Suy Giãn Tĩnh Mạch Chân Nên ăn Gì? Nên Kiêng Gì Và Tập Luyện Như ...

Mục lục [Ẩn]

Để điều trị suy giãn tĩnh mạch chân có hiệu quả, phụ thuộc rất lớn lối sống của người bệnh. Vậy người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì, kiêng ăn gì và tập luyện như thế nào? Hướng đi nào là tốt nhất cho người bệnh? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé

Suy giãn tĩnh mạch chân nên ăn gì?

Suy giãn tĩnh mạch chân nên ăn gì?

  1. Những điều bạn nên biết về bệnh suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý thuộc nhóm bệnh của mạch máu ngoại vi, máu chảy theo một chiều trái ngược với thông thường dẫn đến tình trạng máu bị ứ lại, tĩnh mạch giãn và phình to, từ đó làm xuất hiện các triệu chứng và biến chứng.

Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân?

Bệnh gây nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê và buồn chân giống như có kiến bò dưới da, chuột rút về ban đêm... nếu không điều trị, có thể dẫn đến các biến chứng rất khó cải thiện như chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm loét khó lành, huyết khối tĩnh mạch sâu...

Suy giãn tĩnh mạch gây đau, nặng và mỏi chân liên tục

Suy giãn tĩnh mạch gây đau, nặng và mỏi chân liên tục

Tại sao không thể coi thường bệnh suy giãn tĩnh mạch chân?

Suy giãn tĩnh mạch chân khiến dòng máu bị ứ đọng lại, không lưu thông được, dễ dẫn tới hình thành cục máu đông. Khi có cục máu đông hình thành trong lòng tĩnh mạch, đã bị vỡ và trôi nổi tự do trong mạch máu, di chuyển theo máu về tim phải rồi theo động mạch phổi lên phổi. Cục máu đông nếu tắc tại động mạch phổi sẽ gây tắc nghẽn, máu không đến được phổi để lấy oxy, do đó nồng độ oxy trong cơ thể giảm nghiêm trọng, nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Với những triệu chứng và biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch như trên, việc điều trị sớm là cần thiết. Việc điều trị cần kết hợp giữa việc dùng các biện pháp can thiệp và thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện. Để có chế độ ăn uống tập luyện phù hợp nhất, bạn cần nắm được nguyên nhân tại sao gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch.

  1. Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân

  • Giới tính: Đến 70% bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch là nữ giới. Nguyên nhân là do tác động của sự thay đổi của hormon trong quá trình mang thai, tiền mãn kinh và mãn kinh. Bên cạnh đó, các thói quen sinh hoạt của phụ nữ cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như: đi giày cao gót, mặc quần chật, ngồi vắt chéo chân…

Mang thai nhiều lần dễ bị suy giãn tĩnh mạch

Mang thai nhiều lần dễ bị suy giãn tĩnh mạch

  • Bệnh lý: bệnh tim, nhiễm trùng, khối u, biến chứng tắc mạch sau phẫu thuật, viêm mạch hoặc thực hiện các thủ thuật khác như bó bột…
  • Do di truyền: Thống kê cho thấy, bệnh có liên quan chặt chẽ đến yếu tố di truyền: có đến 80% bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch có cha hoặc mẹ cũng bị bệnh.
  • Thừa cân, béo phì gây tăng áp lực lên chân, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Đứng quá lâu, ngồi quá nhiều, thường xuyên mang vác vật nặng hay chơi các môn thể thao nặng, thay đổi hướng đột ngột.
  • Chế độ ăn ít xơ và vitamin, ăn nhiều dầu mỡ và đồ ăn cay nóng,hút thuốc lá, rượu bia, dùng đồ uống có gas và cafein...

Ăn nhiều đổ dầu mỡ, chiên xào làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch

Ăn nhiều đổ dầu mỡ, chiên xào làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch

Có thể thấy, chế độ ăn uống và sinh hoạt ảnh hưởng rất nhiều đến tĩnh mạch. Vì vậy, để bệnh cải thiện tốt, người bệnh cần có lối sống phù hợp, vừa không gây hại, vừa tăng cường chức năng tĩnh mạch.

