữa không bị ứ đọng lại bên trong, không gây tình trạng vón cục, gây tắc tuyến sữa ở mẹ.

Quốc Bảo (Tổng hợp)

Từ khóa » Sữa Ra Nhỏ Giọt Không Thành Tia