Sữa Ong Chúa: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu ý Khi Sử Dụng - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Bạn biết gì về sữa ong chúa?
- Thành phần dinh dưỡng trong sữa ong chúa
- Sữa ong chúa có tác dụng gì?
- Các món chế biến từ Sữa ong chúa
- Trường hợp không nên dùng sữa ong chúa
- Những điều cần lưu ý khi dùng sữa ong chúa
Công dụng sữa ong chúa là là gì? Bạn thường sử dụng chúng với mục đích gì? Khi dùng cần lưu ý những điểm nào? Các cách để tạo nên những món ăn ngon nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng? Làm sao để bảo quản thực phẩm luôn tươi ngon? Hãy cùng Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên theo dõi bài viết được phân tích dưới đây nhé!
Bạn biết gì về sữa ong chúa?
Sữa ong chúa là một chất lỏng hơi sền sệt tương tự như bơ. Đây là sản phẩm được tạo ra từ những con ong thợ đã trên 7 ngày tuổi sản xuất ra. Sau đó, được chứa trong ổ riêng để làm thức ăn cho ong chúa cùng những con ấu trùng non được lựa chọn để phát triển thành ong chúa.
Ngoài ra, đây là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng. Cũng nhờ sử dụng thức ăn này hàng ngày mà những chú ong chúa thường có tuổi thọ gấp 40 lần so với các con ong thợ cùng sống trong bầy.
Thành phần dinh dưỡng trong sữa ong chúa
Thành phần trong loại thực phẩm này rất đa dạng, bao gồm mật hoa, chất đạm cùng các loại vitamin và khoáng chất như:
- Vitamin nhóm B: Bao gồm Thiamine (B1), Riboflavin (B2), Niacin (B3), Axit pantothenic (B5), Pyridoxin (B6), Inositol (B8), Axit folic (B9), Biotin (B7).1
- Carbs, protein và chất béo.2
- Axit amin.3
- Muối.3
- Đường.3
- Nước.3
- Một số loại vitamin.3
Sữa ong chúa có tác dụng gì?
Với thành phần đa dạng, đây được xem là nguồn dinh dưỡng mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho con người.
Chống oxy hóa và chống viêm
Nhiều nghiên cứu trong ống nghiệm và trên động vật đã chỉ ra các axit amin, axit béo và hợp chất phenolic cụ thể được tìm thấy trong sữa ong chúa dường như có tác dụng chống oxy hóa.4
Bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu chứng minh sữa ong chúa còn có khả năng chống viêm cho các tế bào bị tổn thương.5 6 7 Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu một cách toàn diện để có thể khẳng định chắc chắn về tác dụng này.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Thế giới đã có nghiên cứu trên động vật và con người để chứng minh rằng sữa ong chúa có thể tác động tích cực đến mức cholesterol và làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Mặc dù cơ chế chính xác vẫn chưa rõ ràng, nhưng các protein cụ thể trong dược liệu này có khả năng làm giảm cholesterol trong cơ thể.8
Mặc dù những nghiên cứu này đầy hứa hẹn, nhưng chúng ta vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về tác động với sức khỏe tim mạch.
Chữa lành vết thương, phục hồi da hư tổn
Việc bổ sung sữa ong chúa bằng đường uống hoặc thuốc bôi ngoài da đều có tác dụng hỗ trợ chữa lành vết thương và các tình trạng viêm da khác. Nó được biết đến với khả năng kháng khuẩn, làm sạch vết thương và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.9
Bên cạnh đó, một nghiên cứu trên động vật còn cho thấy sự gia tăng sản xuất collagen ở những con chuột được cho uống chiết xuất sữa ong chúa. Collagen là một protein cấu trúc quan trọng để phục hồi da.10 Nghiên cứu khác trong ống nghiệm lại chứng minh được khả năng phục hồi hư tổn ở các mô trong tế bào của dược liệu này.11
Tuy nhiên, vẫn có nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng sữa ong chúa không có tác dụng chữa lành đối với những vết thương bàn chân đái tháo đường.12 Chính vì vậy, cần có nhiều nghiên cứu hơn về tác dụng đối với việc chữa lành vết thương và phục hồi các mô trong cơ thể.
