Sưu Tầm Thơ Thiếu Nhi... Ngày Xưa - Quansuvn
Có thể bạn quan tâm
Sưu tầm thơ thiếu nhi... ngày xưa
<< < (35/35)
fddinh: Trích dẫn từ: altus trong 09 Tháng Bảy, 2009, 09:59:57 pmGọi là tí xíuMà chẳng bé đâuTí biết lấy rauMang về cho lợnTí biết nấu nướngHai bữa cơm canhTí còn nhờ ôngPha thanh tre cậtTí ngồi Tí vótĐược 10 cây chôngGửi đồn biên phòngĐánh quân cướp nước.Bất ngờ với tác giả “Tí xíu”- nhà văn Ngô Văn PhúYÊN KHƯƠNGĐến thăm nhà văn Ngô Văn Phú, tác giả của “Mây và bông” (SGK lớp 1) và “Tí xíu” (SGK lớp 2), (chưa kể “Con voi ở công viên Thủ Lệ” (SGK lớp 9) được ông kể cho nghe mới biết hai tác phẩm được đưa vào SGK của ông cũng có những kỷ niệm thật thú vị. “Bài ‘Mây và bông’ của tôi thường vẫn bị “giật tít” thành “Bông và mây” và thường cho đó là bài ca dao nên không đề tên tác giả… Còn bài ‘Tí xíu’ thì bị chữa nhiều khi đưa vào SGK…”- ông nói.* “Mây và bông” chứ không phải “Bông và mây”Bài thơ “Mây và bông” tôi viết khi về nông trường Tam Đảo. Đến đây, tôi được ngắm nhìn những cánh đồng bông “trắng như mây” và thấy rất đẹp do các đơn vị bộ đội ở khu V, khu VI Nam Trung Bộ chuyển ngành đem trồng ở chân núi, từ đó tứ bật ra và viết hoàn chỉnh.Trên trời mây trắng như bôngỞ dưới cánh đồng bông trắng như mâyNhững cô má đỏ hây hâyĐội bông như thể đội mây về làng Sau khi bài thơ này viết xong tình cờ có một cuộc thi ca dao của của báo Văn học (nay là báo Văn Nghệ) tôi gửi dự thi luôn và đoạt giải Nhì (không có giải Nhất) năm 1962. Đến năm 1963 “Mây và bông” được đưa vào SGK lớp 1. Chỉ có điều, không hiểu sao khi đưa vào SGK dưới bài thơ họ không đề tên tác giả.Nhiều bạn, đọc “Mây và bông” xong vẫn cất lời khen bài “ca dao” ấy hay. Tôi chỉ cười và nghĩ chắc là do bài thơ ấy tham dự cuộc thi ca dao và cũng đậm chất ca dao nên mọi người chỉ nhớ nó theo thể loại chứ không nhớ tác giả. Sau này, ở những lần tái bản SGK đã in tên tác giả. Nhưng có điều, nhiều báo, tạp chí và bây giờ là mạng internet khi in lại bài “Mây và bông” của tôi họ cứ tự ý “giật tít” “Mây và bông” thành “Bông và mây”.Câu: “Những cô má đỏ hây hây/ Đội bông như thể đội mây về làng” bị chữa lại thành “Mấy cô má đỏ hây hây/ Gánh bông như thể gánh mây về làng”. Cái từ “gánh” đúng là nó đúng với sự thật ngoài đời khi các cô, và có cả các anh nữa ở các nông trường sau khi hái bông thường sẽ gánh về. Nhưng như thế thì hình tượng không đẹp, không hợp với “Trên trời mây trắng như bông”. Phải “đội bông như thể đội mây” mới đẹp, mới ấn tượng và gợi hình ảnh”…(Về sau đã sửa lại đúng là “đội bông”.Đặc biệt hơn là khi tôi đi đến các nông trường trồng bông không hiểu sao thấy mình lại được yêu quý đến thế. Tìm hiểu mới biết, hết nông trường này đến nông trường khác cứ tưởng bài “Mây và bông” là tôi viết về nông trường của họ. Thậm chí bài thơ “Mây và bông” còn được một nông trường trồng bông ghi vào bên cạnh bảng thành tích.