Suy Giảm Trí Nhớ ở Người Già: Cách Nhận Biết Và Phòng Tránh

Suy giảm trí nhớ ở người già là căn bệnh rất phổ biến và được xếp vào loại bệnh nguy hiểm. Tốc độ già hóa dân số nhanh ở Việt Nam kéo theo đó là sự gia tăng của các bệnh tuổi già, trong đó có suy giảm trí nhớ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về căn bệnh phổ biến này và cách nhận diện, phòng ngừa hiệu quả.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Hiểu đúng về suy giảm trí nhớ ở người già
    • 1.1. Bệnh suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi thực chất là gì?
    • 1.2. Dấu hiệu cảnh báo của bệnh suy giảm trí nhớ ở người già
      • – Suy giảm trí nhớ ngắn hạn:
      • – Giảm khả năng nhận thức về không gian, thời gian
      • – Giảm khả năng diễn đạt
      • – Gặp khó khăn trong sinh hoạt
      • – Thu mình khỏi xã hội
      • – Thay đổi tâm trạng, cảm xúc thất thường
  • 2. Tại sao người già lại dễ mắc bệnh suy giảm trí nhớ?
  • 3. Cách phòng chống bệnh suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi
    • 3.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng
    • 3.2. Duy trì thói quen lành mạnh giúp ngăn suy giảm trí nhớ ở người già

1. Hiểu đúng về suy giảm trí nhớ ở người già

Theo ước tính, trên thế giới có hơn 8 triệu người cao tuổi mắc phải bệnh suy giảm trí nhớ. Đây thực sự là căn bệnh vô cùng nguy hiểm ở người già nếu như không được cải thiện kịp thời và phòng ngừa đúng cách.

1.1. Bệnh suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi thực chất là gì?

Suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi vốn dĩ không phải là bệnh. Đây là hội chứng lâm sàng gây ra bởi những tổn thương hoặc thoái hóa của bộ não trong quá trình hình thành và phát triển. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, mỗi ngày, có khoảng 3000 tế bào thần kinh bị phá hủy và không có sự tái tạo để thay thế. Hiện tượng này bắt đầu từ độ tuổi 20 – 25 và xảy ra nhanh hơn từ khoảng 60 tuổi.

Suy giảm trí nhớ ở người già là gì?

Suy giảm trí nhớ không phải là bệnh mà là hội chứng lâm sàng

Thực tế, suy giảm trí nhớ là quy luật của tự nhiên trong quá trình lão hóa mà đa phần người cao tuổi đều mắc phải. Tuy nhiên, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của họ bởi đôi lúc việc mà họ rất quan tâm, đã cố nhớ nhưng vẫn quên. Thậm chí suy giảm trí nhớ còn có thể gây những nguy hiểm tới sức khỏe, khiến những người lớn tuổi dễ gặp phải những tai nạn không mong muốn.  

1.2. Dấu hiệu cảnh báo của bệnh suy giảm trí nhớ ở người già

Suy giảm trí nhớ khiến người cao tuổi gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy, bạn nên chú ý các dấu hiệu cảnh báo của bệnh ở người già để kịp thời cải thiện kịp thời và điều trị nếu cần.

– Suy giảm trí nhớ ngắn hạn:

Ở giai đoạn đầu khi các tổn thương của bộ não còn ít, người cao tuổi thường có biểu hiện suy giảm trí nhớ ngắn hạn. Người bệnh có thể quên đi các thông tin vừa mới tìm hiểu, hỏi đi hỏi lại một thông tin, hoặc quên các ngày tháng hay sự kiện quan trọng. Nghiêm trọng hơn, họ không nhớ nổi các thành viên trong gia đình.

– Giảm khả năng nhận thức về không gian, thời gian

Người mắc bệnh suy giảm trí nhớ sẽ bị lú lẫn về không gian. Đôi khi họ quên mất mình đang ở đâu và làm cách nào mình lại đến được đó.

– Giảm khả năng diễn đạt

Người già mắc bệnh suy giảm trí nhớ thường gọi sai tên vật dụng. Họ khó khăn khi tìm từ ngữ diễn đạt, nói sai, viết sai. Đôi khi, họ bị lặp đi lặp lại những gì muốn truyền tải.

– Gặp khó khăn trong sinh hoạt

Người bị suy giảm trí nhớ khó thực hiện các công việc hàng ngày như ăn uống, vệ sinh cá nhân…

– Thu mình khỏi xã hội

Suy giảm trí nhớ khiến người cao tuổi khó theo dõi và ghi nhớ kịp các sự kiện, hoạt động xã hội quanh mình như đội bóng họ yêu thích, các sở thích cá nhân khác. Chính vì thế, họ có xu hướng tránh tham gia hoạt động xã hội và trở nên thu mình.

