Sương Mù Là Gì? đặc điểm Của 7 Loại Sương Mù Chính Trên Thế Giới
Có thể bạn quan tâm
Sương mù, hiện tượng thiên nhiên khá lý thú đối với nhiều người, về cơ bản, đây không phải là một hiện tượng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, nhưng chúng vẫn có những nguy hiểm riêng của mình. Hãy cùng dự báo thời tiết Hà Nội khám phá ngay sương mù là gì nhé
Sương mù là gì?
Sương mù tại Pleiku- Gia Lai
Sương mù là hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti giống như những đám mây, nhưng thay vì hiện ra ở trên trời, chúng chỉ lơ lửng ở mặt đất. Sương mù được tạo nên từ hơi ẩm bốc hơi ở trên Trái Đất, trong quá trình bốc hơi, hơi ẩm từ từ chuyển động lên cao, lạnh dần sau đó ngưng tụ lại, hình thành nên hiện tượng sương mù. So với mây, thì sương mù khác ở chỗ nó ở gần bề mặt Trái Đất hơn do đó, chúng ta có thể xem sương mù như là dạng tầng mây thấp.
Nguyên nhân hình thành nên sương mù
Sương mù tuyệt đẹp tại Tam Đảo
Sương mù là hiện tượng khí tượng tuy rằng nghe có vẻ rất thân quen, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể bắt gặp được. Để có thể hình thành được sương mù thì cần phải hội đủ các yếu tố sau:
- Ðộ ẩm tương đối (độ ẩm tỉ đối) của không khí phải cao.
- Nhiệt độ không khí tương đối thấp.
- Trời lặng gió, hoặc tốc độ gió yếu.
Thông thường, sương mù thường hay xuất hiện khi không khí từ mặt nước của các ao, hồ hay sông suối có độ ẩm tỉ đối lớn di chuyển tới vùng có nhiệt độ mặt đệm (mặt tiếp xúc ở phía dưới của lớp không khí với mặt trái đất) thấp hơn.
Các loại sương mù
Sương mù bức xạ (Radiation fog)
Sương mù bức xạ là loại sương mù nằm sát ở mặt đất và thường sẽ tan hết sau bình minh. Loại sương mù này thường hình thành vào những buổi tối yên tĩnh, bầu trời quang đãng, khi nhiệt độ ở mặt đất thấp đi do quá trình bức xạ nhiệt. Lớp không khí ở phía trên mặt đất trở nên thấp hơn so với ban ngày nên không thể giữ được nhiều hơi ẩm khiến cho hơi nước ngưng tụ lại, trở thành những giọt nước lơ lửng trong không khí. Sương mù bức xạ thường xuất hiện vào mùa thu và đầu mùa đông.
Sương mù thung lũng (Valley fog)
Sương mù thung lũng hình thành ở trong các thung lũng, lòng chảo, nằm giữa những ngọn đồi, dãy núi. Đây là một dạng sương mù bức xạ. Khi lớp không khí trở nên lạnh hơn, nặng hơn, chứa đầy những giọt sương bị mắc kẹt phía dưới một lớp không khí nóng hơn và nhẹ hơn bên trong địa hình khu vực, nó thường không thể thoát ra và sẽ tồn tại trong khoảng vài ngày. Một trong những sương mù thung lũng đặc biệt nhất là sương mù Tule. Thường xuất hiện từ cuối mùa thu đến đầu mùa xuân ở Thung lũng Trung tâm, California, Mtỹ
Sương mù bình lưu (Advection fog)
Sương mù bình lưu được hình thành do một khối không khí nóng, ẩm di chuyển phía trên một bề mặt lạnh hơn, thường là mặt nước, khiến cho lớp không khí ở sát bề mặt lạnh đi và ngưng tụ lại, tạo thành sương mù.
