Sụt Cân Không Rõ Nguyên Nhân Cảnh Báo Ung Thư - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Ông Phạm Văn Lợi (49 tuổi, Mê Linh, Hà Nội) thường xuyên uống bia rượu sau một ngày làm phụ hồ. Ông còn có thói quen hút thuốc lá trên 25 năm qua. Công việc nặng nhọc, cộng thêm gia cảnh khó khăn, chỉ khi bệnh rất nặng ông mới đến bệnh viện.
Dạo gần đây, nhiều người bảo ông "ốm trông thấy" nhưng ông không để ý, đỉnh điểm ông giảm gần 6 kg trong hai tháng. Đến khi ho khan nhiều, cơn đau tức ngực tưởng chừng không thở nổi, bệnh nhân mới đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Kết quả thăm khám cho thấy, ông Lợi mắc ung thư phổi giai đoạn muộn.
Sụt cân là một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy của nhiều người mắc ung thư. Theo Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Mỹ, khi được chẩn đoán mắc ung thư, khoảng 40% số bệnh nhân có triệu chứng sụt cân không rõ nguyên nhân; có tới 80% bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bị sụt cân và suy kiệt. Theo số liệu của Cơ quan nghiên cứu ung thư Anh, 80% người bị ung thư tuyến tụy, thực quản hoặc dạ dày đã sụt cân đáng kể khi họ được chẩn đoán mắc bệnh; ung thư phổi là 60% các trường hợp.
TS.BS Vũ Hữu Khiêm, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết, sụt cân bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư hoặc cũng có thể là các vấn đề sức khỏe khác như căng thẳng, rối loạn ăn uống, nhiễm trùng, viêm loét dạ dày tá tràng, suy dinh dưỡng... Nếu một người giảm hơn 5% trọng lượng cơ thể trong sáu tháng đến một năm, không do chế độ ăn uống, vận động, căng thẳng... thì nên thăm khám bác sĩ sớm.
Các loại ung thư thường gây sụt cân như ung thư phổi, thực quản, dạ dày, tuyến tụy... Các bệnh ung thư khác chẳng hạn như ung thư buồng trứng cũng có thể khiến cân nặng giảm khi khối u phát triển lớn chèn lên dạ dày và khiến người bệnh cảm thấy no nhanh hơn.
Ung thư cũng làm tăng tình trạng viêm nhiễm. Viêm là một phần phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại khối u, tạo ra các cytokine gây viêm và làm thay đổi sự trao đổi chất của cơ thể. Điều này dẫn đến rối loạn các hormone điều chỉnh sự thèm ăn, thúc đẩy sự phân hủy chất béo. Khối u đang phát triển còn sử dụng năng lượng của cơ thể, làm tăng mức tiêu hao năng lượng khi nghỉ ngơi, gây sụt cân.
Bác sĩ Khiêm cho biết, có nhiều trường hợp người có dấu hiệu sụt cân đột ngột, nhanh và nhiều trong thời gian ngắn đến thăm khám phát hiện ung thư. Mức độ sụt giảm cân do ung thư còn phụ thuộc vào các giai đoạn bệnh. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có dấu hiệu giảm cân nhẹ (dưới 5% trọng lượng cơ thể), kèm theo dấu hiệu như chán ăn, mệt mỏi... Song, người bệnh có thể không nhận thấy. Giai đoạn sụt cân nhanh và nhiều, không kiểm soát có thể hơn 10% trọng lượng cơ thể. Ngoài sụt cân, các triệu chứng khác kèm theo như mệt mỏi, mất năng lượng, ăn ngủ không ngon, ốm yếu, suy kiệt....
Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh ung thư đều gây ra các triệu chứng hoặc rất mơ hồ trong giai đoạn đầu. Ở giai đoạn muộn, một số loại ung thư có dấu hiệu điển hình như ho kéo dài, khó thở, đau ngực... ở bệnh nhân ung thư phổi; chảy dịch, chảy máu đầu vú, có hạch ở nách hoặc cổ... nếu mắc ung thư vú; ung thư gan thường có biểu hiện nặng tức vùng hạ sườn phải, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, vàng da...