  1. Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nên ăn gì?

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên ăn các loại thực phẩm chữa suy giãn tĩnh mạch giàu chất xơ, vitamin C và E, flavonoid...

Đồ ăn giàu vitamin C: Có nhiều trong các loại quả họ cam, ổi, trong rau xanh. Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ thành mạch chống lại tác nhân oxy hóa, ngăn ngừa sự hư hại của van và thành tĩnh mạch, làm chậm quá trình lão hóa tĩnh mạch ở người cao tuổi..

Đồ ăn giàu vitamin E: Vitamin E cũng góp phần chống oxy hóa, bảo vệ tĩnh mạch. Vitamin E có nhiều trong dầu mầm lúa mì, óc chó, hạt dẻ, bạn nên bổ sung thêm trong chế độ ăn hàng ngày.

Đồ ăn chứa nhiều chất xơ

Trong chế độ ăn hàng ngày, người bệnh cần chú ý bổ sung đủ chất xơ bằng cách ăn thêm rau, củ, quả. Trong các loại rau thì rau súp lơ xanh, rau diếp cá, cải xoong, măng tây đặc biệt tốt cho tĩnh mạch.

Không chỉ tốt cho tĩnh mạch, ăn nhiều chất xơ còn giúp giảm táo bón, tốt cho tiêu hóa, giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu và ngăn ngừa ung thư

Uống nhiều nước khoáng: Nhu cầu nước mỗi ngày cho cơ thể một người lớn là 2 lít nước.

Đồ ăn giàu Flavonoid: có nhiều trong nụ hòe, trà xanh, việt quất, actiso, rau diếp cá, râu mèo… Các loại thực phẩm cung cấp các chất thuộc nhóm flavonoid sẽ giúp làm bền và vững chắc thành mạch.

Trong đó, rutin (chiết xuất từ hoa hòe) là một loại vitamin P, có tác dụng chủ yếu bảo vệ sức chịu đựng của tĩnh mạch, tăng đàn hồi, giảm độ giòn, giảm nguy cơ đứt vỡ của tĩnh mạch do suy giãn gây ra. Vì thế, ngoài việc bổ sung các loại rau quả như trên, bạn cũng dùng trà hoa hòe uống hàng ngày để tình trạng của mình được cải thiện nhanh hơn.

Hoa hòe chứa nhiều rutin giúp làm bền thành tĩnh mạch

Hoa hòe chứa nhiều rutin giúp làm bền thành tĩnh mạch

Bạn nên chú ý xây dựng thực đơn cho người suy giãn tĩnh mạch dựa trên việc bổ sung đủ các chất như trên, có chế độ dinh dưỡng cho người bị giãn tĩnh mạch phù hợp nhất. Tùy thuộc vào sở thích của từng người mà có thể thay đổi thực đơn một cách linh động nhất

  1. Người bị suy giãn tĩnh mạch kiêng ăn gì?

Có nhiều loại thực phẩm gây hư hại van và thành tĩnh mạch, thúc đẩy quá trình lão hóa dẫn đến tình trạng tĩnh mạch bị suy yếu. Do vậy, người bệnh cần chú ý:

  • Không ăn quá mặn
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, những chất kích thích…
  • Hạn chế thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ
  • Hạn chế thức ăn nhiều đường: chúng thúc đẩy sự lão hóa trong cơ thể
  • Không hút thuốc lá
  1. Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cần tập luyện như thế nào?