* Bài “Tí xíu” bị chữa nhiều khi đưa vào SGKỞ quê tôi, xã Nam Viêm, Mê Linh ngày xưa những đứa trẻ chịu khó lắm! Chúng chăm làm từ khi mới 7 – 8 tuổi. Nói chung là chúng làm đủ thứ, làm bất kể việc gì giúp được cha mẹ. Cứ thế những hình ảnh bọn trẻ cứ dội vào tâm thức tôi những xúc cảm thiết tha đối với chúng. Lại nhớ thời các em học sinh tham gia vót chông do nhà trường vận động năm 1979. Nhìn những đứa trẻ tay dao tay tre vót nhanh thoăn thoắt với một niềm hứng khởi lạ kỳ tôi đã không kìm được cảm xúc: Gọi là tí xíuMà chẳng bé đâuVớt bèo trong aoĐem về cho lợnTý biết nấu nướngHai bữa cơm canhNgắt lá dứa xanhTý làm chong chóngNhà cửa sạch bóngSách vở gọn gàngChăn bò, dỗ emViệc gì cũng giỏi…Tý xíu tý xíuMà chẳng bé đâu! Sau này bài thơ được đưa vào SGK lớp 2, nhưng tôi không biết ai đã “chữa dùm” bài thơ “Tí xíu” như thế này:Gọi là tí xíuMà chẳng bé đâuTí biết hái rauMang về cho lợnTí biết nấu nướngHai bữa cơm canhTí còn nhờ ôngPha thanh tre cậtTí ngồi tí vótĐược mười cây chôngGửi đồn biên phòngĐánh quân cướp nướcTôi không nói gì về việc người khác chữa thơ tôi. Tôi đoán người ta chữa để cho có tính giáo dục hơn, qua đó thấy được ý nghĩa tuổi nhỏ các em làm đối với việc bảo vệ đất nước lúc bấy giờ…Tuy nhiên, chọn bài thơ “Tí xíu” đưa vào SGK với tôi chưa chuẩn lắm. Nói thực tôi có nhiều bài hay hơn thế . Ví dụ bài “Cua đồng” chẳng hạn:Áo nâu và áo tímLúc thụt vào nhô raLàng cua trong bờ cỏMỗi con xây một nhà Mắt thấp là mặt đấtMà nhìn thấu đục trongTưởng mình là hiệp sĩXách gươm đi dọc đồng…Bài thơ như tôi vừa dẫn đó nó gần gũi với thiếu nhi hơn, hình tượng cũng hoạt hơn. Tôi dám chắc nhiều trẻ em sống ở thành phố rất khó tưởng tượng về những cái gần gũi với thiên nhiên, nông thôn nếu không muốn nói là chúng rất ít hoặc không tiếp xúc với những thứ thuộc về nông thôn. Tôi lấy ví dụ, một ông bạn tôi phàn nàn rằng cháu ông đi học được cô giáo giao về nhà bài tập làm văn hãy tả hình dáng con bò nhưng nó chịu không thể tượng tượng con bò nó như thế nào ngoài đời thực. Một số bạn bè nó khuyên lên mạng internet seach tìm nhưng vì trên mạng cũng chỉ toàn bò bằng hình ảnh nên đích thân ông phải đưa nó ra ngoại thành thành phố để đi ngắm bò.Nguồn: Thể thao & Văn hóa
fddinh: Trích dẫn từ: binhnhi2009 trong 21 Tháng Tư, 2010, 01:42:57 amTrích dẫn từ: donghai trong 25 Tháng Bảy, 2009, 10:16:19 pm Đồng hồ báo thức Bác kim giờ thận trọng Nhích từng li, từng li Anh kim phút lầm lì Đi từng bước, từng bước. Bé kim giây tinh nghịch Chạy vút lên trước hàng Ba kim cùng tới đích Rung một hồi chuông vang. Hoài Khánh bn nhớ có bài "Đồng hồ quả lắc" trong sách tập đọc hồi trước cải cách. Có câu như sau:Đồng hồ quả lắcTích tắc tích tắcKim ngắn chỉ giờKim dài chỉ phút....Đồng hồ luôn nhắcHọc chơi ăn ngủĐúng giờ đúng giấc....Nhờ các bác bổ sung và hiệu đínhĐỒNG HỒ QUẢ LẮCTích tắc tích tắcĐồng hồ quả lắcTích tắc đêm ngàyTích tắc tích tắcĐồng hồ luôn nhắcKim ngắn chỉ giờKim dài chỉ phútTích tắc tích tắcThì giờ vùn vụtĐi tựa tên bayKhông phí một giâyEm chăm chỉ học(lớp 2)
