Subnet Mask Là Gì? Cách Chia Subnet (subnetting) - Wiki Máy Tính
Có thể bạn quan tâm
Mục lục nội dung
- Netmask là gì?
- Subnet mask là gì?
- Chia Subnet là gì?
- Vì sao lại phải chia Subnet?
- Một số thuật ngữ cần biết khi chia subnet
- Cách chia subnet theo phương pháp FLSM
- Cách đổi từ hệ nhị phân sang thập phân & ngược lại
- Công thức tính
- Bài tập chia subnet số 1
- Bài tập chia subnet số 2
Subnet mask là gì? Mặt nạ mạng con có tác dụng gì?
Netmask là gì?
Netmask có nghĩa là Mặt nạ mạng, là một mặt nạ nhị phân 32 bit được sử dụng để chia địa chỉ IP thành các mạng con và chỉ định các máy chủ khả dụng của mạng.
Trong một mặt nạ mạng, hai trong số các địa chỉ có thể, được biểu thị dưới dạng byte cuối cùng , luôn được gán trước và không có sẵn để gán tùy chỉnh. Ví dụ, trong 255.255.225.0, “0” là địa chỉ mạng được chỉ định. Trong 255.255.255.255, “255” cuối cùng là địa chỉ broadcast được chỉ định. Hai giá trị này không thể được sử dụng để gán địa chỉ IP.
Class | Netmask length | Networks | Hosts | Netmask |
---|---|---|---|---|
Class A | 8 | 126 | 16,777,214 | 255.0.0.0 |
Class B | 16 | 16,382 | 65,534 | 255.255.0.0 |
Class C | 24 | 2,097,150 | 254 | 255.255.255.0 |
Subnet mask là gì?
Subnet mask là viết tắt của từ Subnetwork mask có nghĩa là Mặt nạ mạng con. Subnet mask là dữ liệu được sử dụng cho các hoạt động bit trên mạng địa chỉ IP được chia thành hai hoặc nhiều nhóm nhỏ hơn.
Chia Subnet là gì?
Chia mạng con (subnetting) là kỹ thuật phân chia lại không gian địa chỉ của một lớp mạng cho trước thành nhiều lớp mạng nhỏ hơn bằng cách lấy một số bit ở phần Host ID để làm địa chỉ mạng cho mạng con (Subnet). Ví dụ chia subnet với lớp B như hình minh họa dưới đây.
Vì sao lại phải chia Subnet?
Hiện nay do nguồn tài nguyên Ipv4 đã gần cạn kiệt, trong khi đó, chẳng hạn như mỗi lớp mạng A có đến 224 – 2 = 16.777.214 địa chỉ IP hay lớp B có 216 – 2 = 65534 địa chỉ IP, một con số mà khó một hệ thống mạng nào đạt đến số lượng máy tính như thế. Điều này gây lãng phí không gian địa IP chỉ rất lớn. Vì thế vấn đề đặt ra là phải chia từng lớp mạng này thành những lớp mạng nhỏ hơn có số IP phù hợp với nhu cầu sử dụng hợp lý. Sự phân chia này giúp người quản trị dễ dàng hơn trong việc quản lý, tiết kiệm địa chỉ IP, tránh đụng độ và bảo mật dữ liệu đồng thời giảm tải cho các thiết bị định tuyến đó là chia mạng con.
