Sút Lưng Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Phải Làm Sao? - INDembassy

Sút lưng là bệnh lý khi nhắc tới nghe có vẻ xa lạ nhưng trên thực tế thì hầu hết người trưởng thành nào cũng từng gặp phải. Vậy làm thế nào để nhận biết triệu chứng của sút lưng và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Mời bạn đọc tham khảo thông tin dưới đây để được giải đáp thắc mắc.

Mục lục hiện 1 Dấu hiệu bị sút lưng 1.1 Nguyên nhân gây sút lưng 1.2 Do tác động bệnh lý 1.3 Do các yếu tố cơ học 2 Bị sút lưng phải làm sao?

Dấu hiệu bị sút lưng

Sút lưng (hay còn gọi là đau thắt lưng cấp) là hiện tượng xảy ra khi người bệnh thay đổi tư thế làm việc đột ngột khiến cho phần đĩa đệm chệch ra khỏi vị trí ban đầu, va chạm mạnh vào các rễ thần kinh, dây chằng và màng cứng gây đau lưng.

Người lao động làm các công việc nặng như bê vác, nâng, kéo hàng nặng,… thường là đối tượng có nguy cơ cao bị sút lưng gây đau nhói cột sống. Nhiều trường hợp phải ngồi tại chỗ, không thể tiếp tục công việc được.

sút lưng

Để nhận biết các dấu hiệu điển hình của bệnh sút lưng, người bệnh có thể căn cứ vào một trong các triệu chứng dưới đây:

  • Xuất hiện từng cơn đau nhức cấp tính, đột ngột tại vùng lưng.
  • Mức độ các cơn đau tăng dần khi người bệnh di chuyển, cúi hoặc ngửa người.
  • Bệnh nhân đi ở tư thế khom lưng hoặc ngồi dậy phải dùng gậy, tay để hỗ trợ và giảm đau lưng.
  • Cơn đau có kèm theo hiện tượng co cứng các khối cơ nằm xung quanh cột sống.

Ngoài các đặc điểm trên thì mức độ nguy hiểm của bệnh đau thắt lưng cấp tính còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương của dây chằng, cơ và cột sống lưng. Đồng thời, nếu người bệnh phát hiện và điều trị muộn thì đau nhức chuyển thành mạn tính, trường hợp nặng nhất có thể bị bại liệt.

Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ

GỌI NGAY 0246 297 7923

Nguyên nhân gây sút lưng

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên hiện tượng đau sút lưng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì bệnh được chia thành hai nhóm chính là do bệnh lý và do các yếu tố cơ học.

Do tác động bệnh lý

Hiện tượng đau thắt lưng cấp tính hay sút lưng có khả năng hình thành khi bạn bị mắc một trong số các căn bệnh dưới đây:

  • Bệnh về cơ xương khớp: Có thể kể đến như gai cột sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, ung thư hoặc viêm cột sống,…
  • Các bệnh đường tiết niệu: Sỏi thận, sỏi niệu quản, thận hư, thận yếu, thận bị ứ nước.
  • Bệnh viêm tụy cấp hoặc các chị em bị viêm nhiễm phụ khoa.

Nguyên nhân gây sút lưng

Do các yếu tố cơ học

Khi phải chịu bất kỳ tác động từ các yếu tố bên ngoài dẫn đến việc dây chằng, hệ thống cơ, các đốt sống bị căng giãn, thương tổn đều có thể là nguyên do tạo nên sút lưng.

  • Người bị tai nạn giao thông, tai nạn trong khi lao động làm chấn thương đến vùng cột sống và vùng lưng.
  • Người chơi các môn thể thao vận động mạnh, di chuyển rung xóc như tập gym, chạy bộ, đạp xe,…
  • Trường hợp sai tư thế khi kéo, bốc vác đồ vật nặng, cúi khom lưng, đi giày cao gót hoặc đang cố gắng với các vật dụng trên cao hoặc cách quá xa,…
  • Đứng quá lâu hoặc ngồi làm việc sai tư thế.
  • Cơ thể người bệnh bị nhiễm lạnh đột ngột.

Bị sút lưng phải làm sao?

