SƯU TẬP TIỀN CỔ Ở BẢO TÀNG TỈNH PHÚ THỌ

SƯU TẬP TIỀN CỔ Ở BẢO TÀNG TỈNH PHÚ THỌ

LÊ CÔNG LUẬN

Bảo tàng tỉnh Phú Thọ

Trong số các hiện vật sưu tầm được năm 2001 của Bảo tàng tỉnh Phú Thọ, không thể không nhắc tới số lượng 30 kg tiền đồng, sưu tầm được ở 2 xã La Phù – huyện Thanh Thuỷ và xã Vô Tranh – huyện Hạ Hoà. Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ, phân loại kỹ càng cả về số lượng và chất lượng cho ta thấy bước đầu Bảo tàng tỉnh đã có bộ sưu tập tiền cổ đa dạng về hình thức, phong phú về chủng loại khác nhau. Trong số tiền cổ đã được phân loại là 3381 đồng với gần 100 chủng loại khác nhau. Trong số đó chiếm tới 2/3 là tiền cổ Trung Quốc và chỉ có 1/3 là tiền Việt Nam. Sở dĩ tiền Việt Nam ít như vậy là vì đồng tiền Việt Nam ra đời mang tính chất chính trị nhiều hơn là thương mại hàng hoá, mỗi đời vua lên ngôi thường thì ghi lại dấu ấn của mình bằng cách đúc tiền để thực hiện uy quyền chính thống của một vương triều thịnh trị, còn như nói về thương mại thì suốt cả nghìn năm Bắc thuộc người Việt Nam tiêu tiền chủ yếu là tiền Trung Quốc. Qua bước đầu nghiên cứu cho ta thấy tiền cổ Việt Nam có một số điểm khác tiền cổ Trung Quốc.

Hình dáng và kích thước thì hầu hết tiền cổ Việt Nam và tiền cổ Trung Quốc là đồng tiền tròn, có lỗ ở giữa, có 4 chữ Hán trên mặt tiền, đường kính mỗi đồng từ 21 mm – 22 mm, tiền Việt lỗ tiền tròn không thay đổi kiểu dáng nhiều như tiền Trung Quốc, tiền Trung Quốc có nhiều kiểu lỗ khác nhau; Vuông, tròn, hoa thị, bầu dục, to, nhỏ khác nhau. Trên mặt tiền bao giờ cũng xuất hiện 4 chữ Hán khắc ghi niên hiệu của vị vua đương thời, ví dụ: Tiền Trung Quốc là Nguyễn Phong Thông Bảo (1085 – 1091) niên hiệu của vua Tống Thần Tông, Trị Bình Thông Bảo (1066 – 1067) niên hiệu của vua Tống Anh Tông, Khang Hy Thông Bảo (1672 – 1679) niên hiệu của vua Thanh Thánh Tông, Ung Chính Thông Bảo (1729 – 1732) niên hiệu của vua Thanh Thế Tông, Hồng Vũ Thông Bảo (1369 – 1400)... Tiền Việt cổ cũng vậy, ví dụ: Hồng Đức Thông Bảo (1470 – 1497) niên hiệu của Lê Thánh Tông, Quang Trung Thông Bảo (1788 – 1792) niên hiệu của vua Quang Trung, Cảnh Hưng Thông Bảo (1740 – 1786) niên hiệu của vua Nguyễn Thế Tổ, Chiêu Thống Thông Bảo (1786 – 1788) niên hiệu của vua Lê Mẫn Đế, Đại Định Thông Bảo (1369 – 1370) niên hiệu của vua Dương Nhật Lễ, Cảnh Thống Thông Bảo (1498 – 1504) niên hiệu của vua Lê Hiến Tông v.v... (Xem thêm bảng thống kê tiền cổ ở xã La Phù huyện Thanh Thuỷ và xã Vô Tranh huyện Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ).

Trên mặt cả tiền Việt lẫn tiền Trung Quốc đều có 4 chữ Hán, với nhiều kiểu chữ khác nhau, có loại được đúc theo kiểu chữ Lệ Thư, có loại đúc theo kiểu Thảo Thư, có loại kiểu Chân Thư. Nhưng phần nhiều là được đúc theo thể chữ Chân (Chân Thư). Trong 4 chữ này thì 2 chữ trước bao giờ cũng là niên hiệu của vua như: Cảnh Hưng, Khang Hy, Hồng Vũ, Hồng Đức.v.v... còn 2 chữ sau là chữ “Thông Bảo” tức (Tiền lưu thông). Có khi chữ “Thông” được thay bằng chữ “Nguyên”, “Đại”, “Cự”, “Thánh”. v.v... ví dụ: Hàm Bình Nguyên Bảo, Trị Bình Nguyên Bảo, Cảnh Hưng Đại Bảo, Cảnh Hưng Cự Bảo, Thái Bình Thánh Bảo...v.v. Bốn chữ này thường đọc chéo theo thứ tự từ trên xuống dưới rồi từ phải sang trái, cũng có khi đọc vòng tròn theo chiều kim đồng hồ. Ngoài ra nhiều đồng phía sau lưng tiền cũng có chữ, thường là một chữ ghi lại nơi đúc như chữ “Quảng”, “Tây”, “Công”.