Hỗ trợ ổn định huyết áp
Một số nghiên cứu trong ống nghiệm chỉ ra các protein trong sữa ong chúa làm thư giãn các tế bào cơ trơn trong tĩnh mạch và động mạch của bạn, từ đó làm giảm huyết áp.13
Một nghiên cứu trên động vật đã kiểm tra một chất bổ sung kết hợp loại dược liệu này với các chất khác có nguồn gốc từ ong và thấy rằng huyết áp giảm đáng kể. Tuy nhiên, vai trò chính xác của sữa ong chúa trong phần bổ sung này là không rõ ràng.14
Giúp ngăn ngừa ung thư
Hoạt chất kháng sinh tự nhiên cùng với chất chống oxy hóa trong sữa ong chúa kết hợp với nhau đã được chứng minh có khả năng ngăn ngừa ung thư hữu hiệu. Ngoài ra, các hoạt chất còn giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh; bằng cách ngăn chặn hoạt động của Bisphenol A. Đây là một chất gây ung thư thường được sử dụng sản xuất đồ nhựa.15
Lưu ý, đây là thông tin tham khảo; không khẳng định mật ong có khả năng giúp điều trị hoặc ngăn ngừa ung thư hàng toàn. Mọi người nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra và điều trị nếu có xuất hiện điều gì bất thường.
Làm chậm quá trình lão hóa
Sữa ong chúa cung cấp nguồn chất chống oxy hóa cực mạnh, bao gồm phenolic, các loại axit béo và nhiều loại axit amin. Những chất này giúp làm chậm tiến trình lão hóa bằng cách loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể từ đó giúp kéo dài tuổi xuân cho chị em phụ nữ. Qua đó, có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành của các vấn đề trên da.16
Nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng sữa ong chúa có thể hỗ trợ tăng sản xuất collagen và bảo vệ da khỏi tổn thương do tiếp xúc với bức xạ UV.17 Vì nghiên cứu trên con người về lợi ích chống lão hóa da của việc sử dụng dược liệu này ở dạng uống hoặc bôi tại chỗ là không đủ, nên cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa.
Hỗ trợ chức năng não bộ
Nhiều nghiên cứu trên chuột đã chỉ ra sữa ong chúa có tác động làm giảm hormone căng thẳng trong hệ thống thần kinh trung ương; cải thiện trí nhớ; giảm các triệu chứng trầm cảm; ngăn ngừa bệnh Alzheimer.18 19 20 Tuy đây là những nghiên cứu tích cực; song chúng ta vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu trên con người để khẳng định tác dụng này của sữa ong chúa.
Tác dụng điều trị chứng khô mắt mãn tính
Một số dữ liệu cho thấy sữa ong chúa có thể làm tăng khả năng tiết nước mắt từ tuyến lệ trong mắt bạn. Từ đó, tình trạng khô mắt mãn tính cũng dần được cải thiện. Song mẫu dữ liệu này không đầy đủ để chứng minh đây là dược liệu có thể điều trị chứng khô mắt trên mọi đối tượng.21 22
Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể
Sữa ong chúa đã được chứng minh có thể giúp cơ thể tăng cường phản ứng miễn dịch tự nhiên chống lại vi khuẩn và vi rút lạ.23 Bên cạnh đó, axit béo trong sữa ong chúa được biết là có tác dụng thúc đẩy hoạt động kháng khuẩn, có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng và hỗ trợ chức năng miễn dịch.9
Xem thêm: Tổng quan về hệ miễn dịch và chủng ngừa
Tuy nhiên, hầu hết dữ liệu áp dụng được giới hạn trong nghiên cứu động vật và ống nghiệm. Do đó, cần có thêm nhiều nghiên cứu trên người để xác nhận những tác dụng này.
Giảm tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư
Hóa trị và các phương pháp điều trị ung thư khác thường gây ra một số tác dụng phụ như suy tim, viêm da và các vấn đề về đường tiêu hóa.
Sữa ong chúa đã và đang được chứng minh có thể làm giảm một số tác dụng phụ kể trên. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy dược liệu này có khả năng làm giảm đáng kể tổn thương tim do hóa trị.24
Một nghiên cứu rất nhỏ trên người chỉ ra rằng sữa ong chúa bôi tại chỗ có thể ngăn ngừa viêm niêm mạc, một tác dụng phụ điều trị ung thư gây ra vết loét đau đớn trong đường tiêu hóa của bạn.25
Dù vậy, những nghiên cứu này không đưa ra kết luận chắc chắn về vai trò trong điều trị ung thư và các tác dụng phụ liên quan.
