Súng Cối | Huyphuc1981 Wikia
Có thể bạn quan tâm
Súng cối là các súng có tỷ lệ chiều dài nòng/đường kính trong nòng rất nhỏ, hiện nay tỷ lệ này của súng cối khoảng 10. Súng cối không cần giá càng phức tạp nhiều, vì đặt trên đế để đẩy phản lực xuống đất, đạn đi trên không khí loãng, nên súng cối nhẹ mà bắn được đạn nặng đi xa. [1]
Nguồn gốc cái tên cối do súng giống cái cối, nông choèn, tiếng Anh là Mortar. Súng cối dùng đạn trái phá là chính. [2]
Lịch sử của cối[]
Súng cối có lẽ là loại súng bắn đạn trái phá đầu tiên mà người ta dùng, do dễ làm. Tuy nhiên kết cấu cối rất đơn giản, vì vậy, nó phá triển từ từ theo điều kiện vật liệu. Những súng cối đến thế kỷ 18 đã bắn được đạn 60kg đi xa 4km. Louisbourg năm 1758, người Pháp đã dùng súng cối cỡ nòng 325mm. Đạn rất kém hiệu quả vì sức nổ yếu.
Tuy nhiên, cho đến thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các phương pháp luyện kim và thuốc nổ vẫn chưa cho ra được súng cối nhẹ dễ vận chuyển. Đồng thời, các phương pháp đo đạc cũng chưa cho phép chỉ huy pháo binh bắn gián tiếp nhanh và chính xác. Lúc đó, các cỡ pháo trung bình lợi nhiều hơn cối do bắn thẳng dễ trúng. Pháo lúc đó tỷ lệ chiều dài nòng của nhiều loại pháo thấp hơn cối bây giờ, nên khó phân biệt pháo và cối. Thế kỷ 19 người ta vẫn chế tạo các cối cổ lỗ như trước. Henri-Joseph Paixhans là người đã nỗ lực sử dụng đạn trái phá và tăng tầm súng lớn, cho ra Hải Pháo. Ông cũng chế khẩu cối Monster bắn trái phá 500kg dùng ở Antwerp năm 1832 (nay là Bỉ).
Đến dầu thế kỷ 20, khi người Đức chế tạo được súng lớn nòng dài và đạn xuyên phá, thì sự khác biệt về pháo và cối được đặt ra. Sau trận chiến 1907 Port Arthur (Cảng Đại Liên), người ta nhận thấy ngoài đại bác nòng dài bắn đạn xuyên tầm xa còn cần đến súng bắn trái phá nhanh mạnh. Minenwerfer (súng rải mìn) của hãng Rheinmetall, Đức đưa vào hồi Thế chiến 1 chẳng hạn, thực chất đây là những súng cối bắn góc thấp. Ban đầu, người ta làm khẩu cối cỡ nòng 250mm, bắn đạn nặng 95kg chứa 50 kg thuốc nổ, năm 1910. Tiếp theo. các cỡ nòng khác xuất hiện, như khẩu 305mm đạn nặng 955kg (đầu chiến tranh có 44 khẩu 280mm và 305mm, 116 khẩu 170mm). Những khẩu này tuy chưa có giá cối như ngày nay, nhưng hoạt động khá giống pháo bắn trái phá 76mm Đức.
Từ thế chiến 1 dến Thế chiến 2, trình độ của các chỉ huy cỡ tiểu đoàn trở xuống tiến bộ vượt bậc, cho phép sử dụng súng cối như vũ khí hỗ trợ tầm ngắn bộ binh rất hiệu quả, dẫn đến việc hình thành cấu tạo cối ngày nay và trang bị rộng rãi súng cối. Với giá thành chỉ bằng một phần vài chục tăng-pháo, cối bắn trái phá nhanh mạnh hơn, dồi thời bám sát những yêu cầu của bộ binh hơn. Cối cũng dễ di chuyển trên đồi núi, trên vai lính. Như cuộc kháng chiến chống Pháo ở Việt Nam, nhiều nơi chỉ có cối chứ pháo không đến được.[2]
Ưu nhược điểm[]
Ngày nay, súng cối có nhiều loại. Loại dùng cho bộ binh đi bộ rất nhẹ và tốc độ bắn cao, đạn rẻ so với các súng bắn trái phá cũng cỡ khác. Súng cối kiểu này không có hãm lùi, mà đập phản lực qua đế thẳng xuống đất, góc bắn trên 45 độ, đẩy đạn lên vùng khí loãng tăng tầm bắn. Những súng cối nhỏ như 60mm hay 82mm ngày nay cũng chẳng cần dùng cò bấm gì cả. Đạn thả từ đầu nòng, rơi xuống đập vào kim hỏa chọc lên từ đấy nòng, phát nổ. Súng nòng trơn ổn định cánh đuôi, cánh đuôi làm hơi nghiêng để loại trừ sai số chế tạo, cán đuôi là ngòi và liều. Các súng cối này có một liều nguyên trong ngòi nổ, được bổ sung các liều rời đeo quanh. Cấu tạo đơn giản nên rất ổn định bền bỉ. Nhược điểm của súng cối là thời gian đạn bay đến mục tiêu lâu, khó tính toán phần tử bắn và tản mát lớn. Một nhược điểm quan trọng nữa của súng cối bắn góc cao là không thể bắn gần được.
Vì đường đạn tồi kém chính xác, súng cối thường dùng bắn trái phá theo diện tích, phá hủy công trình, áp chế mặt đất. Một số súng cối có nòng xoắn nạp đạn phía sau. Một số súng cối đặt trên xe bắn góc thấp, có hệ thống nạp đạn cơ khí bắn nhanh. Các súng cối bắn góc thấp nâng cao được dộ chính xác, có thể bắn các ổ hỏa lực địch, hỗ trợ bộ binh tầm rất gần, như các khẩu pháo của xe BMP. Một hướng phát triển nữa của súng cối là phóng to súng cối của bộ binh đi bộ rồi đặt lên bệ xe tự hành, tạo thành các súng cối rất lớn.[2]
Tham khảo[]
- ↑ https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=S%C3%BAng&oldid=596570#S.C3.BAng_c.E1.BB.91i
- ↑ 2.0 2.1 2.2 https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:S%C3%BAng_c%E1%BB%91i
Từ khóa » Cấu Tạo Của Súng Cối 82
-
Súng Cối – Wikipedia Tiếng Việt
-
Súng Cối Hoạt động Như Thế Nào? | VOV.VN
-
Súng Cối Hoạt động Như Thế Nào? - Tiền Phong
-
Giáo Trình Pháo, Cối, DKZ; Súng, Pháo Phòng Không
-
Những Loại Súng Cối Việt Minh Sử Dụng Trong Kháng Chiến Chống ...
-
Súng Cối 60mm, 81mm, 120mm Trong Chiến Tranh Việt Nam
-
Chuyện Thường Ngày Của Lính ( Phần 4 ) - Quansuvn
-
Lính Văn Phòng Ra Thao Trường - Báo Quân Khu 7 Online
-
Ban CHQS Huyện Huấn Luyện Dân Quân Tự Vệ Pháo Binh Năm 2022
-
Thiết Bị Tháo đạn Cối Không Nổ - Báo Quân đội Nhân Dân
-
Bộ CHQS Tỉnh Bình Phước Huấn Luyện Súng Cối 60mm, Cối 82mm
-
82-PM-41 - Wikimedia Tiếng Việt