Suy Giảm Testosterone: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Testosterone được xem là hormone “quyền lực” của nam giới, chúng chi phối mọi mặt cả sức khỏe, thần kinh, tâm lý đến khả năng sinh lý và sinh sản của người đàn ông. Tuy nhiên, theo thời gian và nhiều yếu tố tác động khiến Testosterone không ngừng bị suy giảm. Khi nội tiết tố nam bị suy giảm, nam giới phải đối mặt với nhiều vấn đề không mong muốn. Để kiểm soát và duy trì lượng nội tiết tố ở mức ổn định, nam giới cần hiểu rõ nguyên nhân suy giảm testosterone, cũng dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả từ sớm.
Suy giảm Testosterone là gì?
Suy giảm testosterone hay suy giảm nội tiết tố nam là tình trạng nồng độ testosterone trong máu thấp dưới mức trung bình 10-35 nanomol/lít ở người trưởng thành. Theo Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ (AUA), có khoảng 20% đàn ông trên 60 tuổi có mức Testosterone thấp, con số này tăng lên 30% nam giới ở độ tuổi 70-80.
Testosterone là hormone sinh dục được sản sinh chủ yếu tại tế bào Leydig ở tinh hoàn và một lượng nhỏ của tuyến thượng thận từ tuần thứ 7 thai kỳ, tăng cao ở lứa tuổi dậy thì và độ tuổi 20-30 nam giới có lượng Testosterone đạt mức đỉnh điểm. Sau tuổi 30, lượng nội tiết tố nam bắt đầu suy giảm, và có biểu hiện rõ ở tuổi 40.(1)
Suy giảm Testosterone theo độ tuổi ở nam giới
Theo thời gian, các cơ quan trong cơ thể dần suy thoái, nên không thể sản xuất đủ lượng Testosterone cần thiết để cơ thể hoạt động một cách bình thường. Ước tính, lượng Testosterone giảm trung bình từ 1-2% mỗi năm và chỉ còn khoảng 70% ở tuổi 50 và 50% ở tuổi 70. Tuổi càng cao thì tốc độ suy giảm Testosterone càng diễn ra nhanh hơn.
Nguyên nhân khiến nồng độ Testosterone suy giảm
Ngoài yếu tố tuổi tác, sau tuổi 30, Testosterone bắt đầu suy giảm một cách tự nhiên, thì chúng còn chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố tiềm ẩn sau đây: (2)
- Stress, mệt mỏi: Tinh thần căng thẳng, chịu nhiều áp lực, thường xuyên mất ngủ là một trong những nguyên nhân khiến Testosterone suy giảm nhanh chóng. Khi bị stress, cơ thể sẽ giải phóng các hormone như cortisol và adrenalin giúp bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, những hormone này lại ức chế việc sản xuất nội tiết tố Testosterone. Điều này lý giải cho nam giới khi bị stress thường giảm ham muốn và không còn hứng thú với chuyện tình dục. Một nghiên cứu còn chỉ ra, những người ngủ ít 5 giờ mỗi đêm trong vòng 1 tuần sẽ có mức Testosterone của một người già hơn 15 tuổi.
- Lạm dụng tình dục: Đây là một yếu tố dẫn tới tình trạng suy giảm Testosterone. Việc sinh hoạt tình dục hay thủ dâm quá độ không những gây các bệnh viêm nhiễm bộ phận sinh dục như viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, mà chính tần suất quan hệ quá nhiều sẽ gia tăng ảnh hưởng lên các cơ quan thần kinh, khiến cơ quan sinh dục liên tục bị kích thích phải hoạt động và phóng tinh liên tục, lượng Testosterone trong cơ thể cũng bị suy giảm.
- Tiếp xúc với hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm: Hóa chất độc hại như: khói bụi, thuốc trừ sâu, hút thuốc lá…không chỉ ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe toàn thân mà còn tác động lên sức khỏe tình dục của nam giới. Cụ thể, chất nicotin và các thành phần độc hại có trong thuốc lá gây ra tình trạng xơ hóa, làm lão hóa động mạch, gây cản trở máu đổ về dương vật gây ra tình trạng rối loạn cương, xuất tinh sớm.