Làm giảm đường huyết
Một số bằng chứng cho thấy sữa ong chúa có thể có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường type 2 bằng cách giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu với quy mô lớn hơn để xác minh tác dụng này.26
Các món chế biến từ Sữa ong chúa
1. Sử dụng dưới dạng nguyên chất
Đây là cách sử dụng đơn giản nhất và tiện lợi nhất. Có thể dùng trực tiếp mà không phải qua khâu chế biến quá phức tạp. Khi ăn nên cho sữa ong chúa vào miệng rồi ngậm từ từ để sữa tan dần và giải phóng các chất dinh dưỡng.
- Người trưởng thành có thể ăn 1 – 2 lần/ ngày, mỗi lần sử dụng tương ứng với một thìa cà phê. Bệnh nhân bị suy nhược cơ thể, người gầy yếu nên sử dụng một liệu trình kéo dài liên tục từ 3 – 4 tuần để cải thiện sức khỏe.
- Với đối tượng là trẻ em, khuyến nghị cho trẻ >15 tuổi có biểu hiện bị suy dinh dưỡng. Hoặc người còi cọc, ốm yếu hoặc biếng ăn. Liều dùng cho bé là 1 thìa/ ngày.
Xem thêm: Trẻ biếng ăn và chế độ dinh dưỡng mà bố mẹ cần biết
Nên dùng trước khi ăn sáng khoảng 20 – 30 phút hoặc dùng trước khi đi ngủ là tốt nhất. Điều này có thể được giải thích như sau:
- Việc dùng vào buổi sáng sẽ giúp bổ sung dưỡng chất để tạo ra nhiều năng lượng cho cơ thể hoạt động. Đồng thời lúc này dạ dày đang trống rỗng nên sẽ hấp thu được tối đa chất dinh dưỡng.
- Ngược lại, khi dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp ngủ ngon, tránh tình trạng đói bụng vào ban đêm.
2. Kết hợp với các nguyên liệu khác
Kết hợp với mật ong
- Vị ngọt dịu của mật ong sẽ giúp cân bằng vị chua của sữa ong chúa.
- Không chỉ mang lại cảm giác ngon miệng hơn mà dược liệu này khi kết hợp chung với mật ong còn làm tăng hiệu quả của cả hai loại.
- Nó có vị chua nhẹ nên thường được ăn chung với mật ong.
- Mỗi lần dùng, chỉ cần pha sữa ong chúa với mật ong mỗi loại 1 thìa, uống trực tiếp hoặc pha với 100 ml nước ấm rồi sử dụng.
Uống chung với nước ép trái cây
Ngoài những cách trên, có thể thêm 1 thìa cà phê sữa ong chúa vào ly nước ép trái cây bất kỳ tùy theo sở thích. Khuấy đều dung dịch trên và dùng.
3. Làm mặt nạ chăm sóc da
Đây là một phương pháp làm đẹp phổ biến.
Tạo mặt nạ sữa ong chúa + bột nghệ
- Đầu tiên, lấy bột nghệ vàng trộn chung với sữa ong chúa và mật ong theo tỷ lệ 3:1:1.
- Tiếp đó, trộn đều hỗn hợp và thoa lên khắp da mặt.
- Để khoảng 20 phút sau bạn có thể rửa sạch lại bằng nước ấm.
- Dùng đều đặn 3 lần/ tuần để làm trắng da, hỗ trợ điều trị mụn.
Mặt nạ sữa ong chúa + vitamin E
- Đầu tiên, dùng kim chọc một viên vitamin E nặn dịch ra rồi trộn chung với 2 thìa cà phê sữa ong chúa.
- Tiếp đến, bôi một lớp mỏng lên mặt kết hợp mát xa theo chuyển động tròn trong 20 phút rồi rửa lại mặt.
- Lặp lại 2 lần mỗi tuần nếu da khô và có nhiều nếp nhăn.
Ngoài ra, có thể tạo ra mặt nạ sữa ong chúa + bột trà xanh
- Trộn sữa ong chúa với bột trà xanh nguyên chất theo tỷ lệ 1: 1.
- Sau đó thêm một chút nước vào để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
- Cách dùng: đắp mặt nạ lên mặt 30 phút/ lần x 3 lần/ tuần có tác dụng chống lão hóa; làm trắng, trị mụn và điều tiết dầu nhờn trên da mặt.