Chế độ tập luyện cho người suy giãn tĩnh mạch

  • Khi ngủ: Nên kê cao chân hơn tim khoảng 15cm.
  • Khi làm việc: Nếu đặc thù công việc khó tránh khỏi việc đứng lâu ngồi nhiều… bạn nên:
  • Với công việc ngồi nhiều: Ngồi đúng tư thế, tránh đè ép lên mặt dưới đùi, chân chạm đất, để mặt dưới đùi vừa chạm ghế hoặc hổng trên mặt ghế, sao cho mặt ghế không tỳ lên mặt dưới đùi vì sẽ làm cản trở lưu thông máu tĩnh mạch chạy dọc mặt sau đùi.. Kết hợp các động tác xoay tròn bàn chân, nhón gót, nhấc mũi chân lên xuống, đá chân và co duỗi xen kẽ nhau.
  • Với công việc phải đứng lâu: Cố gắng ngồi nghỉ khi có thể, tập xoay một bên cổ chân khi đứng, luân phiên nhau.
  • Khi tập luyện thể thao: Nên tập các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội, tập yoga…, không nên tập các môn thay đổi tư thế nhanh như tennis, cầu lông,...

Đi bộ tốt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch

Đi bộ tốt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch

  • Trong sinh hoạt: Đi giày thấp, đế mềm, massage nhẹ nhàng bàn chân và bắp chân để giúp tăng cường lưu thông máu, không phơi nắng quá lâu, không ngồi vắt chéo chân…
  • Ngoài ra, người bệnh cần tránh béo phì (luôn giữ chỉ số BMI nhỏ hơn 25), phụ nữ có thai tránh tăng cân quá nhiều.

Bài tập giãn tĩnh mạch chân

Đạp xe đạp trên không: Bệnh nhân nằm ngửa trên giường, nâng hai chân lên khỏi mặt giường, gấp khớp háng và khớp gối sau đó tập như là đạp xe đạp với cả hai chân trong khoảng 2-3 phút, xen kẽ giữa nghỉ và tập. Nên tập khoảng 15-20 phút/ngày, chia làm 2 lần.

Động tác đạp xe đạp trên không

Động tác đạp xe đạp trên không

Gấp và duỗi khớp cổ chân khi đứng: Khi ở tư thế đứng, bệnh nhân gấp, duỗi khớp cổ chân của 1 chân từ 10 đến 15 lần. Tập luân phiên giữa 2 chân trong khoảng 10-15 phút, 2-3 lần mỗi ngày.

Xoay khớp cổ chân khi ngồi: Bệnh nhân ngồi trên ghế sao cho đùi song song, bắp chân và bàn chân vuông góc với nền nhà. Xoay khớp cổ chân theo hình tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Mỗi chân tập khoảng 30 giây đến 1 phút rồi thay đổi luân phiên giữa các chân. Nên tập trong 5 phút, mỗi ngày 2-3 lần.

  1. Những điều đặc biệt chú ý với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch

  • Tuyệt đối không được xoa cao hay dầu nóng. Khi xoa cao dầu nóng, các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch sẽ giảm trong một thời gian ngắn nhưng sau đó lại đau trở lại, mức độ đau nặng hơn. Dò là vì cao dầu nóng làm tăng lưu thông máu. Nhưng bản chất lại làm tĩnh mạch bị suy giãn nặng hơn.
  • Sau khi tắm bằng nước nóng cần dội 1-2 gáo nước lạnh từ đầu gối xuống cổ chân.
  • Khi chưa bị suy giãn tĩnh mạch, nên lên xuống cầu thang bộ thay vì đi thang máy. Nhưng khi đã bị suy giãn tĩnh mạch, người bệnh cần hạn chế tối đa việc leo cầu thang.

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch cần hạn chế lên xuống cầu thang

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch cần hạn chế lên xuống cầu thang

  • Đạp xe đạp rất tốt cho tĩnh mạch chân. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân bị bị đồng thời suy giãn tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng dẫn đến bệnh trĩ. Nếu bị cả suy giãn tĩnh mạch chân và trĩ, người bệnh cần hạn chế đạp xe đạp.

Nhiều người nghĩ bệnh suy giãn tĩnh mạch chỉ cần tập luyện và ăn uống, không cần điều trị. Suy nghĩ đó là sai lầm. Nguyên tắc cần phải kết hợp các biện pháp về lối sống và cần tác động thêm lên các tĩnh mạch bị suy giãn.