Như vậy là nếu như xét các đời vua xưa thì không đời nào là không có tiền Trung Quốc lưu hành trên đất nước ta, suốt cả nghìn năm Bắc thuộc người Việt chỉ dùng tiền Trung Quốc như tiền “Ngũ Thù”, “Khai Nguyên Thông Bảo, Càn Nguyên Trọng Bảo...v.v. Người Việt tiêu tiền Trung Quốc như tiền Việt không kể đời vua nào, cứ tiền nguyên vẹn xâu được vào dây là được tiêu như nhau, trừ những đồng vỡ, quá mỏng, nhỏ. Đó là giá trị kinh tế của tiền thời phong kiến, còn giờ đây giá trị lớn nhất của tiền cổ là “cổ vật”, là đối tượng để nghiên cứu khoa học, là tư liệu quí giá giúp ta nhận biết, đoán định được niên đại các vật cùng được chôn theo khi khai quật thấy và biết rõ được từng niên đại các đời. Cũng trên tiền cổ có thể biết được kỹ thuật đúc, kỹ thuật luyện kim, nghệ thuật trang trí tạo khuôn, đặc biệt là chữ viết trong thời đại đó. Với số lượng không phải là lớn nhưng nó đã góp một phần quan trọng, làm phong phú thêm chủng loại hiện vật cổ được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Phú Thọ năm 2002.

BẢNG THỐNG KÊ TIỀN CỔ

XÃ LA PHÙ HUYỆN THANH THỦY TỈNH PHÚ THỌ

STT

Niên hiệu

Số lượng/đồng

Chất liệu

1

Khang Hy Thông Bảo

1.282

Kẽm + Đồng

2

Hồng Hóa Thông Bảo

211

Đồng

3

Nguyên Phong Thông Bảo

322

Kẽm + Đồng

4

Trị Bình Thông Bảo

57

Đồng

5

Thiên Hy Thông Bảo

12

’’

6

An Pháp Thông Bảo

54

’’

7

Cảnh Đức Thông Bảo

24

’’

8

Thánh Tông Nguyên Bảo

8

’’

9

Chính Long Nguyên Bảo

2

’’

10

Thái Bình Thánh Bảo

8

’’

11

Thái Hòa Thông Bảo

3

’’

12

Vĩnh Lạc Thông Bảo

30

’’

13

Hoàng Tông Thông Bảo

25

’’

14

Hy Ninh Nguyên Bảo

23

’’

15

Trị Bình Nguyên Bảo

3

’’

16

Thiên Nguyên Thánh Bảo

49

’’

17

Cường Nguyên Thông Bảo

1

’’

18

Hy Tông Nguyên Bảo

4

’’

19

Ung Chính Thông Bảo

1

’’

20

Phù Hóa Nguyên Bảo

21

’’

21

Nguyên Phù Thông Bảo

1

’’

22

Cường Quang Thông Bảo

1

’’

23

Thánh Nguyên Thông Bảo

24

’’

24

Tường Phù Nguyên Bảo

48

’’

25

Tường Phù Thông Bảo

4

’’

26

Phù Nguyên Thông Bảo

6

’’

27

Thiệu Nguyên Thông Bảo

18

’’

28

Hàm Bình Nguyên Bảo

21

’’

29

Chí Nguyên Thông Bảo

3

’’

30

Thái Bình Thánh Bảo

8

’’

31

Tuyên Hòa Thông Bảo

1

’’

32

Chiêu Thánh Nguyên Bảo

32

’’

33

Càn Trùng Nguyên Bảo

6

’’

34

Thái Bình Thông Bảo

13

’’

35

Nguyên Hựu Thông Bảo

19

’’

36

Sùng Tổ Thông Bảo

4

’’

37

Phù Hy Nguyên Bảo

3

’’

38

Trị Bình Nguyên Bảo

1

’’

39

Thiên Thánh Nguyên Bảo

8

’’

40

Khai Nguyên Thông Bảo

107

Đồng, Kẽm

41

Thái Bình Thánh Bảo

108

Đồng

42

Thánh Nguyên Thông Bảo

23

’’