Ngoài ra, những hóa chất độc hại này cũng ảnh hưởng đến nồng độ Testosterone, đây là thành phần quan trọng tạo ra ham muốn tình dục, chỉ đạo quá trình cương và tham gia vào việc sản xuất tinh trùng. Theo tài liệu của chương trình phòng chống tác thuốc lá quốc gia đã chỉ rõ: Hút thuốc là làm giảm sản xuất tinh trùng, ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng (tinh trùng dị dạng, khả năng di chuyển kém).
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc điều trị có tác dụng không mong muốn làm suy giảm lượng Testosterone trong cơ thể như: thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc điều trị viêm loét dạ dày, khớp, ung thư tuyến tiền liệt… là một trong những yếu tố làm suy giảm hormone nam cũng như khả năng tình dục của nam giới.
- Mắc một số bệnh lý: Thừa cân, béo phì, huyết áp cao, tiểu đường, cơ gân, suy thận mãn tính, suy giáp nguyên phát nặng, HIV… là những bệnh lý làm sụt giảm Testosterone trong cơ thể xuống mức thấp.
Ngoài ra, lối sống, chế độ ăn uống, vận động không hợp lý cũng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nội tiết tố nam, dẫn đến Testosterone thấp, giảm dưới mức bình thường, gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng đối với cơ thể.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng Testosterone thấp
Một loạt các triệu chứng có thể xảy ra nếu sản xuất Testosterone giảm mạnh. Sau đây là những dấu hiệu nhận biết lượng Testosterone đang bị suy giảm, mà mọi quý ông nên nắm rõ.
1. Ham muốn tình dục thấp
Testosterone là hormone có vai trò quan trọng đối với chức năng sinh lý của nam giới như: tạo ra sự ham muốn tình dục, chỉ đạo quá trình cương, chi phối việc sản xuất và nuôi dưỡng tinh trùng. Vì vậy, khi lượng hormone này suy giảm kéo theo sự suy giảm ham muốn tình dục, nam giới “mất lửa”, không còn hứng thú, ít nghĩ đến tình dục, thậm chí lảng tránh chuyện ân ái.
2. Khó khăn khi cương cứng
Testosterone ngoài vai trò tạo ra ham muốn tình dục của đàn ông, nó còn chỉ đạo, hỗ trợ đạt được và duy trì sự cương cứng. Testosterone không tạo ra sự cương cứng, nhưng nó kích thích các thụ thể trong não sản xuất Nitric Oxide. Nitric oxide là một phân tử giúp các cơ trên thành mạch máu được thư giãn, giúp máu lưu thông và quá trình cương được diễn ra dễ dàng. Vì thế, khi hormone này xuống thấp, người đàn ông có thể khó đạt được sự cương cứng cả khi quan hệ tình dục và cương cứng tự phát (trong khi ngủ). (3)
Tuy nhiên, Testosterone chỉ là một trong nhiều yếu tố giúp góp phần trong quá trình cương, vì vậy chưa có nghiên cứu nào kết luận về vai trò của Testosterone trong điều trị rối loạn cương dương. Thực tế, rối loạn cương dương là một dấu hiệu Testosterone suy giảm, nhưng đây cũng có thể là báo hiệu của rất nhiều bệnh lý khác như: tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, cholesterol cao, các vấn đề rối loạn về tuyến giáp, các bệnh về tinh thần như stress, trầm cảm.
3. Lượng tinh dịch thấp
Testosterone đóng một vai trò trong việc sản xuất tinh dịch, quyết định số lượng, chất lượng, hình dạng, khả năng di chuyển của tinh trùng. Nam giới có Testosterone thấp thường sẽ nhận thấy lượng tinh dịch của họ giảm trong khi xuất tinh, ít xuất tinh. Khi số lượng và chất lượng của tinh trùng thấp sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới, vô sinh hiếm muộn là điều dễ gặp phải.
