Sưng Mí Mắt Trên Và Đau: Nguyên Nhân, Điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Sưng mí mắt trên và kèm đau nhức cho thấy điều gì?
Sưng mí mắt trên là tình trạng thường gặp trong cuộc sống có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau do môi trường hay do thói quen sống. Chỉ đơn giản như bị bụi bay vào mắt, khóc hay cọ xát, những thói quen tưởng chừng vô hại này cũng có thể khiến cho mắt bị sưng đau mí trên. Tuy nhiên, khi sưng đau mí trên đi kèm với một số biểu hiện bất thường khác có thể bạn đang gặp phải tình trạng nghiêm trọng hơn như:
1. Dị ứng ở mắt gây sưng mắt trên
Các tác nhận gây hại từ môi trường như: Phấn hoa, kích ứng với thức ăn, uống thuốc bị dị ứng, bị côn trùng đốt... Đều có thể dẫn đến tình trạng mắt sưng đau mí trên ở 1 bên hoặc cả 2 bên mắt. Dị ứng mắt sưng đi kèm với một số biểu hiện khác như: Mắt cộm, xốn, ngứa ngáy, đỏ mắt, tiết dịch nhiều bất thường.... khiến người bệnh thấy khó chịu.
2. Bị chắp mắt
Bệnh lý chắp mắt xảy ra khi tuyến dầu nhờn nằm dọc theo viền trong của mí mắt trên bị tắc nghẽn tạo ra nốt sưng khu trú tại mí mắt trên, có thể khiến toàn bộ mí mắt bị sưng tấy khiến mắt bị viêm và nhiễm trùng. Chắp mắt cũng có thể xuất hiện ở mí dưới. Chắp mắt nhìn ngoài có hình dạng như nốt mụn mủ, sẽ khiến cho người bệnh bị cản trở thị lực
3. Lẹo mắt khiến sưng đau mí trên
Lẹo mắt là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng nhỏ hình thành ở gốc lông mi thường khiến mắt bị sưng mí trên. Hơn nữa, tình trạng nhiễm trùng ở mắt này còn có xu hướng lan ngược vào mi mắt khiến cho cả mí mắt trên bị sưng và đỏ lên. Khi quan sát sẽ thấy có cả mủ ở bên trong vết sưng. Bạn lấy tay chạm vào nốt mủ này sẽ thấy có cảm giác đau.
4. Viêm bờ mi
Xung quanh mi mắt của một số người có thể tập trung nhiều vi khuẩn hơn những người khác. Và chúng thường là tác nhân gây ra một số bệnh lý cho mắt như viêm bờ mi. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý này là: Lông mi bị nhớn, tạo vảy như gàu ở xung quanh lông mi. Người bệnh lúc này thường gặp phải tình trạng sưng mắt trên. Đay lại là một bệnh lý mãn tính, hiện chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn.
Viêm bờ mi thường có xu hướng diễn biến ồ ạt, nghiêm trọng thành đợt nặng rồi lại thuyên giảm dần. Đôi khi nó có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn. Khi thấy tình trạng này ở mắt ngày càng diễn biến nặng hơn, khiến bạn bị đau nhiều nên đi khám mắt sớm nhé.
5. Đau sưng mắt do tắc ống lệ
Vì một nguyên nhân nào đó khiến cho ống lệ ở mắt bị tắc khiến cho nước mắt bị giữ lại gây ra tình trạng sưng và đau ở mí trên. Bệnh lý này thường phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. ình trạng có thể được cải thiện dần khi trẻ được hơn 1 tuổi. Ngoài gây cho trẻ sự khó chịu ở mắt thì đa phần bệnh lý này không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Có thể áp dụng biện pháp chườm ấm hoặc massage cho mắt cho bé để cải thiện tình trạng.
Chú ý: Nếu sưng mí mắt và đau đi kèm với biểu hiện sốt thì bạn nên cho bé đi thăm khám bác sĩ ngay.