Thăm khám sớm khi bị sụt cân bất thường
TS.BS Vũ Hữu Khiêm khuyến cáo, nếu một người bị sụt cân bất thường thì nên đến bác sĩ thăm khám sớm. Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh và đề xuất kế hoạch điều trị phù hợp nếu bị ung thư. Sau khi xem xét tiền sử bệnh bao gồm các loại thuốc đang dùng (nếu có), bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng kèm thực hiện xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp X-quang, siêu âm... để tìm kiếm các dấu hiệu của ung thư hoặc một tình trạng khác ảnh hưởng đến cân nặng của bệnh nhân.
Ở một người bệnh mắc ung thư, chế độ dinh dưỡng tốt có thể giúp cơ thể hồi phục, tăng cân. Bởi vì khi nạp quá ít calo, người bệnh không chỉ bị sụt cân mà còn giảm hiệu quả của liệu pháp điều trị đặc hiệu.
Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị ung thư cũng có thể gây sụt cân. Tác dụng phụ của xạ trị và hóa trị khiến người bệnh bị loét miệng, buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi... dẫn đến ăn uống không ngon miệng, ăn kém, ăn uống khó tiêu. Nhiều người mắc ung thư thường than phiền chán ăn, dù vậy, các bác sĩ khuyên nên cố gắng điều chỉnh chế độ ăn dễ tiêu, đa dạng thành phần, giàu năng lượng, chất xơ và vitamin, ngoài ra có thể dùng thêm các thực phẩm khác để bồi bổ như yến, nhân sâm... Thay vì ăn các bữa ăn lớn ba lần mỗi ngày, bệnh nhân có thể chia nhỏ các bữa.
Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, các chuyên gia ung bướu sẽ phối hợp cùng chuyên gia dinh dưỡng xây dựng chế độ ăn phù hợp với từng người bệnh cụ thể giúp họ duy trì cân nặng hợp lý, đảm bảo sức khỏe đáp ứng quá trình điều trị tốt hơn.
Tên nhân vật đã được thay đổi
Kim Uyên
Để đặt lịch khám với các chuyên gia Ung bướu, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể liên hệ:
Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên. Hotline: 1800 6858
TP HCM: 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình. Hotline: 0287 102 6789
Website: https://tamanhhospital.vn
Fanpage: facebook.com/benhvientamanhTừ khóa » Sut Ky Khong Ro Nguyen Nhan
-
Giảm Cân Không Rõ Nguyên Nhân: Bạn Cần Chú ý | Vinmec
-
Giảm Cân Không Rõ Nguyên Nhân Và Ung Thư: Khi Nào Cần Lo Lắng?
-
Sụt Cân Không Rõ Nguyên Nhân - Hello Bacsi
-
Sút Cân Bất Thường – Cảnh Báo Bệnh Gì?
-
Những Nguyên Nhân Thường Dẫn đến Sụt Cân Nhanh Nhất | Medlatec
-
Triệu Chứng Sụt Cân Không Rõ Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
SỤT CÂN BẤT THƯỜNG, CẨN THẬN TRỌNG BỆNH “GHÉ THĂM”
-
7 Lí Do Khiến Bạn Sụt Cân Nhanh Chóng - Ngaydautien
-
Sụt Cân Không Rõ Nguyên Nhân
-
7 Lý Do đáng Sợ Của Sụt Cân Không Rõ Nguyên Nhân
-
10 Dấu Hiệu Báo động Bệnh Ung Thư
-
Cẩn Thận Khi Giảm Cân Nhanh Không Rõ Nguyên Nhân
-
Trẻ Sụt Cân Không Rõ Nguyên Nhân Mẹ Phải Làm Sao? Mẹ Nên Cảnh Giác
-
Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị Sụt Cân đột Ngột - Sức Khỏe - Zing