Một số thuật ngữ cần biết khi chia subnet
Prefix length: Là đại lượng, chỉ số bit dùng làm địa chỉ mạng. Chẳng hạn lớp C có Prefix length là 24. Với một địa chỉ IP tiêu chuẩn prefix length là giá trị sau dấu /. Chẳng hạn 192.168.1.1 /24. Ta có bảng tương ứng như sau:
Lớp | Prefix length | Địa chỉ IP tiêu chuẩn |
A | 8 | 10.10.10.10 /8 |
B | 16 | 172.168.1.1 /16 |
C | 24 | 192.168.1.1 /24 |
Default Mask (Network Mask): là giá trị trần của mỗi lớp mạng A, B, C (ở đây ta không xét các lớp D, E) và là giá trị thập phân cao nhất (khi tất cả các bit ở Network Address bằng 1 và các bit ở Host Address bằng 0). Như vậy Default Mask của
Lớp | Default Mask | Default Mask |
A | 255.0.0.0 | 11111111.00000000.00000000.00000000 |
B | 255.255.0.0 | 11111111.11111111.00000000.00000000 |
C | 255.255.255.0 | 11111111.11111111.11111111.00000000 |
Subnet Mask: Giá trị trần của mạng con, là giá trị thập phân tính khi tất cả các bit của prefix length bằng 1 và phần còn lại bằng 0. Chẳng hạn địa chỉ IP 172.16.1.46 /26 có Subnet Mask là 255.255.255.192 (11111111.11111111.11111111.11000000)
Subnet Addresscủa một địa chỉ IP cho trước là giá trị nhỏ nhất của dải địa chỉ mạng con mà IP đó thuộc về. Các thiết bị định tuyến dựa vào địa chỉ này để phân biệt các mạng con với nhau. Giá trị của địa chỉ mạng có thể được tính bằng nhiều cách. Cách cơ bản nhất là dùng phép AND giữa địa chỉ Subnet Mask và IP dưới dạng nhị phân. Chẳng hạn với địa chỉ 172.16.1.224 /26
Subnet Mask | 11111111 | 11111111 | 11111111 | 11000000 |
IP Address | 10101100 | 00010000 | 00000001 | 11100000 |
AND | 10101100 | 00010000 | 00000001 | 11000000 |
Subnet Address | 172 | 16 | 1 | 192 |
Broadcast Address của một mạng con là địa chỉ IP cao nhất của mạng đó. Subnet Address và Broadcast Address không dùng để gán cho máy chủ và host. Vì vậy mới có công thức tính số IP khả dụng là 2n – 2 với n là số bit dùng cho Host Address.
Fixed length subnet mask (FLSM), là kỹ thuật chia mạng con theo độ dài subnet cố định dựa trên nhu cầu đường mạng Network ID. Cách chia này sẽ ít sử dụng nhưng nó đơn giản và cơ bản mà mình nghĩ chúng ta nên tìm hiểu qua.
VLSM (Variable Length Subnet Mask) là kỹ thuật sử dụng các Subnet Mask khác nhau để tạo ra các Subnet có lượng IP khác nhau. Với kỹ thuật này một quản trị mạng có thể chia mạng con với lượng IP phù hợp nhất với yêu cầu từng mạng, dễ dàng mở thêm các mạng con về sau này và nó tiết kiệm địa chỉ IP một cách tối đa nhất.
Cách chia subnet theo phương pháp FLSM
Cách đổi từ hệ nhị phân sang thập phân & ngược lại
Muốn chia được subnet, cần nắm vững kỹ thuật đổi từ hệ nhị phân sang thập phân và ngược lại
Đổi thập phân sang nhị phân:
Ví dụ: Đổi từ 192 và 168 sang hệ nhị phân.
Đầu tiên ta lấy 128 so sánh với số cần đổi, tiếp đó ta cứ cộng dồn 128 với các số sau theo nguyên tắc:
- Nếu kết quả cộng dồn đó < số cần đổi thì bit tương ứng bên dưới cũng sẽ là 1.
- Nếu kết quả cộng dồn đó > số cần đổi thì bit tương ứng bên dưới sẽ là 0 và ta sẽ ta bỏ số cộng dồn đó ra (nhưở phép đổi 168 là ta bỏ 2 số 64 và 16).
- Nếu kết quả cộng dồn đó = số cần đổi thì bit tương ứng bên dưới sẽ là 1 và tất cà các bit theo sau là 0. Phép chuyển đổi dừng lại tại đây và ta có kết quả cuối cùng.
Đổi nhị phân sang thập phân:
Chỉ cần xếp các bit nhị phân vào bảng trên và xét vị trí nào có bit 1 thì ta lấy các số ở vị trí đó cộng lại với nhau sẽ ra số thập phân cần tìm.
Công thức tính
Gọi n là số bit 1 tăng thêm của Subnet Mask (hay còn gọi là số bit mượn).
