Sưng Lợi Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Sưng lợi răng là gì?
Nướu bị sưng đỏ, dễ chảy máu, chân răng lỏng,… kèm theo hôi miệng, đó là những biểu hiện đầu tiên của tình trạng sưng lợi. Qua các giai đoạn khác nhau, sưng nướu răng sẽ tiến triển nặng hơn và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
- Giai đoạn đầu: Khi vừa mới bị sưng lợi, bạn sẽ nhận thấy nướu bị phồng lên, đỏ và dễ chảy máu hơn so với bình thường. Tuy nhiên, chân răng, xương hàm hay các mô mềm xung quanh vị trí nướu răng sẽ không có các tổn thương nghiêm trọng.
- Giai đoạn sau: Sưng lợi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tiến triển nặng hơn. Lúc này, phần nướu bao quanh chân răng bị đẩy lùi về sau, tạo ra những kẽ hở khiến thức ăn dễ bị giắt vào, gây nhiễm khuẩn.
Nếu bạn không đến nha khoa để được điều trị, lâu dần sưng lợi sẽ khiến răng bị lung lay, lỏng lẻo, gây đau nhức,… nghiêm trọng hơn là rụng răng.
Nguyên nhân gây ra tình trạng sưng lợi răng
Sưng lợi là bệnh lý răng miệng rất dễ dàng gặp phải. Nguyên nhân là do bạn chưa đánh răng đúng cách, hoặc do các bệnh lý răng miệng khác gây ra.
Thức ăn kẹt kẽ răng không được lấy ra
Khi thức ăn bị mắc kẹt trong kẽ răng không được làm sạch, vi khuẩn sẽ tích tụ phân hủy các mảng bám, tấn công vào mô mềm dưới chân răng, dẫn đến viêm lợi. Lúc này, mô nướu sẽ chuyển sang màu hồng, kèm theo cảm giác đau nhức và chảy máu chân răng. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng sưng lợi.
Bạn có thể sử dụng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để lấy thức ăn bị giắt trong kẽ răng. Điều đó giúp bạn ngăn ngừa được tình trạng sưng nướu răng tiến triển nặng hơn.
Xem thêm: Cách dùng chỉ nha khoa đúng cáchVệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng không đúng cách, sẽ khiến các mảng bám, vụn thức ăn dư thừa bám trên bề mặt răng và hình thành cao răng. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng viêm lợi. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch tiết ra nhiều độc tố kháng khuẩn và enzyme để chống lại vi khuẩn, làm lỏng lẻo các mô liên kết, tổn thương đến nướu răng. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn hãy thực hiện đánh răng đúng cách theo hướng dẫn của nha sĩ.
Viêm lợi
Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết được tình trạng sưng lợi đó là viêm lợi. Khi các mảng bám tích tụ ở đường viền nướu sẽ làm sưng nướu răng và dẫn đến tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, viêm lợi còn có thể dẫn đến một số bệnh răng miệng khác như:
- Hơi thở có mùi hôi, khó chịu.
- Răng bị ê buốt, nhạy cảm.
- Nướu răng bị đỏ, đau.
- Răng bị lung lay.
- Các cơn đau nhức răng xuất hiện.
- Răng bị lung lay,…
Viêm nha chu
Khi các mảng bám, vụn thức ăn không được làm sạch sẽ dẫn đến nhiễm trùng nướu và các mô mềm xung quanh răng. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm nha chu, kèm theo đó là sưng lợi. Bên cạnh đó, nướu răng cũng có thể bị tụt, chân răng lộ ra ngoài, nghiêm trọng hơn là rụng răng nếu không được điều trị kịp thời. Bạn có thể nhận biết viêm nha chu qua những dấu hiệu sau:
- Sưng nướu răng.
- Răng bị lung lay.
- Tụt lợi.
- Các ổ mủ hình thành giữa nướu và răng.
- Hôi miệng.
Do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai
Cơ thể của phụ nữ mang thai sẽ sản sinh ra nhiều hormone. Điều này làm thay đổi lượng máu của cơ thể đến nướu răng dẫn đến sưng lợi. Lúc này, nướu răng dễ bị kích ứng, sưng tấy và nhạy cảm hơn. Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai cũng gây cản trở đến khả năng chống lại vi khuẩn của hệ miễn dịch. Chính vì thế các mẹ thường sẽ cảm thấy đau nhức, ê buốt răng và sưng lợi.
Nhiễm trùng
Lợi bị sưng cũng có thể là do nhiễm trùng khoang miệng. Bên cạnh đó, các căn bệnh như nấm miệng, mụn rộp sinh dục cũng có thể dẫn đến tình trạng sưng nướu răng cấp tính. Ngoài ra, một số bệnh lý răng miệng khác như: sâu răng, viêm nha chu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây áp xe răng, sưng lợi.