Tình trạng sút lưng không quá nguy hiểm nếu như được tác động kịp thời, nghỉ ngơi đúng cách thì chỉ sau từ 5 đến 10 ngày là khỏi bệnh. Thế nhưng nếu bạn chủ quan, không chữa trị và can thiệp sớm thì bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, nguy cơ cao mắc đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm.

Vậy người bệnh nên làm gì khi bị sút lưng? Áp dụng các biện pháp điều trị đơn giản dưới đây để xóa bỏ các cơn đau nhức nhanh chóng.

  • Nghỉ ngơi: Cách tốt nhất để giảm thiểu đau lưng chính là nghỉ ngơi và thư giãn. Bạn nên chọn một chiếc giường phẳng, không bị lõm lưng rồi thả lỏng cơ thể sao cho tư thế nằm được thoải mái nhất. Chú ý không được xoay người một cách đột ngột và nằm nghiêng để máu lưu thông tốt hơn.
  • Chườm: Chườm nóng hoặc lạnh đều được xem là các chữa đau do sút lưng đơn giản, hiệu quả trong việc giãn cơ và lưu thông khí huyết tốt hơn. Người bệnh có thể rang nóng muối hạt, gạo,… sau đó cho vào túi vải chườm lên vùng lưng bị đau từ 15-30 phút. Hoặc bạn cũng có thể mua túi chườm tiện lợi hiện có bán rộng rãi trên thị trường.
  • Tập luyện yoga: Yoga với các động tác dẻo dai, uyển chuyển nhẹ nhàng giúp thư giãn gân cốt rất thích hợp cho người bệnh sút lưng. Ngoài ra, tập luyện yoga còn có tác dụng giảm cân, giữ gìn vóc dáng, tăng sức đề kháng và cân bằng cơ thể.

Bị sút lưng phải làm sao

  • Vật lý trị liệu: Người bệnh có thể điều trị sút lưng bằng việc kết hợp các biện pháp vật lý trị liệu như châm cứu, bấm huyệt sẽ cân bằng và điều hòa các chức của nội tạng, đánh bay tình trạng co cứng dây chằng. Đồng thời, massage lưng nhẹ nhàng bằng các loại tinh dầu (bạc hà, oải hương, bạch đàn,…) giúp tăng cường lưu thông máu.
  • Sử dụng các bài thuốc dân gian: Ngải cứu, lá lốt,… là các loại thảo dược thiên nhiên mà bạn có thể tham khảo áp dụng điều trị bệnh sút lưng, phòng ngừa các cơn đau tái phát.
  • Dùng thuốc giảm đau: Trong trường hợp xuất hiện các cơn đau kéo dài và có dấu hiệu nặng hơn thì người bệnh có thể tham khảo sử dụng thuốc giảm đau. Thuốc có thành phần paracetamol với tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc quá mức, không theo chỉ định của bác sĩ có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe người bệnh.

Chắc hẳn những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên đã phần nào giúp bạn giải đáp các thắc mắc về bệnh sút lưng. Bên cạnh đó, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị giảm đau nhức hiệu quả hơn. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!

Cập nhật mới nhất vào ngày 1 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Cách chữa đau lưng bằng ngải cứu Mẹo chữa đau lưng bằng lá ngải cứu cực kỳ hiệu quả

Cách chữa đau lưng bằng lá ngải cứu giúp bạn giải quyết được những cơn đau lưng hành hạ mỗi Tìm hiểu thêm

đau cơ lưng Đau cơ lưng kéo dài là bị làm sao? Phải làm gì để chữa trị

Đau cơ lưng là triệu chứng bệnh lý vô cùng phổ biến, rất dễ xảy ra khi người bệnh gặp Tìm hiểu thêm

Cách bấm huyệt chữa đau lưng tại nhà Cách bấm huyệt chữa đau lưng và địa chỉ bấm huyệt uy tín

Bấm huyệt chữa đau lưng là một trong những phương pháp điều trị đau lưng phổ biến, được rất nhiều Tìm hiểu thêm

Đau lưng nên ăn gì Đau lưng nên ăn gì? Kiêng gì? Món ăn chữa đau lưng

Đau lưng nên ăn gì? Kiêng ăn gì hay món ăn nào chữa đau lưng là thắc mắc của rất Tìm hiểu thêm

bác sĩ Hồng YếnBác sĩ Hồng Yến

Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.

Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.

Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23

Từ khóa » Giảm đau Khi Bị Sút Lưng