6. Đau mắt đỏ
Bệnh lý này trong y khoa thường gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân thường bắt nguồn từ vi khuẩn, virus, các dị nguyên gây hại từ môi trường bên ngoài... khiến màng bao phủ bên ngoài tròng trắng của mắt và lớp sau mi mắt bị nhiễm trùng. Đau mắt đỏ là bệnh dễ lây nhiễm qua đường hô hấp thành dịch lớn. Bệnh đa phần không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng khiến họ khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày.
Khi gặp phải tình trạng viêm kết mạc này người bệnh thường có một số biểu hiện đặc trưng sau: Mắt đỏ, sưng đau mí trên, đổ ghèn nhiều, nước mắt rơi không kiểm soát... thông thường sẽ xuất hiện ở một bên mắt trước rồi lan dần sang bên mắt còn lại sau một đến hai ngày.
7. Bị viêm tế bào ổ mắt
Đây là bệnh lý nhiễm khuẩn sâu ở bên trong các mô của mí mắt. Viêm tế bào ổ mắt có thể lan nhanh ra toàn bộ vùng mắt gây đau đớn cho bệnh nhân. Bệnh lý này cần được chẩn đoán và điều trị bằng kháng sinh bởi các chuyên gia nhãn khoa. Nếu tình trạng nhiễm trùng nặng hơn bạn có thể được chỉ định tiêm trực tiếp thuốc kháng sinh theo đường tĩnh mạch.
8. Herpes mắt gây sưng mắt trên
Nguyên nhân gây ra bệnh lý này do virus herpes ký sinh bên trong và ở xung quanh mắt. Bệnh có thể gặp phải ở bất kỳ đối tượng nào nhưng thường phổ biến nhất ở trẻ em. Herpes mắt có những biểu hiện giống với viêm kết mạc nhưng không phải lúc nào cũng gây ra những thương tổn rõ rệt như vậy.
Thông thường chẩn đoán bệnh lý này bác sĩ sẽ chỉ định lấy mẫu bệnh phẩm ở mắt để nuôi cấy và tìm virus. Hiện nay chưa có phương pháp hiệu quả được công nhận có thể điều trị dứt điểm bệnh lý Herpes mắt, tuy nhiên các loại thuốc kháng virus có thể kiểm soát tốt các dấu hiệu của bệnh như: Sưng mí mắt trên và đau, đỏ mắt, đổ ghèn, rỉ...
9. Vùng da quanh mắt bị nhiễm trùng
Khi vùng da quanh mắt, đặc biệt là vùng da ở mí mắt gặp phải tình trạng nhiễm trùng đều có xu hướng gây sưng đau mí mắt trên. Nhiễm trùng ở nhiều vị trí khác trên khuôn mặt đều có thể lan đến mí mắt trên gây sưng đau. Một số nhiễm trùng da phổ biến như: Viêm mô tế bào hốc mắt, Viêm quầng hay chốc lở...
Khi không may bị côn trùng đốt xung quanh mắt, chấn thương, va đập ở vùng da quanh mắt... đều có thể dẫn đến tình trạng sưng mí mắt trên và đau vì cửa sổ tâm hồn của chúng ta vốn rất nhạy cảm như vậy.
10. Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể
Theo thời gian, cơ thể già đi và lão hóa dần, mắt của chúng ta cũng bị lão hóa khiến cho vùng da mắt bị chùng lại, mỡ mí mắt theo đó cũng xuất hiện ngày càng nhiều sẽ là nguyên nhân khiến mí mắt trên bị sưng đau. Khi bọng mỡ quá lớn sẽ làm che khuất phần nếp mi khiến cho mí mắt bị sụp xuống, ít nhiều gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của người bệnh.
11. Sưng mắt trên do bạn đang kiệt sức
Tuy ít gặp nhưng kiệt sức cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng sưng đau mí trên ở mắt của bạn. Khi bạn làm việc quá nhiều, bê vác nặng vượt quá sức chịu đựng của cơ thể gây ra kiệt sức hoặc cơ thể thường xuyên ở trong trạng thái mệt mỏi dễ khiến mi mắt trên bị tổn thương. Đau sưng mắt trên trong trường hợp này thường biểu hiện rõ nhất vào buổi sáng sau khi thức giấc.
