Sún Răng ở Trẻ Nhỏ Có Nguy Hiểm Không? - DR.PAPIE

Hình ảnh sún răng ở trẻ nhỏ không còn quá xa lạ, đặc biệt trẻ từ 1-3 tuổi. Bố mẹ cần thận trọng hơn khi bé bị sún răng để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Sún răng ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
                                                         Sún răng ở trẻ nhỏ

Nội dung bài viết

Toggle
  • Sún răng là gì? Cách nhận biết khi răng trẻ bị sún
  • Nguyên nhân gây sún răng ở trẻ
  • Cách điều trị và phòng ngừa sún răng ở trẻ

Sún răng là gì? Cách nhận biết khi răng trẻ bị sún

  • Sún răng là gì?

Lớp vỏ của răng có cấu tạo chính gồm lớp men răng bao bên ngoài và lớp ngà răng nằm bên trong. Khi trẻ còn nhỏ, lớp men răng và ngà răng khá mỏng, dễ bị sâu hay tổn thương. Một khi lớp men răng bị mài mòn, lớp ngà răng sẽ tổn thương với tốc độ rất nhanh dẫn đến hiện tượng sún răng.

  • Cách nhận biết khi răng trẻ bị sún

Sún răng khác với sâu răng, răng bị sún sẽ bị mủn và tiêu đi làm giảm dần thể tích của răng, dần dần tạo các lỗ nông, màu đen, hơi thở trẻ có mùi. Tốc độ lan truyền của răng bị sún rất nhanh, nếu không được chữa trị kịp thời thì hàm răng của trẻ dần dần chỉ còn những mảng chân răng màu đen nằm sát với nướu.

Răng bị sún tuy không gây đau nhức nhưng vẫn mang lại nhiều hệ lụy nguy hiểm như ảnh hưởng đến khả năng phát âm, sinh hoạt ăn uống hàng ngày của trẻ. Nghiên cứu cho thấy trẻ bị sún răng dễ mắc tật nói ngọng hơn do cấu trúc răng khiến bé phát âm khó hơn. Bên cạnh đó, sún răng cũng ảnh hưởng tới nướu và lợi, dễ gây viêm nướu ở trẻ nhỏ.

Nguyên nhân gây sún răng ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sún răng ở trẻ, trong đó các nguyên nhân thường gặp là:

  • Bé ăn quá nhiều đồ ngọt như kẹo, bánh, các đồ ăn đồ uống chứa nhiều đường nhưng không vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Khi đó, đường trong thức ăn sẽ bám vào răng, bị các vi khuẩn phân hủy tạo ra axit ăn mòn men răng, ngà răng.
  • Chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu hụt canxi, flour, uống nhiều kháng sinh làm yếu men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn ăn mòn răng gây sún răng.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh chứa tetracycline hay doxycycline, làm yếu men, ngà răng, dẫn đến răng bị vàng viễn viễn, rất khó để phục hồi lại.
  • Răng của bé chưa được chăm sóc đúng cách, vi khuẩn có hại còn tồn đọng trong miệng tấn công vào men răng, gây sún răng.
  • Trẻ mắc bệnh vàng da cũng ảnh hưởng tới chất lượng lớp vỏ răng.
Sún răng ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
                                         Nguyên nhân gây sún răng ở trẻ nhỏ

Cách điều trị và phòng ngừa sún răng ở trẻ

1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Nghe có vẻ đơn giản nhưng thật ra vẫn còn nhiều người trong chúng ta chưa biết vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách. Tùy vào từng thời điểm phát triển của răng, cha mẹ cần chú ý chăm sóc và vệ sinh theo các lưu ý khác nhau.

Trong gian đoạn đầu khi những chiếc răng sữa của bé mới bắt đầu mọc. Đây là thời điểm răng bé còn yếu và nhạy cảm, vì vậy cha mẹ cần sử dụng gạc mềm thấm nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh răng cho trẻ vào mỗi sáng sớm và sau bữa ăn. Ngoài ra, bé được khuyến khích uống nhiều nước sau khi ăn để rửa trôi các cặn thức ăn và vi khuẩn còn lại trên răng, tránh bị sún hoặc sâu răng.

Giai đoạn hàm răng bé đã bắt đầu hoàn chỉnh, cũng là lúc cha mẹ cần dùng những chiếc bàn chải lông mềm, đầu nhỏ, nhẹ nhàng chải sạch bề mặt răng của trẻ từ trong ra ngoài cũng như toàn bộ phần nướu. Lưu ý khi chải răng cho bé phải chải theo hình tròn, chậm rãi tránh gây tổn thương đến phần nướu dẫn đến gây viêm.

Bé nên được tập cách tự chải răng và duy trì thói quen này thường xuyên. Với trẻ nhỏ chỉ nên sử dụng một lượng kem đánh răng cỡ hạt đậu nhỏ, đánh răng ngày hai lần theo đúng hướng dẫn sẽ giúp trẻ có một hàm răng khỏe mạnh, hạn chế các bệnh về răng như sâu răng, sún răng hay viêm, sưng nướu.

Sún răng ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
                              Cách điều trị và phòng ngừa sún răng ở trẻ nhỏ

2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bé có một hàm răng khỏe mạnh. Để răng đạt đủ độ cứng, bé cần được cung cấp đủ canxi, flour và các yếu tố vi lượng khác. Chất này có trong các thực phẩm như sữa tươi, trứng, cá, gan động vật,…  Đặc biệt trẻ cũng cần ăn nhiều rau xanh như rau bina, bông cải xanh, cải xoăn,… các loại rau có nhiều chất xơ giúp tiết nhiều nước bọt, tạo lớp màng khoáng ngừa sâu răng, sún răng. Ngoài ra rau xanh có axit folic giúp ngừa và chữa các bệnh về nướu, giúp trẻ có một hàm răng khỏe mạnh từ trong ra ngoài.

Bên cạnh việc bổ sung các chất dinh dưỡng thích hợp, trẻ cũng cần được hạn chế ăn những loại đồ ăn có nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt có ga,… Nếu trẻ có thói quen uống sữa ban đêm thì cha mẹ nên đảm bảo răng miệng của trẻ đã được vệ sinh thật sạch sẽ trước khi trẻ đi vào giấc ngủ.

3. Cẩn thận trong việc sử dụng thuốc

Thuốc kháng sinh cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc vàng răng, mủn răng ở trẻ. Hiện nay, nhiều phụ huynh có thói quen tự mua thuốc kháng sinh không kê đơn ở ngoài, việc này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng mà còn có nhiều nguy cơ tới sức khỏe tổng thể của bé.

Một số loại thuốc kháng sinh như tetracycline hay doxycycline có thể ảnh hưởng tới men răng, gây vàng răng vĩnh viễn ở trẻ, đặc biệt là các bé dưới 8 tháng tuổi. Chính vì vậy, nếu không có sự chỉ định của bác sĩ, dược sĩ thì cha mẹ tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc kháng sinh với bé.

4. Khám răng định kì cho trẻ

Đây là việc làm quan trọng mà nhiều phụ huynh thường hay bỏ qua hoặc quên. Theo lời khuyên của bác sĩ, thời gian khám định kì cho trẻ nên từ 3-6 tháng/1 lần. Việc khám nên bắt đầu từ khi bé bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên tới khi hàm răng của bé đã ổn định.

Nếu trẻ không may bị sún răng, cha mẹ cần đưa ngay bé đến các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh Răng-Hàm-Mặt uy tín để bé được điều trị kịp thời, ngăn chặn răng sún lan rộng gây nên các hệ quả nghiêm trọng về sau này. Sau khi điều trị khỏi cần duy trì các biện pháp phòng ngừa để tránh bị mắc lại.

Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và tư vấn về sức khỏe răng miệng của bé

Nhãn hàng Dr.Papie – CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM STARMED

  • Địa chỉ: số 20, TT4A, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
  • Giờ hành chính: 024 3824 8222 | Hotline: 0911.225.336
  • Website: drpapie.com.vn

Hà Linh

vệ sinh răng miệng

Từ khóa » Những Hình ảnh Sún Răng