4. Rụng tóc
Testosterone có vai trò trong một số chức năng của cơ thể, trong đó có sự tác động lên hệ mao da, giúp lông và râu phát triển rậm rạp. Hói đầu có thể là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa đối với nhiều nam giới. Mặc dù có một thành phần di truyền đối với chứng hói, những người đàn ông có Testosterone thấp cũng có thể bị rụng toàn thân và lông mặt.
5. Mệt mỏi
Nam giới có Testosterone thấp khiến nam giới cảm thấy rất mệt mỏi, năng lượng vơi đi ít nhiều, không còn năng nổ, hoạt bát trong mọi hoạt động. Họ lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, uể oải mặc dù đã ngủ đủ giấc và thậm chí không muốn vận động.
6. Mất cơ
Bởi vì Testosterone đóng một vai trò trong việc xây dựng cơ bắp, những người đàn ông có Testosterone thấp có thể nhận thấy sự giảm khối lượng cơ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Testosterone ảnh hưởng đến khối lượng cơ bằng cách làm nở to các sợi cơ, duy trì độ bền vững của sức cơ.
Ngoài ra, hormone này còn giúp cho sự gắn kết chắc chắn giữa thân xương và màng xương để phát triển đồng bộ độ lớn và độ dài của xương. Đồng thời, Testosterone cũng góp phần vào sự phát triển kết cấu của xương bằng cách tăng hấp thụ canxi. Vì vậy, một khi nồng độ nội tiết tố nam bị suy giảm, các khối cơ trở nên lỏng lẻo, kém săn chắc.
7. Cơ thể tích mỡ
Đàn ông có Testosterone thấp lượng cơ trên cơ thể mất đi mà thay thế bởi lượng mỡ thừa phát triển. Bởi Testosterone có vai trò ức chế tế bào Leptin (là hormone sản sinh tế bào mỡ), giữ lượng mỡ toàn thân và mỡ bụng của nam giới luôn ở mức thấp. Một khi lượng nội tiết tố nam ở mức thấp, chính là lúc cơ thể nam giới trở nên mất cân đối, bụng tích tụ nhiều mỡ, hội chứng vú to, hoặc phì đại mô vú. Và điều này được cho là do sự mất cân bằng giữa Testosterone và Estrogen ở nam giới.
8. Giảm khối lượng xương
Giảm khối lượng xương hay còn gọi là loãng xương là một tình trạng thường xảy ra với phụ nữ. Tuy nhiên, nam giới có hormone nam thấp cũng có thể bị mất xương. Testosterone giúp sản sinh và củng cố xương. Vì vậy nam giới có Testosterone thấp, đặc biệt là đàn ông lớn tuổi, mật độ xương thấp nên dễ bị gãy xương hơn.
9. Thay đổi tâm trạng
Nam giới có nội tiết tố nam thấp có thể trải qua những thay đổi trong tâm trạng. Bởi vì đây là hormone có vai trò điều hòa thần kinh và tâm thần trong cơ thể, nó có tác động đến tâm trạng và năng lực tinh thần. Nhiều nghiên cứu cho thấy, đàn ông có Testosterone thấp có nhiều khả năng đối mặt với chứng trầm cảm, cáu kỉnh hoặc thiếu tập trung. Cũng như các vấn đề về sức khỏe gây ra các bệnh lý như: thiếu máu, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm…
10. Đãng trí, hay quên
Theo thời gian, Testosterone và khả năng nhận thức, đặc biệt là trí nhớ của nam giới đều suy giảm. Một nghiên cứu thuộc Đại học Monash (Australia) cho thấy, Testosterone giúp bảo vệ các neuron thần kinh và đưa oxy đến não nhiều hơn. Tuy nhiên, khi lớn tuổi nồng độ Testosterone trong não càng giảm là nguyên nhân gây ra chứng suy giảm trí nhớ.