Trong trường hợp mắt sưng đau mí trên do kiệt sức này bạn có thể cải thiện tình trạng bằng việc uống một ly nước ấm vào buổi sáng và cả lúc trước ngủ, điều chỉnh tư thế ngủ.
12. Bị rối loạn nội tiết
Nhóm bệnh rối loạn nội tiết này thường được gọi tên chung là bệnh Grave là tình trạng tuyến giáp bị quá hoạt. Bệnh lý diễn biến khiến tuyến giáp giải phóng ra một số tế bào nhằm chống lại sự nhiễm trùng ở mắt. Các kháng thể được sản sinh trong quá trình này có thể gây ra phản ứng khiến mí mắt trên của bẹn bị sưng đau.
Cần làm gì khi sưng đau mí trên
Trong đa phần các nguyên nhân gây ra tình trạng mí trên bị sưng đau người bệnh đều có thể tự khắc phục tại nhà bằng một số biện pháp đơn giản như: Vệ sinh mắt sạch sẽ loại bỏ tác nhân gây hại, chườm mắt giảm nhanh sưng đau, không dụi mắt, chạm tay vào mắt, rửa tay thường xuyên, sạch sẽ, uống nhiều nước.... Những lúc này nên hạn chế tối đa việc sử dụng kính áp tròng, trang điểm vào phần mí mắt.
Tuy nhiên bạn cũng không được chủ quan, cần theo dõi mắt thường xuyên. Khi khắc phục tại nhà bằng các biện pháp đơn giản trên không làm tình trạng sưng đau mí trên thuyên giảm, hoặc gia tăng cấp độ nặng cần tới ngay bệnh viện khám mắt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đặc biệt là trong trường hợp mí mắt trên bị sưng, đau đột ngột, nghiêm trọng, kéo dài, thị lực theo thời gian bị ảnh hưởng, kém dần cùng với một số biểu hiện bất thường khác ở mắt không rõ nguyên nhân. Lúc bạn cần đến ngay các cơ sở chuyên nhãn khoa để được kiểm tra, xác định tình trạng bệnh và có phương pháp can thiệp kịp thời, bảo vệ thị lực.
Điều quan trọng nhất luôn là xác định nguyên nhân khiến mí mắt trên bị sưng đau. Căn cứ vào đó các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp cho từng tình trạng bị sưng đau mí trên. Một số phương pháp có thể được sử dụng như:
- Dùng thuốc chống dị ứng: Bệnh nhân bị dị ứng ở mắt sẽ được kê đơn thuốc nhỏ mắt, thuốc uống hoặc thuốc tiêm tùy vào từng giai đoạn bệnh nhẹ hay nặng.
- Dùng thuốc kháng sinh: Với các trường hợp nhiễm trùng ở mắt do vi khuẩn, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh dạng nhỏ mắt hoặc dạng uống.
- Sử dụng nhóm thuốc chống viêm corticoid: Loại thuốc này thường không được ưu tiên sử dụng. Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm nhiễm nặng, dùng các loại thuốc khác không đạt hiệu quả mới được chỉ định sử dụng.
- Dùng thủ thuật: Một số thủ thuật như rạch, dẫn lưu dịch sẽ được áp dụng trong trường hợp sưng đau mí mắt trên do mụn, lẹo, muọn nước hay trường hợp bị áp se ở mắt.
Một số trường hợp sưng mí mắt trên và đau do những nguyên nhân nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật, liệu pháp điều trị thích hợp để khắc phục các nguyên nhân gây ra tình trạng khó chịu này ở mắt.
Mắt sưng đau mí trên sẽ khỏi trong bao lâu?
Việc xác định thời gian hồi phục của tình trạng này cũng cần căn cứ vào nguyên nhân khiến mắt trên bị sưng. Đối với những nguyên nhân thông thường như dị ứng, cọ xát bạn thường mất vài giờ áp dụng các biện pháp khắc phục và để cho mắt có thời gian nghỉ ngơi.