– Thay đổi tâm trạng, cảm xúc thất thường

Rất dễ dàng nhận ra người già thường bực tức hoặc trở nên đa nghi, lo lắng nhiều hơn khi họ cảm thấy không thoải mái.

2. Tại sao người già lại dễ mắc bệnh suy giảm trí nhớ?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người cao tuổi dễ bị sa sút về trí tuệ. Trong đó, tuổi tác là nguyên nhân chủ yếu. Càng lớn tuổi, các cơ quan chức năng trong cơ thể càng kém dẻo dai. Não bộ cùng các nơ-ron thần kinh cũng theo đó mà lão hóa. Các phản xạ xảy ra thường xuyên, nhất là các phản xạ điều kiện như ghi nhớ, tập trung…

Tuổi cao là nguyên nhân chủ yếu dễ dẫn đến suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi.

Tuổi cao là nguyên nhân chủ yếu dễ dẫn đến suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi.

Ngoài ra, các chuyên gia y tế còn khẳng định cũng các loại bệnh tật một nguyên nhân cũng gây nên bệnh suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.

Các căn bệnh tuổi già gây ảnh hưởng đến trí nhớ bao gồm:

– Tai biến mạch máu não

– Rối loạn tuần hoàn máu não

– Mất ngủ

– Alzheimer

Theo các chuyên gia, Alzheimer là loại bệnh thần kinh. Bệnh này xảy ra khi các nơ-ron thần kinh cùng các synap trong vỏ não bị mất dần và không có sự tái tạo thay thế. Bệnh có liên quan đến khoảng 60 – 80% trường hợp suy giảm trí nhớ. Bởi Alzheimer tác động trực tiếp đến trí nhớ, suy nghĩ, hành vi của con người.  Bệnh có thể gây tử vong nếu để bệnh kéo dài trong thời gian dài.

Ngoài ra, lạm dụng thuốc ngủ, các chất kích thích như bia rượu…cũng rất dễ gây suy giảm trí nhớ. 

3. Cách phòng chống bệnh suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi

Bệnh suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi có thể được cải thiện và đẩy lùi nếu chúng ta biết cách phòng ngừa và có những biện pháp can thiệp kịp thời.

3.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng

Lời khuyên các chuyên gia dành cho những người cao tuổi bị mắc bệnh suy giảm trí nhớ:

– Chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học là yếu tố không thể thiếu để hỗ trợ não bộ.

– Hạn chế ăn nhiều mỡ động vật có chứa hàm lượng cholesterol cao.

– Bổ sung các chất omega-3 có trong thịt cá nhằm chống lão hóa tế bào não.

– Tăng cường bổ sung các thực phẩm rau xanh và hoa quả sẫm màu

Bổ sung Omega-3 giúp chống lão hóa não bộ, ngăn ngừa giảm sút trí nhớ

Bổ sung Omega-3 giúp chống lão hóa não bộ, ngăn ngừa giảm sút trí nhớ

3.2. Duy trì thói quen lành mạnh giúp ngăn suy giảm trí nhớ ở người già

Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng là cách để phòng ngừa dấu hiệu sa sút trí tuệ ở người cao tuổi:

– Thường xuyên hoạt động não như đọc sách, đọc báo hoặc chơi các trò chơi cần tư duy như chơi cờ,…

– Tập thể dục thường xuyên để có cơ thể khỏe mạnh

– Suy nghĩ tích cực, lạc quan

– Không sử dụng các chất kích thích như bia rượu

– Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng để mở rộng mối quan hệ

– Sử dụng các thuốc bổ não, thực phẩm chức năng dưỡng não. Việc này cần có chỉ định của bác sĩ về loại thuốc và liều lượng dùng.

– Khám sức khỏe định kỳ hàng năm để theo dõi tình trạng sức khỏe. Đi khám thường xuyên giúp phát hiện những dấu hiệu bệnh lý để kịp thời điều trị

Thường xuyên tập thể dục nâng cao sức đề kháng giúp phòng ngừa giảm trí nhớ ở người cao tuổi

Thường xuyên tập thể dục nâng cao sức đề kháng giúp phòng ngừa giảm trí nhớ ở người cao tuổi

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý vị đầy đủ thông tin về bệnh suy giảm trí nhớ ở người già, từ đó có những biện pháp chăm sóc và phòng ngừa hợp lý. Đừng quên chăm sóc não bộ ngay từ khi còn trẻ bằng việc thăm khám thường xuyên. Đó là điều kiện tiên quyết để bạn có cuộc sống minh mẫn, vui khỏe khi về già.

Từ khóa » Suy Giảm Trí Nhớ ở Người Cao Tuổi