Trường hợp không nên dùng sữa ong chúa
Đối tượng đã từng bị dị ứng với phấn hoa hoặc mật ong
Hầu hết các trường hợp bị dị ứng với phấn hoa và mật ong thường bị dị ứng nghiêm trọng. Chẳng hạn như nổi mề đay ngứa toàn thân, khó thở, sốc phản vệ cũng có thể xảy ra sau khi ăn sữa ong chúa. Do đó, cần phải thận trọng và kiểm tra sức khỏe cẩn thận trước khi dùng.1
Bệnh nhân bị hen suyễn
Một báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rằng sữa ong chúa có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người. Những người bị hen suyễn hoặc các bệnh dị ứng khác có thể có nguy cơ cao bị phản ứng.27
Với phụ nữ bị ung thư vú
Sữa ong chúa làm tăng lượng nội tiết tố estrogen trong cơ thể. Tốt cho phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh nhưng lại kích thích khối u ác tính ở vú phát triển nhanh hơn. Do đó, không nên dùng để tẩm bổ sức khỏe cho những người mắc bệnh ung thư vú có thụ thể estrogen.28
Cẩn thận khi dùng trên phụ nữ mang thai
Một số chất trong sữa ong chúa có thể kích thích tử cung co lại. Từ đó, làm co hẹp không gian phát triển của trẻ và làm tăng nguy cơ bị sảy thai, sinh non cao.
Tình trạng huyết áp thấp
Theo như những công dụng kể trên thì thực phẩm này có tác dụng làm giảm huyết áp. Do đó, không phù hợp cho người bị bệnh huyết áp thấp.
Xem thêm: Huyết áp thấp có nguy hiểm như cao huyết áp không?
Ngoài ra, người đang bị tiêu chảy, đau bụng đi ngoài; khi ăn vào có thể khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa thêm nghiêm trọng.26
Những điều cần lưu ý khi dùng sữa ong chúa
- Sữa ong chúa có thể có nhiều dạng khác nhau. Có thể dùng dạng uống hoặc bôi trực tiếp lên da.
- Quá trình sản xuất dược liệu tươi có thể tạo ra thể chất như gel. Nhưng các loại khác là loại đông khô. Nó cũng có thể ở dạng bột trong viên thuốc hoặc viên nang; có thể chứa các thành phần phụ khác. Do đó, cần phải bảo quản cẩn thận theo từng dạng dùng khác nhau
- Nên ngừng sử dụng ngay khi có phản ứng dị ứng.
Sữa ong chúa là một chất có dạng gelatin (dạng keo) được sản xuất bởi những con ong thợ để nuôi ong chúa và con non của chúng. Nó thường được bán như một chất dinh dưỡng bổ sung trong chế độ ăn uống; nhằm điều trị một số bệnh về thể chất và các bệnh mãn tính. Khi sử dụng, bạn cũng cần tham khảo và lưu ý để đảm bảo tốt cho sức khỏe.
Từ khóa » Sữa Ong Chúa Có Tác Dụng Gì Cho Phụ Nữ
-
Sữa Ong Chúa Có Tác Dụng Gì? 13 Công Dụng Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe ...
-
Tại Sao Phụ Nữ Nên Dùng Sữa Ong Chúa để Làm đẹp?
-
Tác Dụng & Cách Sử Dụng Sữa Ong Chúa đạt Hiệu Quả Cao | VinID
-
12 Lợi ích Sức Khỏe Tiềm Năng Của Sữa Ong Chúa | Vinmec
-
Những Ai Nên Uống Sữa Ong Chúa? Ai Không Nên Uống?
-
Lợi ích Của Sữa Ong Chúa đối Với Phụ Nữ
-
5 Tác Dụng Của Sữa Ong Chúa Với Da Mặt
-
Sữa Ong Chúa - Tác Dụng “thần Kỳ” Với Làm đẹp Và Sức Khỏe
-
Sữa Ong Chúa Là Gì? Công Dụng Và Cách Sử Dụng
-
Sữa Ong Chúa Là Gì? Tác Dụng Của Sữa Ong Chúa
-
Những Công Dụng Nối Trội Của Sữa Ong Chúa Úc - Hangngoainhap
-
Đánh Giá Top 5 Viên Uống Sữa Ong Chúa Tốt Nhất Hiện Nay
-
Sữa Ong Chúa Royal Jelly - Một Người Bạn Của Người Phụ Nữ
-
Uống Sữa Ong Chúa Có Những Lợi ích Tuyệt Vời Gì Với Cơ Thể - Honeco