Còn với những nguyên nhân do những thói quen không tốt trong sinh hoạt bạn cần thời gian nhiều hơn để điều chỉnh lại các thói quen đó, đưa chúng vào quy củ. Khi cơ thể được nghỉ ngơi điều độ, ăn uống đủ chất thì tình trạng mắt sưng đau mí trên cũng được cải thiện dần và hết.
Với những tình trạng sưng mí mắt trên và đau do chắp, lẹo ở mắt cần thời gian 1 đến 3 tuần và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp để khỏi bệnh. Còn với những tình trạng nhiễm trùng quanh mắt còn phụ thuộc vào khả năng đáp ứng thuốc kháng sinh của người bệnh. Thông thường thời gian hồi phục sẽ lâu hơn.
Còn sưng mắt trên do tình trạng phù nề, ứ nước tạm thời do ăn mặn có thể hết trong khoảng 24h nếu được điều trị đúng cách kết hợp với uống nhiều nước, giảm thiểu lượng muối nạp vào cơ thể.
Lưu ý bạn cần biết khi bị đau sưng mắt
Khi mắt bị sưng đau mí trên bạn cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây để tình trạng không gia tăng cấp độ nặng gây biến chứng có hại chi mắt:
- Với những nguyên nhân do chắp lẹo khiến sưng mắt trên bạn phải nhớ tuyệt đối không được tự nặn ở nhà vì tự xử lý y tế không đúng cách có thể khiến tình trạng nhiễm trùng ở mắt trở nặng hơn. Tháo mủ phải được chỉ định và can thiệp từ chuyên gia.
- Với những người bệnh buộc phải trang điểm ở mắt cần biết cách tẩy trang đúng quy trình để hạn chế tối đa khả năng gây viêm nhiễm ở mi.
- Bỏ ngay thói quen dụi mắt đi, rửa tay thường xuyên, sạch sẽ với xà phòng và nước.
- Khi ra ngoài nên đeo kính râm để bảo vệ mắt tránh khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.
Tóm lại, sưng mí mắt trên và đau có thể là tiềm ẩn những vấn đề, bệnh lý ở mắt, khi thấy dấu hiệu bất thường bạn cần đi thăm khám ngay để hạn chế biến chứng có hại cho sức khỏe đôi mắt. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Để lại bình luận phía dưới nếu bạn còn thắc mắc cần được tư vấn và giải đáp nhé!
Từ khóa » đau Mắt đỏ Bị Sưng Mí
-
Mắt Bị Sưng Mí Trên: Nguyên Nhân Do đâu Và Cách điều Trị?
-
Sưng Mi Mắt, Một Số Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Sưng Mí Mắt, Bạn Có Nguy Cơ Mắc Một Trong Các Bệnh Sau
-
Bị Sưng Mí Mắt Là Bệnh Gì? Có Cần điều Trị Không?
-
Làm Gì Khi Bị Sưng Mí Mắt Trên Và đau? - Vinmec
-
[PDF] Viêm Kết Mạc - The Royal Children's Hospital
-
Những Nguyên Nhân Chính Gây Nên Hiện Tượng Sưng Mi Mắt
-
Bệnh đau Mắt đỏ Và Những điều Bạn Nên Biết
-
Sưng Mí Mắt Là Bệnh Gì? Phải Làm Gì Khi Bị Sưng Mí Mắt?
-
Bệnh đau Mắt đỏ Và Cách Phòng Ngừa - Trạm Y Tế Phường 9
-
Tự Nhiên Bị Sưng Mí Mắt: Nguyên Nhân, Cách Trị Hiệu Quả
-
Sưng Mi Mắt - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Viêm Bờ Mi Mắt: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Sưng Mí Mắt, Bạn Có Nguy Cơ Mắc ... - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Phú Thọ
-
Sưng Mí Mắt: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - Docosan
-
Giải đáp: Tại Sao Bọng Mắt Dưới Bị Sưng đỏ Và đau?
-
Các Bệnh Nhiễm Trùng ở Mắt Thường Gặp - Báo Sức Khỏe & Đời Sống