11. Kích thước tinh hoàn nhỏ
Mức testosterone thấp trong cơ thể còn là “thủ phạm” làm cho tinh hoàn có kích thước nhỏ hơn trung bình. Bởi vì cơ thể cần Testosterone để phát triển các cơ quan sinh dục, trong đó có dương vật và tinh hoàn. Khi Testosterone tồn tại ở mức độ thấp sẽ làm cho dương vật hoặc tinh hoàn nhỏ, thậm chí không cân đối. Tuy nhiên, tinh hoàn nhỏ còn có nhiều nguyên nhân khác nữa.
12. Thiếu máu
Testosterone có vai trò kích thích tủy xương tạo máu, tăng hồng cầu và bạch cầu. Theo một bài báo nghiên cứu trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, các bác sĩ chỉ ra mối liên hệ khi Testosterone thấp với nguy cơ thiếu máu tăng lên.
Các nhà nghiên cứu sử dụng gel Testosterone cho những người đàn ông bị thiếu máu có Testosterone thấp, họ đã thấy sự cải thiện về công thức máu so với những người đàn ông sử dụng gel giả dược. Một số triệu chứng mà bệnh thiếu máu có thể gây ra bao gồm khó tập trung, chuột rút, khó ngủ, chóng mặt, và nhịp tim nhanh bất thường.
Ngoài ra, lượng Testosterone thấp còn gây các bệnh lý khác như: tim mạch, tiểu đường, béo phì và các bệnh liên quan đến tuyến giáp.
Chẩn đoán Testosterone thấp như thế nào?
Để chẩn đoán testosterone thấp, bên cạnh viện đánh giá thể chất và xem xét các triệu chứng của người bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm đo lượng Testosterone trong máu của bệnh nhân.
Xét nghiệm Testosterone được thực hiện như xét nghiệm máu thông thường và được làm vào buổi sáng khi hormone này có nồng độ cao nhất. Trước khi làm kiểm tra, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh ngừng uống các loại thuốc có thể làm ảnh hưởng đến lượng hormone trong máu.
Kết quả chỉ số xét nghiệm Testosterone cho biết nồng Testosterone ở mức nào. Nếu Testosterone nằm trong khoảng 10-35 nanomol/lít là mức bình thường khỏe mạnh. Nếu có chỉ số thấp hơn ngưỡng này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh lý và sinh sản của phái mạnh như: mệt mỏi, giảm hứng thú tình dục, dương vật khó cương, vô sinh…
Phương pháp điều trị Testosterone thấp
Testosterone thấp có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của các quý ông, vì vậy nếu gặp tình trạng này, nam giới bị suy giảm Testosterone cần đến cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được thăm khám, và can thiệp kịp thời. Dựa vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Thông thường, điều trị Testosterone thấp có những phương pháp sau:
1. Liệu pháp bổ sung Testosterone
Liệu pháp thay thế Testosterone áp dụng cho những người có các triệu chứng Testosterone thấp làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Phương pháp này được thực hiện nhiều cách như: tiêm vào bắp tay (10-14 ngày một liệu trình); Sử dụng miếng dán Testosterone (vào các bộ phận cơ thể như: bụng, mông, lưng, cánh tay); Gel lên những vùng da khô sạch hàng ngày ở lưng, cánh tay; Viên cấy dưới cánh tay 2 tháng một lần hoặc có thể sử dụng viên uống Testosterone.
Hầu hết mọi người sẽ nhận thấy giảm các triệu chứng trong vòng 4–6 tuần kể từ khi áp dụng liệu pháp điều trị này. Tuy nhiên, đây là liệu pháp tiềm ẩn nhiều rủi ro như: tăng nguy cơ xảy ra ngưng thở khi ngủ, kích thích các tế bào ung thư tuyến tiền liệt tiềm ẩn trong cơ thể, ngực to, tăng nguy cơ hình thành các huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi, hạn chế việc sản xuất tinh trùng và làm co rút tinh hoàn.