Thiếu dinh dưỡng
Lợi sẽ có nguy cơ bị sưng, nếu cơ thể bị thiếu hụt các loại vitamin B, C. Vì hai thành phần này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện tình trạng răng, nướu bị tổn thương. Do đó, nếu lượng vitamin C trong cơ thể thấp hơn so với bình thường, bạn có thể đang bị thiếu máu và lợi có nguy cơ bị sưng. Bên cạnh đó, bệnh lý răng miệng này cũng rất thường gặp ở người lớn tuổi bị suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, bạn cũng đừng kiêng ăn một số loại hoa quả hoặc thực phẩm có chứa nhiều vitamin. Điều đó sẽ giúp hạn chế được tình trạng sưng lợi.
Áp xe răng
Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng xung quanh răng, gây đau nhức, khó chịu, được chia làm hai loại: Áp xe quanh răng và áp xe nha chu. Cả hai bệnh lý răng miệng này đều gây sưng lợi, hình thành ổ mủ ở răng, mô nướu. Ngoài ra, bạn có thể nhận biết áp xe răng thông qua các triệu chứng:
- Đau răng, nướu, tai, hàm và cổ.
- Răng bị lung lay.
- Mặt bị sưng.
- Răng, nướu bị ê buốt, đau nhức khi ăn các thực phẩm nóng lạnh.
- Miệng có mùi hôi, vị khó chịu.
Nếu áp xe răng không được điều trị kịp thời và tiến triển nghiêm trọng hơn sẽ gây ra các triệu chứng:
- Nóng, sốt.
- Khó thở, mệt mỏi.
- Chán ăn, nuốt thức ăn không trôi.
Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân trên, bạn có thể bị sưng lợi nếu:
- Sử dụng thuốc bị tác dụng phụ.
- Răng nhạy cảm do các sản phẩm chăm sóc răng miệng kem đánh răng, nước súc miệng,…
- Đeo răng giả, răng sứ kém chất lượng hoặc các khí cụ nha khoa không phù hợp.
Có rất nhiều nguyên nhân gây sưng lợi. Chính vì thế, khi mắc phải bệnh lý răng miệng này, bạn hãy đến nha sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị triệt để.
Sưng nướu răng có nguy hiểm không?
Sưng lợi sẽ không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Trong một số trường hợp, sưng nướu răng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn nếu không được thăm khám và chữa trị đúng cách. Cụ thể, sưng lợi kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng sau:
- Viêm tủy xương hàm: Đây là bệnh lý răng miệng khá nguy hiểm có thể gây gãy xương hàm, biến dạng,…
- U nang răng: Hình thành khối mủ dưới chân răng, gây nhiễm trùng, chảy máu răng.
- Viêm xoang hàm: Dấu hiệu nhận biết tình trạng này các cơn đau nhức răng, nóng sốt, sưng má kéo dài, không thuyên giảm.
Chính vì thế, khi bị sưng lợi bạn phải đến gặp nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị đúng cách, ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
Bị sưng lợi phải làm sao để giảm sưng tại nhà?
Sưng lợi nếu muốn được điều trị dứt điểm phải đến nha khoa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu bạn chưa thể đến gặp nha sĩ để thăm khám ngay, thì vẫn có thể áp dụng một số mẹo giúp giảm sưng nướu răng tạm thời.
Dùng nước súc miệng khử trùng
Sử dụng nước súc miệng có thể làm sạch vi khuẩn và các mảng bám trên răng. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng sưng lợi tiến triển nặng hơn,… Ngoài ra, nước súc miệng còn có công dụng làm sạch các mảng bám trên răng, vụn thức ăn mắc kẹt ở những nơi mà bàn chải không chạm tới được. Bên cạnh đó, cơn đau, sưng tấy ở lợi cũng được làm dịu.
Để có thể dùng nước súc miệng điều trị sưng nướu răng bạn cần thực hiện như sau:
- Bước 1: Đánh răng làm sạch mảng bám và vi khuẩn.
- Bước 2: Dùng chỉ nha khoa để lấy vụn thức ăn còn mắc kẹt trong kẽ răng ra ngoài.
- Bước 3: Pha nước súc miệng theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Sau đó, ngậm trong 30 đến 45 giây
- Bước 4: Khò họng và nhổ nước sát khuẩn ra ngoài.
Súc miệng bằng nước muối
Tương tự như nước súc miệng, nước muối cũng là dung dịch có tính sát khuẩn cao. Vì thế được dùng để điều trị sưng lợi rất hiệu quả. Nước muối sẽ giúp bạn làm sạch vi khuẩn gây sưng nướu, giảm đau răng một cách nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Hòa tan 1 muỗng cà phê muối với 1 ít nước ấm.
