Sùi Mào Gà ở Nam: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Phòng Ngừa
Có thể bạn quan tâm
Sùi mào gà ở nam giới tiến triển trong một thời gian dài. Sau điều trị, bệnh vẫn có khả năng tái phát nhiều lần. Đây chính là yếu tố nguy cơ gây ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng… Nếu không có biện pháp can thiệp sớm, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, bao gồm khả năng sinh sản.
Sùi mào gà ở nam là gì?
Bệnh sùi mào (mụn cóc sinh dục) ở nam giới là tình trạng xuất hiện các u nhú có hình dạng như mụn cóc, súp lơ hay mào gà. Chúng tập trung chủ yếu ở dương vật, hậu môn, mắt, miệng, lưỡi…, gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Sùi mào gà ở nam giới thường xuất hiện ở người trong độ tuổi sinh sản có lối sống tình dục không lành mạnh hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ như lạm dụng chất gây nghiện (ma túy, thuốc lắc…). (1)
Tỷ lệ nam giới mắc bệnh thấp hơn nữ giới. Vì số ca bệnh nam lây truyền sang nữ luôn cao hơn từ nữ sang nam. HPV (virus gây sùi mào gà) lây lan khi người không mắc bệnh giao hợp với người người nhiễm bệnh qua đường âm đạo, hậu môn hay đường miệng. Các nốt sùi này có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, nhưng rất ít khả năng dẫn tới bệnh ung thư hay những vấn đề sức khỏe khác.
Nguyên nhân mắc sùi mào gà ở nam giới?
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà là virus HPV (Human Papilloma Virus). Virus này có hơn 40 chủng gây ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục. Quan hệ tình dục sẽ giúp virus lây lan nhanh hơn. Nếu hệ miễn dịch đủ khỏe để tiêu diệt virus HPV, người bệnh có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng bệnh nào. Trong phần lớn ca bệnh, virus HPV không hoạt động, không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.
Phần lớn mọi người sinh hoạt tình dục đều nhiễm HPV ở một thời điểm nào đó. Tuy nhiên, virus HPV không phải lúc nào cũng dẫn tới những biến chứng sùi mào gà ở bộ phận sinh dục. Thực tế, phần lớn trường hợp virus tự biến mất mà không gây ra bất cứ vấn đề sức khỏe nào. Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở nam giới là do thói quen sinh hoạt tình dục không lành mạnh ở người độc thân và chưa có gia đình, cụ thể: (2)
- Nam giới đã có gia đình: Do người vợ không đáp ứng nhu cầu nên nam giới tìm đến nơi khác để giải quyết nhu cầu sinh lý. Nhóm người này có khả năng nhiễm bệnh khi không sử dụng các biện pháp an toàn.
- Nam giới độc thân: Nhóm người bệnh này cũng tò mò về chuyện người lớn, do thiếu kiến thức nên không sử dụng các biện pháp an toàn. Điều này dễ dẫn đến tình trạng lây nhiễm bệnh.
Nam giới khi mắc bệnh có nguy cơ cao lây nhiễm cho bạn tình hoặc người vợ. Do đó, lối sống tình dục không lành mạnh là nguyên nhân gây bệnh phổ biến ở nam giới.
Sùi mào gà ở nam có lây hay không?
Bệnh sùi mào gà ở nam CÓ lây truyền. Bệnh dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác thông qua:
1. Quan hệ tình dục
Bất kỳ ai có hoạt động tình dục đều có thể bị nhiễm virus này. Mụn cóc sinh dục thường lây lan từ người này sang người khác khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn. Hơn nữa, vì bao cao su không bao phủ tất cả các khu vực sinh dục nên virus có thể lây nhiễm vào da bộ phận sinh dục (vị trí không được bao phủ bởi bao cao su). Một số trường hợp mụn cóc có thể dễ dàng lây lan từ khu vực sinh dục tới nhiều vị trí xung quanh hậu môn mà không quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Khi quan hệ tình dục bằng miệng, người bệnh có thể phát triển mụn cóc ở miệng, cổ họng, môi.
2. Đường máu
Thời gian ủ bệnh sùi mùi gà thường dài. Vì thế, trong khoảng thời gian này, nếu nhận máu từ người mắc bệnh hay vô tình chạm vào vết xước trên khu vực da của người bệnh, bạn có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh sùi mào gà.