Đặc biệt, liệu pháp Testosterone còn có nguy cơ cao gây ra các bệnh tim mạch. Vì vậy, khi lựa chọn liệu pháp này cần trao đổi kỹ với bác sĩ về những lợi ích và những rủi ro mà bạn phải đối mặt để có quyết định đúng đắn.
2. Sử dụng thực phẩm chức năng
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm hỗ trợ, cải thiện khả năng sinh lý cho nam giới. Tuy nhiên, khi chọn những sản phẩm này cần chú đến nguồn gốc sản phẩm, thành phần, cơ chế tác động, cũng như hiệu quả, độ an toàn, sản phẩm được cấp phép lưu hành của cơ quan chức năng.
3. Tăng Testosterone tự nhiên
Bên cạnh tăng cường Testosterone bằng các biện pháp điều trị bằng thuốc, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên thì tăng Testosterone bằng phương pháp tự nhiên được nhiều người quan tâm. Sau đây là một số cách tăng Testosterone tự nhiên:
- Thường xuyên tập thể dục thể thao: Nên dành 30-60 phút mỗi ngày để rèn luyện thể lực, và cần duy trì 5 lần mỗi tuần.
- Thay đổi lối sống tích cực: Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi điều độ, hạn chế và kiểm soát stress, tránh thức khuya, hạn chế rượu bia, thuốc lá…
- Có chế độ ăn uống đủ chất, tăng cường các thực phẩm tốt cho sinh lý nam như: hải sản, thịt bò, trứng, sữa, ngũ cốc, các loại hạt.
4. Bài tập tăng cường Testosterone
Thường xuyên luyện tập thể thao ngoài rèn luyện sức khỏe, tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt cho cơ xương khớp, kích thích quá trình lưu thông máu, có một thân hình săn chắc còn là phương pháp cải thiện hormone nam hiệu quả. Sau đây là những bài tập tăng cường Testosterone hiệu quả:
- Bơi lội
- Đi bộ nhanh
- Yoga
- Kegel
- Cử tạ
- Squat
Phòng ngừa suy giảm Testosterone
Hormone Testosterone cực kỳ quan trọng đối với nam giới, cần có biện pháp phòng ngừa từ sớm bằng những cách sau đây:
Giảm thiểu căng thẳng, kiểm soát stress: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm hormone nam. Vì vậy, cần tìm cách loại bỏ, giảm thiểu những căng thẳng bằng cách:
- Sắp xếp công việc hợp lý, không nên ôm đồm quá nhiều việc cùng một lúc.
- Dành thời gian để nghe nhạc, đọc sách, thiền, trò chuyện cùng bạn bè hoặc người thân.
- Tập hít thở sâu giúp giải tỏa những căng thẳng thần kinh.
- Tập thể dục cũng là cách nâng cao sức khỏe, giúp tinh thần được sảng khoái.
- Thư giãn với những thú vui như: chơi chim, cắt tỉa cây cảnh…
- Tránh thức khuya, ngủ đủ giấc 7-8 giờ mỗi ngày
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học: Chế độ dinh dưỡng chính là yếu tố tác động trực tiếp đến nội tiết tố trong cơ thể. Nam giới cần ăn uống đủ chất, tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là, kẽm, Omega -3, vitamin A, B, C, D, E… là những dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể sản xuất Testosterone tự nhiên trong cơ thể.
Các dưỡng chất này có nhiều trong các nguồn hải sản, rau củ, trái cây, các loại hạt: cá hồi, hàu, bông cải xanh, cà rốt, rau bina, cà chua, dưa hấu, bơ, táo… Đồng thời, loại bỏ thói quen uống nhiều bia rượu, ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh, thức ăn quá ngọt hoặc mặn… sẽ khiến Testosterone trong cơ thể càng “vơi” đi nhanh hơn.
Chế độ ăn uống khoa học còn giúp nam giới duy trì số cân nặng hợp lý, phòng ngừa bệnh thừa cân, béo phì là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến nội tiết tố của nam giới.