- Bước 2: Ngậm dung dịch trong miệng khoảng 2 phút. Để nước muối có thể tràn qua nướu và kẽ răng, làm sạch mảng bám và vi khuẩn gây sưng lợi.
- Bước 3: Dùng nước sạch để súc miệng để loại bỏ dung dịch sát khuẩn, mảng bám còn sót lại.
Súc miệng bằng thảo dược tự nhiên
Cây dạ cẩm, cây lược vàng, hoa cúc,… là những loại thảo dược tự nhiên có công dụng trị sưng lợi. Pha nước súc miệng bằng các nguyên liệu này theo đúng hướng dẫn sẽ giúp bạn giảm tình trạng sưng nướu răng.
Đối với cây lược vàng, bạn nên làm sạch và đem đi ngâm rượu trong 30 ngày. Sau đó hãy dùng làm sạch khoang miệng mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể giã nát cây dạ cẩm để lấy nước súc miệng. Ngoài ra, uống trà hoa cúc cũng sẽ giúp làm giảm sưng lợi hiệu quả.
Súc miệng bằng thảo dược chỉ có thể điều trị sưng nướu răng tạm thời. Nếu muốn chữa trị dứt điểm tình trạng sưng lợi bạn phải đến nha khoa để được thăm khám.
Điều trị tình trạng sưng lợi bằng cách nào tốt nhất?
Nguyên nhân gây sưng lợi thường là do các mảng bám trên răng hoặc một số bệnh lý răng miệng khác gây ra. Xác định được các yếu tố gây sưng nướu răng sẽ giúp nha sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Cạo vôi răng
Các mảng bám lâu ngày không được làm sạch, sẽ dẫn đến tình trạng cao răng tích tụ trên răng và đường viền nướu, gây sưng lợi. Trong trường hợp này, nha sĩ sẽ chỉ định bạn lấy cao răng để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám, ngăn ngừa cao răng tích tụ.
Xem thêm: Lấy cao răng giá bao nhiêu?Sử dụng kháng sinh
Đây cách trị sưng lợi trong trường hợp nặng. Nếu cảm thấy các cơn đau nhức kéo dài, lan đến mang tai và đầu, bạn có thể sử dụng kháng sinh để khắc phục tình trạng này, nhưng phải có sự chỉ định của nha sĩ. Dưới đây là một số loại thuốc kháng sinh bạn có thể dùng:
- Macrolid, beta-lactam,… có công dụng làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn ngừa tình trạng sưng nướu răng.
- Dexamethason, prednisolon,… đặc tính kháng viêm mạnh, điều trị sưng lợi hiệu quả.
- Các loại thuốc giảm đau thông thường, giúp làm dịu những cơn đau nhức, sưng tấy.
*Lưu ý: Các loại kháng sinh điều trị sưng lợi trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn cần đến gặp nha sĩ để được thăm khám, hướng dẫn cụ thể.
Chích rạch áp xe
Khi bị áp xe răng, lợi sẽ sưng lên và hình thành ổ mủ. Bạn sẽ cảm thấy các cơn đau nhức răng kéo dài, lan đến cổ, tai. Nguyên nhân, gây ra tình trạng này thường là do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, vi khuẩn tích tụ gây sưng nướu răng, viêm nha chu,…
Áp xe răng là bệnh lý nguy hiểm có thể gây nhiễm trùng, tăng nguy cơ bị tử vong ở người bệnh. Vì vậy, bạn cần đến nha khoa để được nha sĩ thăm khám kịp thời. Điều trị dứt điểm tình trạng này cũng sẽ chấm dứt được triệu chứng sưng lợi. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch ổ mủ ở lợi để dẫn mủ ra ngoài, sau đó làm sạch vết thương để tránh nhiễm khuẩn. Như vậy, nướu răng sẽ không còn bị sưng, đỏ.
Nhổ răng
Bác sĩ sẽ chỉ định bạn nhổ răng, nếu nguyên nhân gây sưng lợi là do răng khôn (răng số 8) mọc ngầm, mọc lệch. Đây là tình trạng rất thường gặp. Sưng nướu khi mọc răng khôn có thể là do thức ăn bị kẹt trong kẽ răng, viêm lợi, viêm nha chu. Thực hiện tiểu phẫu loại bỏ răng số 8 ra khỏi cung hàm sẽ điều trị dứt điểm được tình trạng này.
Xem thêm: Nhổ răng khôn giá bao nhiêu tiền?Điều trị tủy
Sưng lợi là một trong những triệu chứng của viêm tủy răng. Nướu răng bị sưng, nhưng không được điều trị kịp thời sẽ hình thành các ổ mủ gây đau nhức, hôi miệng, khó chịu. Điều trị tủy răng sẽ chấm dứt được tình trạng này.