Sương mù sườn núi (Upslope fog)
Sương mù sườn núi được hình thành khi gió thổi khối không khí nóng, ẩm lên trên một sườn dốc. Khối không khí này khi lên cao sẽ bị giãn nở ra do áp suất không khí giảm xuống (hay còn được gọi là giãn nở đoạn nhiệt), nó lạnh dần và đạt tới điểm ngưng tụ, tạo thành một đám mây
Sương mù đông lạnh (Freezing fog)
Sương mù đông lạnh được hình thành khi những giọt nước trong sương mù lạnh ở dưới nhiệt độ đóng băng, nhưng vẫn có thể tồn tại ở trong trạng thái lỏng. Nếu những giọt nước này chạm vào bề mặt băng giá, chúng sẽ trở thành những tinh thể băng có màu trắng, bao phủ tất cả mọi thứ vào mùa đông.
Sương mù băng (Frozen fog)
Sương mù băng được hình thành khi những giọt nước trong sương mù bắt gặp nhiệt độ siêu lạnh (thấp hơn âm 30º C), khiến chúng không thể nào tồn tại ở trạng thái lỏng mà sẽ chuyển thành những tinh thể băng đá lơ lửng trong không khí. Sương mù băng thông thường xảy ra ở Bắc Cực hay vùng Alaska.
Sương mù bốc hơi (Evaporation fog)
Sương mù bốc hơi được hình thành khi khối không khí lạnh di chuyển trên mặt nước ấm áp (biển, hồ nước, sông,…). Lượng hơi nước bốc lên từ mặt nước gặp phải nhiệt độ thấp hơn của khối không khí lạnh phía trên, khiến cho nó bị ngưng tụ lại và tạo thành sương mù.
Thành phần và các đặc điểm của sương mù
Sương mù gây hạn chế tầm nhìn khi tham gia giao thông
Thành phần của sương mù là hạt nhân hút ẩm và nước. Hạt nhân hút ẩm chỉ là những giọt nhỏ dung dịch muối hoặc là các hạt muối từ đại dương được đem tới bởi tác động của gió. Các hạt này kết thúc ở trong khí quyển và ngưng tụ lại theo độ ẩm ở trong không khí. Để đạt tới bão hòa, cần phải có nhiệt độ thấp hơn, nhiệt độ cao hơn. Bởi vì có một số nhầm lẫn giữa các thuật ngữ này, cho nên nhiều người hay sử dụng sai các khái niệm về sương mù. Tóm lại, Sương mù chính là sự tập trung của các hạt nước tạo thành các đám mây ở độ cao thấp và gây cản trở tầm nhìn.
Xem thêm: Lý giải nguyên nhân tại sao bầu trời có màu xanh
Hi vọng rằng, những thông tin về sương mù mà chúng tôi giới thiệu ngày hôm nay sẽ đem đến cho các bạn nhiều kiến thức hữu ích, hãy cẩn thận khí lái xe trong thời tiết sương mù và hãy tiếp tục đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.
Từ khóa » Nguyên Nhân Hình Thành Sương Mù
-
Sương Mù – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sự Hình Thành Sương Mù
-
Sương Mù Là Gì, Nó được Hình Thành Như Thế Nào Và Nó Có Những ...
-
Sương Mù Là Gì? Tại Sao Sương Mù Xuất Hiện Nhiều Vào Mùa đông ...
-
Vì Sao Lại Có Sương Mù?
-
Sương Mù Là Gì? Nguyên Nhân Hình Thành Sương Mù
-
Hiện Tượng Sương Mù Dày đặc Là Do đâu? Tìm Hiểu Và Lý Giải ...
-
Sương Mù - Nguyên Nhân Hình Thành Và Các Tác Hại Nó Gây Ra
-
Chủ đề Nguyên Nhân Hình Thành Sương Mù - VietAdsGroup.Vn
-
Sự Hình Thành Sương Mù - Tin Tức Công Nghệ 24H
-
Sương Mù Là Gì? Sương Mù Có Liên Quan Gì đến ô Nhiễm Môi Trường ...
-
GIẢI THÍCH CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN SƯƠNG MUỐI, SƯƠNG MÙ
-
TPHCM Bất Ngờ Sương Mù Dày đặc Vào Buổi Sáng Như Đà Lạt
-
Sương Mù Là Gì? Vì Sao Lại Có Hiện Tượng Sương Mù?