  1. Điều trị suy giãn tĩnh mạch

Phẫu thuật Stripping, phẫu thuật Muller: Tất cả các phương pháp phẫu thuật đều là thử nghiệm hoặc có tỷ lệ thành công thấp và tỉ lệ biến chứng cao. Khi phẫu thuật có thể gây nhiễm trùng, tổn thương thần kinh, động mạch, thẩm mỹ. Hơn nữa, phẫu thuật chỉ loại bỏ đi những tĩnh mạch đã bị suy giãn, không có tác dụng ngăn ngừa những tĩnh mạch khác suy giãn.

Phương pháp phẫu thuật lấy bỏ đoạn tĩnh mạch bị suy giãn

Phương pháp phẫu thuật lấy bỏ đoạn tĩnh mạch bị suy giãn

Chích xơ tạo bọt: Để thực hiện chích xơ tạo bọt, bác sĩ tiến hành tiêm một chất gây xơ hoá vào lòng của tĩnh mạch bị bệnh. Chất gây xơ sẽ làm cho lớp trong của tĩnh mạch bị viêm và sau đó sẽ dính lại với nhau, dòng máu chảy ngược trong các tĩnh mạch khi đó sẽ bị loại bỏ.

Tác động nhiệt bằng sóng radio cao tần hoặc tia laser: Tác động một mức nhiệt phù hợp làm co mạch lại, tổn thương thành tĩnh mạch. Từ đó dẫn đến xơ hóa tĩnh mạch cần điều trị.

Dùng vớ ép: Khi mang tất với áp lực thích hợp, các van tĩnh mạch vốn bị hư hại sẽ khép kín hơn, hạn chế máu ứ trệ chảy ngược cải thiện dòng hồi lưu tĩnh mạch từ đó làm giảm triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch.

Các loại không phân độ hoặc băng chun quá mạnh có thể làm suy giãn tĩnh mạch nặng thêm. Một số loại không có đủ áp lực cần thiết để cải thiện sự trở về của máu tĩnh mạch, cũng không có hiệu quả trong việc phòng tránh huyết khối tĩnh mạch. Cho nên việc sử dụng tất hay băng ép y khoa không thể sử dụng bừa bãi mà phải được bác sĩ kê để phù hợp với tình trạng bệnh của từng người

Dùng thuốc uống: Thuốc tổng hợp hóa dược luôn tiềm ẩn các tác dụng không mong muốn, gây các tác động bất lợi cho cơ thể con người. Ngoài ra, thuốc tây chỉ tác dụng lên một mặt của tình trạng tĩnh mạch bị suy giãn, không giải quyết được tất cả các vấn đề liên quan, khiến hiệu quả mang lại không cao.

Dùng thuốc tổng hợp hóa học tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Dùng thuốc tổng hợp hóa học tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Dùng thuốc bôi ngoài da: Thường không có tác dụng, nếu có tác dụng thì chỉ có hiệu quả trên các tĩnh mạch nông, không có hiệu quả trong điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu.

Những vấn đề trên đặt ra câu hỏi làm thế nào để cải thiện bệnh một cách hiệu quả, nhanh chóng mà an toàn nhất, phòng ngừa bệnh tái phát và phòng được biến chứng suy giãn tĩnh mạch nguy hiểm?

  1. Thảo dược - Hướng đi mới trong công cuộc tìm giải pháp toàn diện cho tĩnh mạch bị suy giãn

Trong quá trình nghiên cứu tìm ra phương pháp hữu hiệu nhất, các nhà khoa học đã tìm ra được nhiều thảo dược có tác dụng rất tốt cho tĩnh mạch bị suy giãn. Trong đó, các thảo dược đã được chứng minh bằng các nghiên cứu, các thử nghiệm lâm sàng như:

Hạt dẻ ngựa

Hạt dẻ ngựa có tác dụng trợ tĩnh mạch, cải thiện khả năng co bóp, độ đàn hồi của thành tĩnh mạch, chống viêm, giảm sưng phù

Nghiên cứu của hiệp hội các bác sĩ Thực hành tổng quát (GP) tại Đức, trên 5429 bệnh nhân về tác dụng của hạt dẻ ngựa cho thấy: Tất cả các triệu chứng của bệnh được cải thiện trong 1 tuần đầu và mức độ nghiêm trọng giảm đáng kể khi kết thúc nghiên cứu.

