Suy Giảm Trí Nhớ ở Người Trẻ Và Những Nguyên Nhân Thường Gặp

photo-1633513903062

Suy giảm trí nhớ ở người trẻ có biểu hiện như thế nào?

Suy giảm trí nhớ là tình trạng suy giảm chức năng ở não bộ. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy giảm nhận thức và mất trí nhớ... Vậy triệu chứng của căn bệnh này thường xuất hiện như thế nào ở người trẻ? Một số dấu hiệu nhận biết "não cá vàng" bạn cần lưu ý như sau:

- Thường xuyên quên mất vị trí để đồ đạc

- Không thể ghi nhớ các sự kiện, thông tin cần thiết

- Cảm giác khó khăn khi tiếp nhận các kiến thức mới

- Không thể tập trung làm việc hoặc học tập

- Đầu óc thường xuyên bị trống rỗng, mơ hồ

- Dễ mắc phải các vấn đề như: quên khóa cửa, tắt vòi nước, tắt bếp điện,...

Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ thường gặp

Các tế bào thần kinh bị thoái hóa

Một số quan điểm cho rằng chứng suy giảm trí nhớ có thể xuất hiện bởi các tế bào thần kinh trong não bị tổn thương và dẫn đến lão hóa. Lúc này, sự liên kết giữa các nơ-ron thần kinh trong não bị phá hủy. Đối với những người gặp áp lực và tâm trạng thường xuyên căng thẳng thì tình trạng tế bào não bị lão hóa có thể diễn ra nhanh chóng hơn. Từ 25 tuổi trở đi, mỗi ngày chúng ta mất khoảng 3.000 tế bào, ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì khả năng ghi nhớ và phản xạ.

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng kém

Việc dung nạp thực phẩm mỗi ngày đối với cơ thể là rất quan trọng. Các chất dinh dưỡng sẽ cung cấp cho não bộ nguồn năng lượng cần thiết để duy trì các hoạt động sống mỗi ngày. Khi bạn ăn quá nhiều đồ ngọt, thực phẩm ô nhiễm, các món chiên xào, đồ hộp chứa chất bảo quản và phụ gia, đường hóa học sẽ tạo cơ hội cho các gốc tự do hoạt động và dẫn đến suy giảm nhận thức. Ngoài ra, nếu uống quá nhiều rượu cũng sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe và tâm thần.

Do trầm cảm và stress

Một trong những nguyên do gây suy giảm trí nhớ thường gặp ở người trẻ có liên quan đến vấn đề tâm lý căng thẳng. Hiện nay, người trẻ gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và đa phần sẽ đến từ công việc, học hành, môi trường sinh hoạt xung quanh. Những yếu tố tâm lý tiêu cực có thể dễ dẫn đến stress. Khi các cơ quan thần kinh luôn trong trạng thái căng thẳng thì chúng ta sẽ khó có thể tập trung, dễ phân tán tư tưởng và giải quyết vấn đề khác chậm chạp. Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ khiến cho não bộ suy giảm chức năng và trí nhớ sa sút dần.

Mất ngủ kinh niên

Tình trạng suy giảm trí nhớ có thể xuất hiện với những người trẻ có thói quen sinh hoạt không điều độ. Thường xuyên bị mất ngủ, thức khuya sẽ dẫn đến các tế bào thần kinh không được nghỉ ngơi và nhanh chóng lão hóa. Giấc ngủ giúp cho cơ thể và tâm trí được thư giãn và phục hồi sau một ngày làm việc căng thẳng. Nếu bạn không ngủ đủ 8-9 tiếng mỗi ngày cơ thể sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không thể tập trung và đủ tỉnh táo làm việc, ảnh hưởng đến trí nhớ. photo-1633513904198

image2.jpg

3. Cách cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ hiệu quả

Suy giảm trí nhớ kéo dài sẽ khiến cho người trẻ khó có thể tập trung để làm việc và học tập hiệu quả. Từ đó có thể sẽ dẫn đến kết quả thua kém ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt hằng ngày. Vậy nên, khi bạn bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu trí nhớ kém thì hãy cố gắng điều trị từ sớm để ngăn ngừa tình trạng này nặng hơn. Một số cách giúp bạn cải thiện trí nhớ bao gồm:

- Ghi chú lại các công việc cần làm trong thời gian tới

- Lưu lại toàn bộ những thông tin mới vừa tiếp nhận bằng cách ghi chép hoặc thu âm

- Ăn uống đa dạng, lựa chọn bổ sung các thực phẩm tốt cho não

- Hạn chế hút thuốc, uống rượu bia, dùng chất kích thích

- Tập thể dục thường xuyên

- Giữ tâm trạng bình ổn, hạn chế căng thẳng,...

Tham khảo các giải pháp hỗ trợ về suy giảm trí nhớ thêm tại: https://giloba.com.vn/

Từ khóa » Suy Giảm Trí Nhớ ở Trẻ Em