3. Tiếp xúc gián tiếp
Một số người có lối sống thiếu khoa học, thích sử dụng chung các vật dụng cá nhân của người khác như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, lược, quần áo… Các vật dụng này là tác nhân gián tiếp gây bệnh. Vì trên chúng có thể đã vương lại dịch mủ của người bệnh. Người khỏe mạnh nếu thường xuyên sử dụng sẽ gián tiếp bị truyền bệnh.
Dấu hiệu sùi mào gà ở nam giới
Triệu chứng sùi mào gà ở nam giới thường không xuất hiện rõ ràng trong khoảng vài tuần tới vài tháng sau khi người bệnh nhiễm virus. Một số triệu chứng bệnh phổ biến ở nam giới gồm:
- Nốt sần nhỏ có bề mặt sùi màu hồng hoặc đỏ nhạt xung quanh vùng hậu môn và bộ phận sinh dục như bìu, dương vật… Các nốt nhỏ này có thể nhiều hay ít, nằm gần nhau thành từng đám.
- Trong nốt sần có mủ trắng.
- Các nốt này không gây đau. Tuy nhiên, sau một thời gian sẽ vỡ ra, tiết dịch, lở loét những vùng xung quanh, dẫn tới ngứa ngáy, khó chịu.
- Gặp khó khăn khi tiểu/đại tiện, có thể chảy máu khi giao hợp.
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở nam là bao lâu?
Bệnh sùi mào gà thường chia thành 5 giai đoạn, cụ thể:
- Giai đoạn ủ bệnh: Người bệnh tiếp xúc với mầm bệnh tới khi xuất hiện nốt sùi đầu tiên. Giai đoạn này có thể diễn ra vài tuần, vài tháng hay lên tới vài năm, thường là khoảng 3 tháng.
- Giai đoạn khởi phát: Nam giới xuất hiện các nốt sang thương nhỏ, màu nhạt nằm rải rác.
- Giai đoạn phát triển: Các nốt sùi phát triển mạnh về kích thước, vị trí, số lượng… ảnh hưởng nhiều tới tâm lý và quá trình sinh hoạt của người bệnh.
- Giai đoạn biến chứng: Nam giới có biểu hiện bội nhiễm. Vùng tổn thương bị sưng tấy, tiết dịch, loét, chảy máu. Một số trường hợp có biến chứng nặng như ung thư hậu môn, vòm họng…
- Giai đoạn tái phát: Sau khi điều trị khỏi, nam giới vẫn có nguy cơ tái phát từ người bạn tình hay do virus trong cơ thể chưa được loại bỏ hoàn toàn. Trường hợp tái phát thường sẽ nặng hơn nguyên phát.
Sùi mào gà ở nam có nguy hiểm không?
Bệnh sùi mào gà ở nam sẽ không gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng theo phác đồ từ bác sĩ, nam giới có nhiều nguy cơ nhiễm trùng tại bộ phận sinh dục hay lan sang các vùng da khác nếu những nốt sùi vỡ ra.
Nếu muốn nhanh chóng khỏi bệnh và hạn chế tối đa khả năng bị lây nhiễm sùi mào gà, nam giới cần tuyệt đối kiêng quan hệ tình dục khi mang bệnh, không đụng chạm mạnh vào các nốt sùi, đồng thời phối hợp tích cực với bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất.
Sùi mào gà ở nam có thể điều trị dứt điểm được không?
Bệnh sùi mào gà hiện chưa có thuốc đặc trị. Vì thế, việc điều trị dứt điểm căn bệnh này là điều không thể. Tuy nhiên, những phương pháp hiện nay cũng có thể giúp nam giới kiểm soát tốt tình trạng bệnh, giảm triệu chứng, đẩy lùi sự tiến triển và nâng cao sức đề kháng đẩy lùi virus HPV.