Ngoài ra còn có 18 nghiên cứu lâm sàng trên 1.258 bệnh nhân, 3 nghiên cứu quan sát trên 10.725 bệnh nhân…. đều cho thấy rõ ràng tác dụng của hạt dẻ ngựa trong việc làm giảm những triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch như đau, nặng, sưng, ngứa…và tác dụng làm giảm sưng chân, phù nề tương đương với mang vớ ép.

Hạt dẻ ngựa - đẩy lui bệnh suy giãn tĩnh mạch nhanh chóng, hiệu quả

Hạt dẻ ngựa - đẩy lui bệnh suy giãn tĩnh mạch nhanh chóng, hiệu quả

Vỏ cam chanh: Chứa Diosmin và Hesperidin giúp bảo vệ vi tuần hoàn, cải thiện tính thấm của mao mạch và tăng cường tính bền của thành mạch, chống viêm, giảm sưng phù, tăng cường trương lực của tĩnh mạch.

Hoa hòe: Trong hoa hòe chứa rutin có tác dụng tăng cường sức chịu đựng mao mạch, thiếu chất này sức chịu đựng của thành mạch bị giảm rõ, mạch máu rất dễ bị đứt vỡ và gây các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch.

Các thảo dược có tác dụng chống oxy hóa cũng góp phần bảo vệ thành tĩnh mạch, có thể kể đến như hạt nho, vỏ thông, lý chua đen.

Vai trò của các thảo dược giúp hoạt huyết cũng được nghiên cứu, trong đó lá bạch quả và cây chổi đậu đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường tuần hoàn, ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch.

BoniVein - Mang đến hiệu quả vượt trội từ thành phần thảo dược tự nhiên

BoniVein là sản phẩm được nhập khẩu từ Canada và Mỹ, gồm các thành phần chiết xuất từ các thảo dược như hạt dẻ ngựa, hoa hòe, cây chổi đậu, vỏ cam chanh, lý chua đen, hạt nho, vỏ thông, lá bạch quả, giúp tác động toàn diện lên tĩnh mạch bị suy giãn.

BoniVein - Mang đến hiệu quả vượt trội từ thành phần thảo dược tự nhiên

BoniVein - Mang đến hiệu quả vượt trội từ thành phần thảo dược tự nhiên

Hiệu quả vượt trội của BoniVein còn được tạo nên bởi công nghệ microfluidizer - công nghệ sản xuất hiện đại bậc nhất thế giới, giúp tạo ra các phân tử hạt có kích thước nano, giúp sinh khả dụng có thể đạt tới 100%.

Công nghệ này được áp dụng bởi tập đoàn Viva Nutraceuticals - tập đoàn sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng đa quốc gia hàng đầu thế giới, có trụ sở tại Mỹ và Canada. Các nhà máy sản xuất của tập đoàn đều đạt tiêu chuẩn GMP của FDA (Mỹ), bộ Y tế Canada, và tổ chứng y tế thế giới WHO.

BoniVein - Sản phẩm vàng giúp người bệnh thoát khỏi suy giãn tĩnh mạch

Với các ưu điểm vượt trội trên, BoniVein đã giúp hàng triệu bệnh nhân tìm lại niềm vui trong cuộc sống khi đã có thể đi lại bình thường, không còn đau nhức mỏi và không còn những nỗi lo về biến chứng luôn thường trực như trước.

Cô Trương Thị Miền, 52 tuổi, ở khóm 4, phường 1, tx Giá Gai, Bạc Liêu, số điện thoại: 0945.190.552

Cô Trương Thị Miền, 52 tuổi, ở khóm 4, phường 1, tx Giá Gai, Bạc Liêu, số điện thoại: 0945.190.552

Cô bị bệnh từ rất lâu rồi, trước đây chỉ cần đi bộ khoảng chục mét là cô không đi được nữa, chân căng cứng lên, tê buốt lòng bàn chân, bắp chân râm ran như kiến cắn, ngứa và chuột rút, đau và khó chịu vô cùng. Cô có chạy chữa khắp nơi, dùng thuốc liên tục nhưng chỉ cần hôm nào quên không uống là chân lại đau không thể đi lại được. Mắt cá chân và bắp chân của cô có các tĩnh mạch to như con giun, ngoằn ngoèo nhìn rất mất thẩm mỹ.

Cuộc sống của cô đã như bước sang trang mới khi biết đến và dùng BoniVein. Các dược sĩ của công ty Botania đã tư vấn tận tình, hướng dẫn cô cách dùng và tặng cô một cuốn cẩm nang về bệnh suy giãn tĩnh mạch. Từ đó cô biết rõ hơn về bệnh, biết suy giãn tĩnh mạch chân nên ăn gì và kiêng gì, sinh hoạt như thế nào. Vì thế nên cô dùng đều BoniVein kết hợp thực hiện ăn uống tập luyện khoa học.

Chỉ sau 1 tháng, chân cô đã đỡ đau nhức, bớt sưng phù, chuột rút. Sau 3 tháng tất cả triệu chứng đã hết, cô đi lại bình thường. Hiện nay cô rất yên tâm dùng BoniVein liên tục để ngăn bệnh tái phát, ngăn biến chứng của suy giãn tĩnh mạch. Cuộc sống của cô rất vui vẻ, đi lại thoải mái, tự do, không bị gò bó vì bệnh tật như trước nữa.

Cô Nguyễn Thị Trâm Anh (64 tuổi) ở Khối 16, Phường Hương Bình, Tp Vinh, tỉnh Nghệ An.

Cô Nguyễn Thị Trâm Anh (64 tuổi) ở Khối 16, Phường Hương Bình, Tp Vinh, tỉnh Nghệ An.

Cô từng là giáo viên, công việc thường xuyên phải đứng lâu. Ban đầu chỉ thấy chân đau nhức, tê bì, nặng mỏi. Chuột rút, tần suất cũng không thường xuyên nên cô chủ quan không đi khám. Vì thế, càng ngày các triệu chứng càng nặng dần lên và xuất hiện dày đặc hơn, chân sưng phù, thâm tím, máu tụ khiến cô nằm bất động, không đi lại được và phải cấp cứu.

Cô được chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch sâu chân trái, đã có biến chứng huyết khối tắc tĩnh mạch rất nặng. Sau khi điều trị tích cực tại bệnh viện, cô được kê thuốc tây về dùng hàng ngày nhưng đi lại vẫn khó khăn, được 15 phút là đã mỏi không chịu được. Cô gặp tác dụng phụ nhưng không dám bỏ thuốc vì chỉ cần không uống là các triệu chứng nặng trước đây quay lại ngay.

Từ ngày dùng BoniVein, chỉ sau khoảng 3-4 lọ là các triệu chứng như đau nhức, nặng tê bì, mỏi chân, sưng phù và chuột rút giảm hẳn. Sau 3 tháng bệnh đã ổn định, các vết thâm tím máu tụ ở chân mờ đi hẳn, bàn chân cô nhìn sáng hơn rõ rệt, tĩnh mạch cũng hẹp đi rất nhiều. Sau 1 năm dùng kiên trì, giờ đây cô đã đi lại bình thường, các triệu chứng đã biến mất hoàn toàn. Giờ đây, cô cảm thấy rất hạnh phúc vì được tự do đi đến nơi mình thích, làm những công việc mình yêu.