Linhkhue: Em rất thích bài thơ này .Nghe trẻ con đọc rất dễ thương :-*Con yêu Mẹ bằng ông trời.- Con yêu mẹ bằng ông trời Rộng lắm không bao giờ hết - Thế thì làm sao con biết Là trời ở những đâu đâu Trời rất rộng lại rất cao Mẹ mong, bao giờ con tới! - Con yêu mẹ bằng Hà Nội Để nhớ mẹ con tìm đi Từ phố này đến phố kia Con sẽ gặp ngay được mẹ - Hà Nội còn là rộng quá Các đường như nhện giăng tơ Nào những phố này phố kia Gặp mẹ làm sao gặp hết! - Con yêu mẹ bằng trường học Suốt ngày con ở đấy thôi Lúc con học, lúc con chơi Là con cũng đều có mẹ - Nhưng tối con về nhà ngủ Thế là con lại xa trường Còn mẹ ở lại một mình Thì mẹ nhớ con lắm đấy Tính mẹ cứ là hay nhớ Lúc nào cũng muốn bên con Nếu có cái gì gần hơn Con yêu mẹ bằng cái đó - À mẹ ơi có con dế Luôn trong bao diêm con đây Mở ra là con thấy ngay Con yêu mẹ bằng con dếNguồn: Xuân Quỳnh, Lời ru trên mặt đất, Nxb Tác phẩm mới, 1978
fddinh: Đón chào ngài Obama, đọc chơi lại Trần Đăng Khoa 1969.Trong sách Tập đọc lớp 1 cũng như các văn bản khác sau 1995, cụ thể trong "Tuyển thơ Trần Đăng Khoa", Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1999 được Trần Đăng Khoa coi là chuẩn văn bản của thơ mình hay trong "Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời", Nxb Văn hóa dân tộc, 1999:Kể cho bé ngheHay nói ầm ĩLà con vịt bầuHay hỏi đâu đâuLà con chó vệnHay chăng dây điệnLà con nhện conĂn no quay trònLà cối xay lúaMồm thở ra gióLà cái quạt hòmKhông thèm cỏ nonLà con trâu sắtRồng phun nước bạcLà chiếc máy bơmDùng miệng nấu cơmLà cua, là cáyChẳng vui cũng nhảyLà chú cào càoĐêm ngồi đếm saoLà ông cóc tíaRíu ran cành khếLà cậu chích choèHay múa xập xoèLà cô chim trĩ...Bản 1969 được đăng trong sách Tập đọc lớp 1 cũng như các văn bản khác trước 1995:Trích dẫn từ: altus trong 08 Tháng Bảy, 2009, 06:06:28 amBài này đúng ra phải để bên Kiến thức quốc phòng, nhưng thôi, kẻo cháu nó lạc đàn.Hay nói ầm ĩLà con vịt bầuHay hỏi đâu đâuLà con chó vệnHay chăng dây điệnLà con nhện conĂn no quay trònLà cối xay lúaMồm thở ra gióLà cái quạt hòmKhông thèm cỏ nonLà con trâu sắtRồng phun nước bạcLà chiếc máy bơmDùng miệng nấu cơmLà cua, là cáy Bắn tàu Mỹ cháyLà khẩu súng trườngNgười em yêu thươngLà chú bộ độiChăm ngoan học giỏiLà bạn thiếu nhiNgu xuẩn nhất nhìLà tổng thống Mỹ!
Navigation
[0] Message Index
[*] Previous page
Từ khóa » Tí Xíu Bài Thơ
-
Bài Thơ Tí Xíu – Tiếng Việt Lớp 2 | Ký ức Tuổi Thơ
-
Bài Thơ: Tí Xíu (Ngô Văn Phú) - Thi Viện
-
Bài Thơ Tí Xíu (Ngô Văn Phú) (SGK Tiếng Việt 2) | GợiÝ.vn
-
Bài Thơ: Tí Xíu (SGK Tiếng Việt 2 Tập 2 Giai đoạn 1990-2003)
-
Sách Đẹp - TÍ XÍU [Học Thuộc Lòng] Gọi Là Tí Xíu Mà Chẳng Bé đâu ...
-
Tí Xíu - Ngô Văn Phú | Những Bài Thơ Hay
-
TÍ XÍU - Nhenxinh
-
Bài Thơ "Tí Xíu" Của Nhà Thơ Ngô Văn Phú
-
Tí Xíu - Ngô Văn Phú - Thư Viện Thơ Hay
-
Bài Thơ Đoàn Tàu Nhỏ Xíu - Trường Mầm Non Họa Mi
-
Bài Thơ: Tí Xíu - MN Đồng Văn