Gọi m là số bit 0 cỏn lại của Subnet Mask (m = 32 – n – SM hiên tại). Ta làm theo 5 bước sau:
Bước 1: Số Subnet: 2^n
Bước 2: Số Host/Subnet : 2^m – 2 ( vì phải trừ đi địa chỉ NetID và Broadcast )
Bước 3: Bước nhảy: 2^m
Bước 4: Subnet mask mới: 256 – Bước nhảy
Bước 5: Các Subnet ID gồm:
- Subnet ID đầu tiên = 0
- Subnet ID kế tiếp = Subnet hiện tại + Bước nhảy
Bước 6: Trong Subnet ID:
- Host đầu: Subnet ID + 1
- Host cuối: Subnet ID + Bước nhảy – 2
- Địa chỉ Broadcast: Host cuối + 1
Bài tập chia subnet số 1
Ta phải chia Net ID: 203.162.4.0/24 tăng 2 bit (n = 2)
1. Số Subnet: 2^n = 2^2 = 4
2. Số Host trên Subnet : 2^6 – 2 = 62
3. Bước nhảy: 2^6 = 64
4. Subnet mask mới: 256 – Bước nhảy = 256 – 64 = 192
Subnet mới: 255.255.255.255.192 = 11111111.11111111.11111111.11000000 => /26
5. Các Subnet ID:
Subnet ID đầu tiên = 0
--> 203.162.4.0/26
Subnet ID kế tiếp = Subnet hiện tại + Bước nhảy
- 203.162.4.64/26
- 203.162.4.128/26
- 203.162.4.192/26
Bảng kết quả như sau:
Subnet ID | Host đầu:Subnet ID + 1 | Host cuối:Subnet ID + Bước nhảy – 2 | Broadcast:Host cuối + 1 |
203.162.4.0/26 | 203.162.4.1 | 203.162.4.62 | 203.162.4.63 |
203.162.4.64/26 | 203.162.4.65 | 203.162.4.126 | 203.162.4.127 |
203.162.4.128/26 | 203.162.4.129 | 203.162.4.190 | 203.162.4.191 |
203.162.4.192/26 | 203.162.4.193 | 203.162.4.254 | 203.162.4.255 |
Bài tập chia subnet số 2
Ta có địa chỉ của 1 host, vậy làm sao để suy ra được host đó thuộc vùng mạng (Net ID) nào?
Ví dụ ta có 1 host như sau:
- IP: 203.162.4.165
- Subnet Mask: 255.255.255.224
Ta thấy giá trị SM: 255.255.255.224 = 11111111 . 11111111 . 11111111 . 11100000
--> Số bit 0 còn lại của SM là: m = 5--> Bước nhảy = 2^m = 2^5 = 32--> Ta lấy 165 : 32 = 5,15625--> Ta lấy phần nguyên của kết quả trên tức là 5 x 32 = 160--> Host trên thuộc Net ID: 203.162.4.160
Lưu ý: Tổng số subnet có 2 cách tính : 2^m-2 và 2^m.
Nguồn: Subnet mask là gì? Chia Subnet để làm gì? Cách chia Subnet (subnetting) như thế nào?
Bài viết này có hữu ích với bạn không?CóKhôngTừ khóa » Cách Chia Mạng Con Lớp A
-
Địa Chỉ IPv4 – Phần 3: Chia Mạng Con (chia Subnet) - EngISV
-
Địa Chỉ Mạng Con Và Cách Chia Mạng Con - VOER
-
Cách Chia Mạng Con Và Lợi ích Của Chia Mạng Con
-
CHƯƠNG 1 ĐỊA CHỈ IP, CHIA SUBNET, VLSM, SUMMARY - LinkedIn
-
Bài Toán Chia Mạng Con Với Phương Pháp VLSM - YouTube
-
Cách Chia Mạng Con Nhanh Nhất - .vn
-
Hướng Dẫn Chia Mạng Con
-
Tự Học CCNA - Bài 6: Tìm Hiểu Kỹ Thuật Chia Mạng Con Với Phương ...
-
Cách Tính Toán Mạng Con Với IPv4 Với địa Chỉ IP Mạng Và Mặt Nạ
-
Cách Chia địa Chỉ IP Thành Các Mạng Con
-
CÁCH TÍNH NHẨM CHIA SUBNET CỰC NHANH - Lê Cường's Blog
-
Hướng Dẫn Bài Tậpchia Mạng Con | PDF - Scribd
-
Cách Chia Mạng Con Potx - Tài Liệu Text - 123doc