Sữa Mẹ Hâm Nóng để được Bao Lâu?

Sữa mẹ sau khi hâm nóng chỉ có thể dùng được trong thời gian 24 giờ đồng hồ, sau khoảng thời gian này, nếu bé ti không hết thì bắt buộc mẹ phải bỏ lượng sữa thừa này đi. Cũng không được tận dụng lượng sữa này để làm sữa chua từ sữa mẹ mà bắt buộc phải đổ bỏ.

Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu?

Sữa mẹ sau khi vắt ra nếu không sử dụng ngay thì cần được bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá của tủ lạnh, bởi nếu để bên ngoài quá lâu, các vi khuẩn sẽ xâm nhập làm sữa bị chua và những dưỡng chất quan trọng trong đó cũng bị biến đổi.

Sữa mẹ sau khi bỏ từ tủ lạnh ra không thể cho bé ti ngay, vì sữa lạnh sẽ làm tổn thương răng nướu và hệ tiêu hóa của bé. Vì vậy, mẹ cần hâm nóng sữa rồi mới cho bé ti.

Tuy nhiên, sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu không bị mất chất, bé uống vào vẫn an toàn sức khỏe… là quan tâm của nhiều mẹ khi đang và có ý định “trữ” nguồn dinh dưỡng quý giá này cho con.

Theo đó, sau khi hâm nóng sữa mẹ có thể dùng trong 24h giờ. Qua thời gian này, nếu bé ti không hết thì các mẹ bắt buộc phải đổ đi lượng sữa thừa.

Cách hâm nóng sữa mẹ đúng cách

Đối với sữa bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, mẹ lấy sữa trong tủ lạnh ra và ngâm trong nước ấm với nhiệt độ nước đạt khoảng 40 độ. Sau một lúc khi sữa không còn quá lạnh các mẹ có thể lấy ra cho bé thưởng thức. Tuyệt đối không nên ngâm sữa trong nước quá nóng vì sẽ làm mất khoáng chất có trong sữa mẹ.

Đối với sữa mẹ bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh thì việc hâm nóng sữa mẹ có phần phức tạp hơn vì nó còn phải trải qua quá trình rã đông.

Do vậy, trước khi sử dụng 1 ngày, tốt nhất mẹ nên cho sữa xuống ngăn mát để rã đông nhưng vẫn giữ nhiệt độ tủ lạnh. Khi sữa đã chảy mềm hoàn toàn sang dạng lỏng và không còn lớp đá đóng xung quanh thì mẹ nên nhẹ nhàng lắc để lớp sữa nhiều chất béo và lớp sữa trong được hòa đều với nhau.

Khi sữa đã tan, cho sữa vào bình hâm ở nhiệt độ 40 độ C trước khi bé ti, vì đây là nhiệt độ tốt nhất để sữa không bị tác động nhiệt làm mất các dinh dưỡng.

Tuyệt đối không lắc mạnh bình sữa hay làm nóng đột ngột ở nhiệt độ cao vì sẽ làm đứt gãy cấu trúc của một số phân tử protein bảo vệ, hay còn gọi là kháng thể trong sữa, từ đó làm mất tính năng tự nhiên của sữa mẹ do các kháng thể như lysozyme, lactoferrin,… trong sữa chỉ phát huy được chức năng bảo vệ của nó khi ở đúng cấu trúc phân tử ban đầu.

Cho bé ti ngay sau khi thấy sữa đã ấm theo đúng yêu cầu. Sữa thừa không thể bỏ lại vào tủ lạnh để bảo quản hay trữ đông tiếp được. Cũng không được tận dụng lượng sữa này để làm sữa chua từ sữa mẹ mà bắt buộc phải đổ bỏ.

Sữa mẹ biến đổi màu và có mùi lạ trong khi bảo quản có sao không?

Nhiều phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ sẽ thấy một hiện tượng là sữa mẹ được bảo quản trong ngăn mát hay ngăn đông của tủ lạnh thường sẽ có mùi lạ, mùi tanh, mùi xà phòng hay mùi mỡ… và mẹ cho rằng sữa bảo quản có vấn đề, hay mẹ đã vắt và bảo quản sữa không đúng cách, mẹ lo lắng…

Tuy nhiên, mẹ không phải quá lo lắng về điều này bởi đơn giản, đó là những tác động của enzim lipase bẻ gãy các chất béo có trong thành phần của sữa mẹ khi mà sữa mẹ được bảo quản trong một môi trường nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, việc sữa có mùi lạ sẽ ảnh hưởng tới việc thích nghi của bé, bé có thể sẽ không ăn hoặc ăn ít đi.

Ngoài ra, có rất nhiều bà mẹ trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ gặp tình trạng tắc tia sữa. Khi bị tắc tia sữa, mẹ cần cho bé ti nhiều hơn, tích cực hút sữa để làm thông sữa ra bên ngoài.

Từ khóa » Sữa để Bên Ngoài được Bao Lâu