Sừng Trâu - Vị Thuốc Chữa Nhiều Bệnh

Vị thuốc thay thế sừng tê giác - Ảnh 1.

Trâu nước.

Sừng tê giác không phải là thần dược

Trong một số bài thuốc cổ phương của người xưa đã dùng sừng tê giác để chữa bệnh. Theo Đông y sừng tê giác nó có vị đắng, mặn, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, tiêu sưng, cầm máu, an thần định chí để sử dụng trong các bệnh như sốt cao, hôn mê nói nhảm, co giật, tai biến mạch máu não, đột quỵ, ung thư, viêm gan, hôn mê gan, ban chẩn, sang độc…

Ngày nay Y học hiện đại đã phát triển vượt bậc, những căn bệnh cấp tính, nguy hiểm đến tính mạng phải được xử trí kịp thời thì tính mạng con người mới được an toàn, nếu chờ tác dụng của sừng tê giác để chữa bệnh thì bệnh có thể đã chuyển sang giai đoạn diễn biến phức tạp, thậm chí tử vong.

Đối với Đông y sừng tê giác không phải là thần dược, với tác dụng của sừng tê giác như trên thì thảo dược cũng rất nhiều vị có tác dụng tương tự và cũng đã được các thầy thuốc Đông y sử dụng trong các phương thuốc, có tác dụng thay thế như: Hồng hoa, đào nhân, đan sâm, xích thược, huyền sâm, sinh địa, hòe hoa, hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, toan táo nhân, viễn trí, liên nhục…Những vị thuốc này, thầy thuốc Đông y rất dễ kiếm, dễ tìm, mua lại rẻ tiền, đáp ứng được tác dụng chữa bệnh, chi phí kinh tế lại thấp tại sao không dùng?

Bài thuốc từ sừng trâu nước

Để chung tay bảo vệ loài động vật quý hiếm này, xin giới thiệu một số vị thuốc thay thế sừng tê giác sử dụng trong các bài thuốc.

Vị thuốc thay thế sừng tê giác - Ảnh 2.

Vị thuốc ngưu hoàng.

1) Điều trị đột quỵ dùng bài: "Bài An cung ngưu hoàng hoàn" gồm ngưu hoàng, uất kim, sừng trâu nước, hoàng cầm, hoàng liên, hùng hoàng, sơn chi, chu sa, mai phiến, xạ hương và trân châu. Ngày nay các thầy thuốc Đông y dùng sừng trâu nước thay thế sừng tê giác.

2) Chữa ban xuất huyết do giảm tiểu cầu: Sừng trâu nước 50 g, đậu phụ 500 g. Sừng trâu nước tán nhỏ hoặc đập vụn, cho vào nồi đất, thêm nước, đun to lửa cho sôi. Sau đó đun nhỏ lửa nửa giờ, cho đậu phụ vào nấu tiếp khoảng 15 phút nữa là được. Thêm ít muối cho vừa khẩu vị, ăn đậu phụ và uống nước canh (Gia đình Trung y dược9/2002).

3) Chữa viêm gan virus: Dùng bột sừng trâu nước 50 g, sài hồ, thổ phục linh, hoàng kỳ, đan sâm, cam thảo mỗi thứ 15 g; tán bột, làm thành viên 0,5 g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 viên, liệu trình 30 ngày (Liêu Ninh Trung y tạp chí 1986).

Vị thuốc thay thế sừng tê giác - Ảnh 3.

Vị thuốc hoàng cầm có thể thay thể thay sừng tê giác

4) Chữa ban xuất huyết do dị ứng: Sừng trâu nước 40-100 g, sinh địa 10-30 g, xích thược 10-20 g, đan bì 10-20 g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang (Hồ Bắc Trung ytạp chí 1987).

5) Thổ huyết, chảy máu cam: Sừng trâu nước 15g, sinh địa 20g, mẫu đơn bì 10g, ngẫu tiết 25g, trắc bách diệp sao đen 15g, sắc uống 3 lần trong ngày.

6) Trẻ em sốt cao: Dùng sừng trâu nước mài nước uống, mỗi lần 1,5g. Hoặc dùng thủy ngưu giác mài uống cùng với thạch cao 15g.

  • Sừng tê giác – Niềm tin “chết chóc”

7) Trẻ em co giật: Bột sừng trâu nước 3g, câu đằng 9g, toàn yết 1,5g, chế nam tinh 3g, chu sa 1g, sắc uống 3 lần trong ngày.

8) Chứng xuất huyết: Uống bột sừng trâu nước mỗi lần 2g, mỗi ngày 3 lần. Hoặc dùng thủy ngưu giác, dương giác và móng chân lợn đốt tồn tính, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 - 4g.

9) Băng huyết: Sừng trâu nước 40g đốt tồn tính, tán bột; huyết dư thán 40g, bồ hóng 40g, tất cả trộn đều, uống mỗi lần 8g với nước sắc lá ngải cứu.

10) Thạch lâm, huyết lâm (sỏi tiết niệu, đái ra máu): Dùng sừng trâu nước đốt thành than, uống mỗi lần 1 - 2g, ngày 3 lần.

11) Chảy máu cam: Sừng trâu nước, rễ cây mẫu đơn, rễ cây thược dược và mạch môn, lượng bằng nhau 20g, sắc uống chia 3 lần trong ngày.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Từ khóa » Sừng Trâu Nước Châu Phi