Cách phòng ngừa tình trạng sưng lợi, nướu răng
Sưng lợi là bệnh lý răng miệng có thể gặp phải ở cả trẻ em và người lớn. Không chỉ gây đau nhức, sưng nướu răng còn làm ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, sinh hoạt ở người bệnh. Vì vậy, bạn nên chủ động ngăn ngừa tình trạng này để tránh gặp phải các biến chứng răng miệng nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số cách giúp bạn giảm thiểu nguy cơ bị sưng lợi.
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.
- Chọn kem đánh răng phù hợp, không chứa thành phần gây kích ứng nướu răng.
- Sử dụng bàn chải lông mềm, không đánh răng quá mạnh, tránh làm tổn thương răng và lợi.
- Dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch vụn thức ăn thay vì tăm tre.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng. Hạn chế ăn đồ ngọt, nhiều đường hoặc axit.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia,…
- Đến nha khoa để thăm khám định kỳ.
Sưng lợi là bệnh lý răng miệng do nhiều yếu tố gây ra. Vì vậy, bạn cần phải tuân thủ và thực hiện chăm sóc răng đúng cách mới có thể ngăn ngừa được tình trạng này. Bên cạnh đó, đến nha khoa thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Điều trị bệnh lý sưng lợi an toàn và hiệu quả tại Nha khoa DAISY
Trong một số trường hợp, sưng nướu răng tiến triển nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như: mất răng, viêm nha chu, áp xe răng,… Chính vì thế, khi phát hiện lợi bị sưng, bạn nên đến nha khoa uy tín để được thăm khám kịp thời. Là hệ thống nha khoa theo tiêu chuẩn Châu Âu đầu tiên tại Việt Nam, Nha khoa Quốc tế DAISY tự hào là địa chỉ điều trị sưng nướu răng uy tín nhất, được nhiều khách hàng tin tưởng, đánh giá cao.
Phòng khám quy tụ hơn 100 bác sĩ Răng – Hàm – Mặt có kinh nghiệm, tay nghề cao cùng với công nghệ kỹ thuật hiện đại bậc nhất như: công nghệ chẩn đoán hình ảnh CT Kavo OP 3D Pro, tích hợp 3 trong 1 cho ra hình ảnh rõ nét, chất lượng, giúp bạn tối ưu được thời gian thăm khám.
Bên cạnh đó, quy trình điều trị sưng lợi tại Nha khoa DAISY luôn tuân theo tiêu chuẩn của Sở Y tế, đảm bảo an toàn cho khách hàng trong khi sử dụng dịch vụ. Vì thế bạn hoàn toàn có thể yên tâm, không lo gặp phải biến chứng.
Trên đây là những cách điều trị sưng lợi mà Nha khoa DAISY muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về vấn đề này, vui lòng gọi đến số hotline 19009009 để Nha khoa Quốc tế DAISY tư vấn chi tiết!
Có thể bạn quan tâm:
- Sưng lợi răng hàm nguyên nhân do đâu?
- Cách trị sưng nướu răng trong cùng tại nhà
- Sưng nướu khi niềng răng phải làm sao?
- Lợi ở chân răng bị rách phải làm sao?
- Bị viêm lợi trùm nguyên nhân do đâu?
Từ khóa » Sưng Viêm Lợi
-
Viêm Lợi: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chữa Tại Nhà | Medlatec
-
Các Triệu Chứng Cảnh Báo Viêm Lợi | Vinmec
-
Lưu ý Trong điều Trị Và Phòng Tránh Viêm Lợi | Vinmec
-
Viêm Lợi - Rối Loạn Nha Khoa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Làm Gì Khi Bị Sưng Lợi
-
Cách Chữa Viêm Lợi Hiệu Quả Nhất - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
10 Cách Chữa Viêm Lợi Tại Nhà Hiệu Quả Bằng Nước Súc Miệng Tự Nhiên
-
Viêm Lợi Sưng Má: Biến Chứng Khôn Lường Nếu Không điều Trị Sớm
-
GIẢI ĐÁP: Viêm Lợi Bao Lâu Thì Khỏi? | TCI Hospital
-
Cách Xử Lý Sưng Nướu Răng | Colgate®
-
Viêm Lợi Phì Đại Là Gì? Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị
-
Viêm Lợi Sưng Má Phải Làm Gì? Phương Pháp Chữa Trị Ra Sao?
-
Viêm Lợi Sưng Má: Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Tri Hiệu Quả
-
Viêm Lợi Là Gì? Tất Tần Tật Về Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa ...