Súng Cối 60mm, 81mm, 120mm Trong Chiến Tranh Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Súng cối còn gọi là pháo cối – Motar với các loại súng cối 60mm, súng cối 81mm, súng cối 120mm, … đã trở thành những vũ khí lợi hại của cả quân Giải Phóng, quân Việt Nam Cộng Hòa và cả quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
Từ những năm 1920, các nhà quân sự thế giới đã nghiên cứu một loại vũ khí có uy lực cao nhưng gọn nhẹ, dễ vận chuyển hơn pháo thông thường nhằm hỗ trợ bộ binh. Đến thế chiến thứ 2, pháo cối đã trở nên phổ biến và tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh Triều Tiên và cuộc chiến Đông Dương
Trong chiến tranh Việt Nam, do địa hình đồi núi, rừng rậm, sông ngòi, … cùng với đường xá kém nên việc di chuyển những cỗ pháo rất khó khăn. Ngay cả quân đội Mỹ với phương tiện vận chuyển hiện đại và phong phú cũng gặp rất nhiều trở ngại. Các căn cứ hỏa lực được xây dựng cũng tốn rất nhiều công sức do phải dùng trực thăng vận chuyển pháo đến các ngọn đồi để thiết lập căn cứ và từ các ngọn đồi này, các cỗ pháo sẽ bắn hỗ trợ cho các cuộc hành quân trên bộ. Tuy nhiên, việc lập các căn cứ hỏa lực này chỉ có thể có số lượng giới hạn. Do đó, các cuộc hành quân của bộ binh đặc biệt là ở các khu vực xa xôi, hẻo lánh sẽ chủ yếu dựa vào hỏa lực yểm trợ từ không quân và các khẩu pháo cối.
Pháo cối với ưu điểm gọn, nhẹ, dễ mang vác, triển khai tác chiếc cực nhanh và tốn ít nhân lực để vận hành và tốc độ bắn rất nhanh đã trở nên vũ khí lợi hại để yểm trợ hỏa lực cho bộ binh được cả quân Giải Phóng, quân Việt Nam Cộng Hòa và cả quân Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam
Chúng ta điểm danh qua vài loại súng cối được các bên sử dụng :
Súng cối 60mm M2
Kiểu pháo cối M2 60mm này được Bộ quốc phòng Mỹ thiết kế dựa trên bản thiết kế của kỹ sư người Pháp Edgar William Brandt . Được phát triển từ những năm 1940 và trở thành vũ khí hỗ trợ bộ binh hạng nhẹ tiêu chuẩn của bộ binh Mỹ ở cấp Đại Đội. Pháo có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau như đạn nổ cao – HE, đạn khói phốt pho trắng M302, đạn chiếu sáng 25 giây M83. Trung Quốc cũng dựa trên mẫu súng cối này để chế tạo và đặt tên là súng cối Type 31
Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội VNCH lẫn quân đội Mỹ đều sử dụng rộng rãi cối 60mm M2 và do đặc tính dễ vận chuyển, mang vác trong hành quân nên được mệnh danh là “pháo bỏ túi – hip pocket artillery”
Thông số kỹ thuật của pháo cối M2 60mm
- Trọng lượng : 19Kg
- Chiều dài nòng : 726mm
- Kíp chiến đấu : 3 người : chỉ huy, nạp đạn + bắn, mang đạn
- Trọng lượng đạn : 1.4Kg
- Góc bắn : +40° to +85°
- Tốc độ bắn : 12 phát / phút
- Tầm xa : 1.8Km
Súng cối 81mm M1
Đây cũng là pháo cối dựa trên mẫu thiết kế của kỹ sư Edgar William Brandt. Pháo cối 81mm M1 là pháo cối hạng trung gồm 3 bộ phận : ống phóng, giá chân và đế bàn . Pháo cối có trọng lượng khá nặng, thường thì quân Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa sử dụng xe kép tay kiểu “Hand Cart M6A1” với 2 người kéo để vận chuyển pháo hoặc đặt lên phía sau xe bán tải, lúc này, xe vẫn có thể vừa chạy mà các pháo thủ vẫn có thể bắn yểm trợ, rất thích hợp với lối đánh nhanh và di động. Dần dà về sau, cối M1 81mm được thay thế bằng kiểu cối M29 81mm nhẹ hơn nhưng lại có tầm bắn xa hơn
Thông số kỹ thuật của pháo cối M1 81mm
Các bài khácLính Nam Triều Tiên, Đại Hàn Dân Quốc trong chiến tranh Việt…
Nov 17, 2024 18Lính Đại Hàn Dân Quốc, Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt…
Nov 9, 2024 53Lính Nam Triều Tiên, Đại Hàn Dân Quốc trong chiến tranh Việt…
Nov 8, 2024 31- Trọng lượng : 136Kg
- Chiều dài nòng : 1.19m
- Kíp chiến đấu : 3 người : chỉ huy, nạp đạn + bắn, mang đạn
- Trọng lượng đạn : 4,87Kg
- Góc bắn : +40° to +85°
- Tốc độ bắn : 18 phát / phút
- Tầm xa : 3Km
Súng cối M30 107mm Four Deuce
Pháo cối M30 107mm được phát triển vào những năm 1950 và nhanh chóng trở thành vũ khí hạng nặng nhằm hỗ trợ bộ binh trong việc áp chế hỏa lực đối phương hoặc áp chế các vị trí phòng thủ cứ điểm. Biệt danh của súng cối là Four Deuce do có cỡ nòng là 4.2″ nên còn có tên gọi là cối M30 4.2″ Four Deuce .
Do trọng lượng súng nặng nên thông thường, súng được lắp trên xe tải hoặc thông dụng hơn là được lắp trên các xe bọc thép chở quân APC để trở thành hỏa lực tấn công di động
Trong chiến tranh Việt Nam, trong các đơn vị thiết kỵ của Việt Nam Cộng Hòa hoặc quân Mỹ thường được tăng cường 1 số xe APC chở các khẩu pháo cối M30 107mm Four Deuce này nhằm tăng cường hỏa lực trong việc tấn công quân Giải Phóng. Với sức công phá mạnh, tính di động cao, các tổ hợp cối M30 trở nên vô cùng lợi hại
Thông số kỹ thuật của pháo cối M30 107mm
- Trọng lượng : 350Kg
- Chiều dài nòng : 1.524m
- Cỡ nòng : 106,7mm ~ 42″
- Kíp chiến đấu : 3 người : chỉ huy, nạp đạn + bắn, mang đạn
- Trọng lượng đạn : 12,3Kg
- Góc bắn : +40° to +85°
- Tốc độ bắn : 18 phát / phút
- Tầm xa : 6.840Km
Share this:
- Click to share on Twitter (Opens in new window)
- Click to share on Facebook (Opens in new window)
Related
Từ khóa » Trọng Lượng Cối 82
-
Bất Ngờ Khả Năng Chiến đấu Của Súng Cối 100mm VN
-
Những Loại Súng Cối Việt Minh Sử Dụng Trong Kháng Chiến Chống ...
-
Súng Cối – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thảo Luận:Súng Cối – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lính Văn Phòng Ra Thao Trường - Báo Quân Khu 7 Online
-
Súng Cối Hoạt động Như Thế Nào? | VOV.VN
-
Chi Tiết Súng Cối, đại Liên Do Việt Nam Tự Chế Tạo - Tiền Phong
-
Các Loại Pháo Dùng Trong Hai Cuộc Kháng Chiến
-
Nhà Thiết Kế Súng Cối Kiệt Xuất - Báo Nhân Dân
-
Nghệ Thuật Sử Dụng Pháo Binh Trong Chiến Dịch Điện Biên Phủ
-
Huấn Luyện Chuyển Loại Chuyên Nghiệp Quân Sự Súng Cối 82mm ...
-
Kiểm Tra Huấn Luyện, Sẵn Sàng Chiến đấu Của Lực Lượng Pháo Binh ...