Sau điều trị, các nốt sần sẽ nhỏ lại. Cảm giác khó chịu và đau đớn thuyên giảm. Tuy nhiên, bệnh vẫn có khả năng tái phát nếu người bệnh không vệ sinh cá nhân đúng cách hay virus HPV không được loại bỏ hoàn toàn.Một số phương pháp điều trị sùi mào gà nam
Một số phương pháp điều trị sùi mào gà nam
1. Dùng thuốc uống, thuốc bôi
Ở giai đoạn đầu, triệu chứng sùi mào gà ở nam giới còn nhẹ nên người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc. Thuốc phát huy tác dụng nhanh, dễ sử dụng. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gặp phải tác dụng phụ của thuốc như đau nhức cơ thể, ngứa da, đau rát, phát ban, dị ứng… Các loại thuốc điều trị phổ biến gồm:
- Imiquimod: Tăng khả năng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.
- Axit tricloaxetic: Đốt cháy các nốt sùi.
- Sinecatechin: Điều trị các nốt sùi quanh hậu môn hay ngoài vùng kín.
- AHCC: Cải thiện miễn dịch, tiêu diệt virus.
2. Dùng phương pháp điều trị ngoại khoa
- Liệu pháp nitơ lỏng: Người bệnh sẽ được chấm nitơ lỏng lên những nốt sùi để phá hủy mô bằng nhiệt lạnh khoảng -198,5°C. Phương pháp này có thể gây đau sưng ở vị trí điều trị.
- Dao mổ điện: Phương pháp này dùng dòng điện cao tần để đốt cháy nốt sùi. Sau thủ thuật, người bệnh có thể có bị đau, khó chịu ở vị trí điều trị.
- Cắt bỏ nốt sùi: Bác sĩ cắt bỏ hoàn toàn nốt sùi mào gà.
- Laser: Phương pháp này sử dụng chùm ánh sáng có cường độ cao để loại bỏ nốt sùi. Chi phí điều trị tốn kém, thường chỉ áp dụng cho người bệnh có nốt sùi trên diện rộng.
- ALD-PDT: Bác sĩ dùng ánh sáng huỳnh quang để tạo ra phản ứng oxy hoạt lực tác động lên tổ chức bệnh để không chế virus. Đây hiện là phương pháp điều trị được đánh giá khả quan nhất vì không để lại sẹo, phục hồi nhanh, an toàn với tế bào lành tính ở vùng lân cận.
Cách phòng ngừa sùi mào gà ở nam tái phát sau điều trị
Nam giới nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như:
- Quan hệ tình dục lành mạnh: Bạn nên vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục, lưu ý dùng những biện pháp bảo vệ như bao cao su…
- Quan hệ tình dục 1:1: Bạn nên tuân thủ quan hệ tình dục 1:1. Vì càng có nhiều bạn tình, nguy cơ nhiễm bệnh càng cao.
- Không sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân với người khác.
- Đi khám các bác sĩ Nam học ngay khi có các dấu hiệu sùi mào gà ban đầu.
- Nếu nghi ngờ mắc bệnh, nên tạm dừng quan hệ tình dục ngay.
- Tiêm ngừa vaccine HPV để ngừa bệnh.
Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học của Hệ thống BVĐK Tâm Anh với đội ngũ các chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, tận tâm, nhiệt tình, tự tin làm chủ những kỹ thuật tiến bộ nhất cùng sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, máy siêu âm; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet; cơ sở vật chất khang trang… sẽ giúp phát hiện sớm và có phương án điều trị bệnh an toàn, hiệu quả.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Khoa Nam học – Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Sùi mào gà ở nam giới không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan xem nhẹ việc điều trị. Lời khuyên là bạn nên dành thời gian đi khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách, giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng.
Từ khóa » Vi Mao Là Gì
-
Vi Nhung Mao – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tiên Mao – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vi Nhung Mao – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki Tiếng Việt
-
Ruột Non - Hội Chứng Kém Hấp Thu - Health Việt Nam
-
Vi Nhung Mao: Cấu Trúc, Chức Năng & Bệnh Tật - Chuakhoi
-
Vi Nhung Mao – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cấu Tạo Và Chức Năng Của Ruột Non | Vinmec
-
Tế Bào Biểu Mô Là Gì? | Vinmec
-
Sự Khác Biệt Giữa Lông Mao Và Vi Nhung Mao - Tin Tức 2022
-
Top 15 Hệ Vi Nhung Mao Là Gì
-
Sùi Mào Gà Và Những điều Cần Biết
-
Bệnh Celiac - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh Sùi Mào Gà Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | Medlatec