43

Thuận Trị Thông Bảo

19

’’

44

Khải Hựu Thông Bảo

2

’’

45

Thành Thiệu Nguyên Bảo

2

’’

46

Hồng Vũ Thông Bảo

52

’’

47

Tuyên Đức Thông Bảo

1

Đồng, Kẽm

48

Chiêu Vũ Thông Bảo

67

Đồng

49

Bảo Đại Thông Bảo

3

Đồng, Kẽm

50

Cảnh Hưng Cự Bảo

6

Đồng

51

Chính Hòa Thông Bảo

16

’’

52

Quang Trung Thông Bảo

18

’’

53

Hồng Đức Thông Bảo

2

’’

54

Cảnh Thịnh Thông Bảo

13

’’

55

Chiêu Thống Thông Bảo

2

’’

56

Thiên Đức Thông Bảo

2

’’

57

Đại Quan Thông Bảo

2

’’

58

Quang Thuận Thông Bảo

1

’’

59

Cảnh Đức Nguyên Bảo

1

’’

60

Đại Định Thông Bảo

3

’’

61

Cảnh Hưng Vĩnh Bảo

6

’’

62

Thiệu Bình Thông Bảo

1

’’

63

Cảnh Thống Thông Bảo

1

’’

64

Cảnh Đức Nguyên Bảo

3

’’

65

Cảnh Hưng Đại Bảo

10

’’

66

Khải Định Thông Bảo

1

’’

67

Lợi Dụng Thông Bảo

166

Đồng, Kẽm

68

Minh Mệnh Thông Bảo

1

Đồng

69

Cảnh Hưng Thông Bảo

80

’’

70

Gia Long Thông Bảo

1

’’

BẢNG THỐNG KÊ TIỀN CỔ Ở XÃ VÔ TRANH HUYỆN HẠ HÒA

STT

Niên hiệu
Số lượng/đồng
Chất liệu

1

Thiệu Hy Nguyên Bảo

2

Đồng

2

Hoàng Tông Nguyên Bảo

1

’’

3

Gia Thái Thông Bảo

2

’’

4

Gia Hựu Thông Bảo

2

’’

5

Phù Hóa Nguyên Bảo

3

’’

6

Phù Hy Nguyên Bảo

1

’’

7

Trị Bình Nguyên Bảo

2

’’

8

Chí Hòa Thông Bảo

1

’’

9

Chí Chinh Thông Bảo

1

’’

10

Thiệu Bình Thông Bảo

9

’’

11

Diên Ninh Thông Bảo

9

’’

12

Nguyên Phù Thông Bảo

1

’’

13

Chính Long Nguyên Bảo

7

’’

14

Đại Quan Thông Bảo

19

’’

15

Tường Phù Thông Bảo

23

’’

16

Chí Đạo Nguyên Bảo

3

’’

17

Hồng Hóa Thông Bảo

1

’’

18

Nguyên Hựu Thông Bảo

16

’’

19

Càn Trùng Nguyên Bảo

2

’’

20

Hàm Bình Nguyên Bảo

31

’’

21

Cảnh Đức Nguyên Bảo

28

’’

22

Thiên Thánh Nguyên Bảo

26

’’

23

Thiệu Thánh Nguyên Bảo

38

’’

24

Hoàng Tông Thông Bảo

36

’’

25

Phù Hóa Chi Bảo

7

’’

26

Tông Nguyên Thông Bảo

7

’’

27

Thái Hòa Thông Bảo

25

’’

28

Tuyên Đức Thông Bảo

6

’’

29

Vĩnh Lạc Thông Bảo

109

’’

30

Khai Nguyên Thông Bảo

128

’’

31

Thánh Tông Nguyên Bảo

20

’’

32

Hy Ninh Nguyên Bảo

16

’’

33

Thái Bình Thông Bảo

26

’’

34

Hồng Vũ Thông Bảo

120

Đồng, Kẽm

35

Chí Hòa Nguyên Bảo

1

Đồng

36

Thiên Hy Thông Bảo

10

’’

37

Tuyên Hòa Thông Bảo

4

’’

38

Nguyên Phong Thông Bảo

94

Đồng, Kẽm

39

Đại Định Thông Bảo

6

Đồng

40

Quang Thuận Thông Bảo

16

’’

41

Cảnh Định Nguyên Bảo

2

’’

42

Cảnh Thống Nguyên Bảo

3

’’

43

Hồng Thuận Thông Bảo

2

’’

44

Chính Hòa Thông Bảo

42

’’

45

Hồng Đức Thông Bảo

15

’’

Thông báo Hán Nôm học 2002, tr.336-344

Từ khóa » Thánh Nguyên Thông Bảo