Sinh hoạt tình dục đều đặn: Việc quan hệ tình dục hoặc thủ dâm quá độ đều ảnh hưởng đến lượng nội tiết tố của nam giới. Câu hỏi nhiều người đặt ra, vậy sinh hoạt tình dục bao nhiêu là đủ? Các chuyên gia tình dục Mỹ nghiên cứu và công bố năm 2012 về cách tính số lần quan hệ bằng “công thức số 9”. Quy tắc này là lấy số hàng chục của tuổi mình nhân với 9.
Ví dụ: tuổi từ 20-29 (lấy số 2 x 9 = 18) tương đương 1 tuần quan hệ 8 lần. Từ 30 đến 39 tuổi, nên quan hệ 7 lần/2 tuần. Từ 40- 49 tuổi, quan hệ 6 lần/3 tuần. Từ 50 đến 59 tuổi, quan hệ 5 lần/4 tuần. Từ 60-69 tuổi, quan hệ 4 lần/5 tuần. Sinh hoạt tình dục điều độ là cách tăng cường sức khỏe và “bảo vệ” lượng Testosterone trong cơ thể ở mức bình thường, ổn định.
Có môi trường sống trong lành: Theo các chuyên gia, các hóa chất tổng hợp và tự nhiên được chứng minh làm tăng quá trình chuyển hóa Testosterone thành estrogen, đồng thời giảm các thụ thể chuyển hóa Testosterone thành Androgen. Vì vậy, việc hạn chế cơ thể tiếp xúc với hóa chất độc hại, khói bụi ô nhiễm, thuốc trừ sâu, khói thuốc lá, các hóa chất… giúp nam giới giảm thiểu việc giảm sút Testosterone.
Khoa Nam học, Hệ thống BVĐK Tâm Anh với đội ngũ các chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, tận tâm, nhiệt tình, tự tin làm chủ những kỹ thuật tiến bộ nhất cùng sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, máy siêu âm; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet; cơ sở vật chất khang trang… sẽ giúp phát hiện sớm và có phương án điều trị an toàn, hiệu quả.
Để đặt lịch khám và điều trị vô sinh nam với các chuyên gia đầu ngành tại Khoa Nam học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Testosterone được xem là “tài sản” vô cùng quý giá cho nam giới, vì vậy khi có dấu hiệu Testosterone thấp và có những triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống thì nên đến các bệnh viện uy tín có chuyên khoa để được thăm khám, xét nghiệm và điều trị trong trường hợp cần thiết. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp mọi quý ông luôn khỏe mạnh và phong độ.
Từ khóa » định Lượng Testosterone Thấp
-
Định Lượng Testosterone Theo độ Tuổi - Vinmec
-
Điều Gì Xảy Ra Khi Testosterone Quá Thấp Hoặc Quá Cao? - Vinmec
-
Testosterone Bao Nhiêu Là Bình Thường? Cách Tăng ... - BookingCare
-
Tầm Quan Trọng Của Xét Nghiệm Testosterone đối Với Nam Giới
-
Testosterone Quá Cao: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Lượng Testosteron Thấp, điều Gì Sẽ Xảy Ra?
-
9 Dấu Hiệu Của Testosterone Thấp Nam Giới Cần Biết
-
ĐỊNH LƯỢNG TESTOSTERONE - Health Việt Nam
-
Suy Sinh Dục Nam - Rối Loạn Di Truyền - Cẩm Nang MSD
-
Testosterone Theo độ Tuổi Thay đổi Ra Sao? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Testosterone Thay đổi Thế Nào Theo độ Tuổi? - Suckhoe123
-
Testosterone Thấp Và Tất Tần Tật Những Thứ Liên Quan - Hello Bacsi
-
Testosterone: ý Nghĩa Lâm Sàng Kết Quả Xét Nghiệm - Dieutri.Vn
-
️ Những Dấu Hiệu Của Testosterone Cao Là Gì?