Cô Cao Thị Liễu, 58 tuổi ở Xóm Chợ. xã Lâm Động, Thủy Nguyên, Hải Phòng, số điện thoại: 0788.410.887

Cô Cao Thị Liễu, 58 tuổi ở Xóm Chợ. xã Lâm Động, Thủy Nguyên, Hải Phòng, số điện thoại: 0788.410.887

Bệnh đã đeo bám cô hơn chục năm nay, chân nặng đau nhức, tê bì không bước chân xuống giường được, chỉ cần đi hay đứng lâu một chút là 2 bàn chân nóng như xát ớt, tĩnh mạch nổi to như con giun ở đùi trở xuống.

Cô đã đi khám ở nhiều bệnh viện lớn, cũng bấm huyệt, cũng vuốt mạch kết hợp cả uống thảo dược mà không đỡ.

Từ khi dùng BoniVein, cô rất vui mừng khi chỉ từ lọ thứ 5 trở đi triệu chứng đã thuyên giảm rõ ràng, chân đỡ nặng hơn, số lần chuột rút cũng giảm đi rất nhiều. Tới nay, triệu chứng đã hết hẳn, tĩnh mạch đã mờ gần hết. Hiện cô chỉ cần dùng với liều 2 viên mỗi ngày để phòng bệnh tái phát. Hôm nào có việc phải đi xa cô tăng liều lên 4 viên là không gặp bất kỳ khó khăn gì nữa.

BoniVein - được các chuyên gia đầu ngành khuyên dùng

Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa Đông y bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho biết: “Dùng dược liệu để cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch đã được thực hiện từ lâu, hiệu quả đem lại cũng rất tốt. Ngày nay, người ta đã tìm ra nhiều thảo dược có tác dụng vượt trội trong việc co nhỏ tĩnh mạch, ngăn tĩnh mạch bị suy giãn và ngăn hình thành huyết khối như dẻ ngựa, hoa hòe, cây chổi đậu, vỏ cam chanh, lý chua đen, hạt nho, vỏ thông, lá bạch quả. Tuy nhiên những loại thảo dược đó có loại có tại Việt Nam, có loại chỉ sinh trưởng và phát triển ở châu Âu và châu Mỹ.

Rất may hiện nay có sản phẩm BoniVein được công ty Botania nhập khẩu từ Canada và Mỹ có công thức rất toàn diện, kết hợp tất cả các thảo dược trên. Khi cho bệnh nhân dùng, kết quả thu được đều rất tốt. Các triệu chứng đều được cải thiện rõ rệt chỉ sau 2-3 tuần sử dụng. Không chỉ giảm nhanh các triệu chứng, khi dùng BoniVein, người bệnh còn ngăn chặn được bệnh tái phát trở lại.

Thời gian đầu, người bệnh nên dùng với liều 4-6 viên/ngày chia 2 lần. Khi triệu chứng hết hẳn thì có thể giảm liều xuống còn 2 viên/ngày để duy trì. Đây là một sản phẩm từ dược liệu nên không có tác dụng phụ, dùng duy trì kéo dài mà không bị ảnh hưởng gì”.

BoniVein - phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi công ty Botania

BoniVein là sản phẩm của Canada và Mỹ, được phân phối tại Việt Nam bởi công ty công ty Botania - thuộc top 10 công ty phân phối thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu Việt nam.

Địa chỉ công ty Botania: 169, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

Dược sĩ tư vấn: 18001044 (miễn phí) - 0984.464.844 - 1800.1044

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Suy giãn tĩnh mạch chân nên ăn gì?”, đồng thời đưa ra các thông tin cơ bản người bệnh cần biết như nguyên nhân, triệu chứng, các cách điều trị và phương pháp tối ưu nhất. Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc, từ đó giúp bạn có hướng đi đúng đắn nhất. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

BoniVein - Phương pháp mới đẩy lùi suy giãn tĩnh mạch hiệu quả!

BoniVein - Chìa khóa vàng vừa an toàn, vừa hiệu quả cho bệnh suy giãn tĩnh mạch

Từ khóa » Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới Nên ăn Gì