Suy Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới Và Cách Chẩn đoán, điều Trị

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý rất phổ biến hiện nay. Bệnh thường thường gặp ở nữ giới hơn nam giới. Không chỉ gây mất thẩm mỹ ở chân mà còn biểu hiện thành nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh và tiềm ẩn những nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Thế nào là suy giãn tĩnh mạch chi dưới?
  • 2. Các nguyên nhân gây suy van tĩnh mạch chi dưới
    • 2.1. Tư thế làm việc, sinh hoạt
    • 2.2. Môi trường
    • 2.3. Cục máu đông gây suy giãn tĩnh mạch chi dưới
    • 2.4. Bệnh tim bẩm sinh
    • 2.5. Tuổi tác
    • 2.6. Quá trình mang thai
  • 3. Tĩnh mạch chi dưới suy yếu nguy hiểm như thế nào?
  • 4. Triệu chứng của bệnh suy tĩnh mạch theo từng giai đoạn
    • 4.1. Giai đoạn đầu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới
    • 4.2. Giai đoạn tiến triển và biến chứng
  • 5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị suy tĩnh mạch
    • 5.1. Các phương pháp chẩn đoán
    • 5.2. Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch

1. Thế nào là suy giãn tĩnh mạch chi dưới?

Tĩnh mạch là hệ thống mạch máu đưa máu trở về tim. Suy tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm chức năng của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân, gây ứ đọng máu ở đây.

Sự ứ đọng của máu trong tĩnh mạch sẽ gây ra những biến đổi về chuyển động của dòng máu và gây biến dạng tổ chức mô xung quanh.

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm chức năng của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân

Suy tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm chức năng của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân

2. Các nguyên nhân gây suy van tĩnh mạch chi dưới

Nguyên nhân gây suy tĩnh mạch chưa được xác định rõ ràng tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa cho rằng hiện tượng này có thể liên quan đến các tổn thương ở van tĩnh mạch.

Thông thường, tĩnh mạch có hệ thống van nhằm giữ cho máu di chuyển theo một hướng cố định – hướng về phía tim. Khi các van trong tĩnh mạch vùng chân không hoạt động bình thường, khiến máu đọng lại ở chân thì gọi là suy van tĩnh mạch. Hiện tượng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề, trong đó phổ biến nhất là suy giãn ở tĩnh mạch.

Các van tĩnh mạch bị tổn thương là do các nguyên nhân sau:

2.1. Tư thế làm việc, sinh hoạt

Do đặc thù nghề nghiệp, những người bán hàng, thợ dệt, may thường xuyên phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, thường xuyên mang vác nặng… Điều này khiến máu dễ bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, làm ảnh hưởng đến chức năng của các van.

2.2. Môi trường

Làm việc trong môi trường ẩm thấp là nguyên nhân khiến bệnh suy giãn tĩnh mạch trở nên trầm trọng hơn.

2.3. Cục máu đông gây suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Huyết khối tĩnh mạch sâu là một trong những nguyên nhân gây ngăn cản dòng máu trở về tim, gây viêm tĩnh mạch, sẹo dính van, hẹp lòng mạch.

2.4. Bệnh tim bẩm sinh

Khiếm khuyết van tĩnh mạch do bẩm sinh khiến lượng máu lưu thông trong các mạch máu có thể bất thường, gây sức ép làm tổn thương tĩnh Thủng van tĩnh mạch dẫn đến giãn nở van, làm van tĩnh mạch không thể khép lại được.

2.5. Tuổi tác

Quá trình thoái hóa ở những người lớn tuổi có thể kéo theo nhiều bệnh tật, trong đó có suy giãn hệ thống tĩnh mạch…

2.6. Quá trình mang thai

Phụ nữ mang thai, sinh đẻ nhiều, thừa cân, béo phì, táo bón kinh niên,…thường có nguy cơ cao bị suy tĩnh mạch ở chân. Ngoài ra, các yếu tố di truyền, thay đổi nội tiết, lười thể dục, hút thuốc lá, chế độ ăn ít chất xơ và vitamin cũng là những yếu tố nguy cơ gây tổn thương van, dẫn đến suy tĩnh mạch.

Huyết khối là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến các van tim, dẫn tới suy tĩnh mạch

Huyết khối là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến các van tim, dẫn tới suy tĩnh mạch

3. Tĩnh mạch chi dưới suy yếu nguy hiểm như thế nào?

Trên thế giới, suy tĩnh mạch chi dưới chiếm một tỉ lệ đáng kể trên tổng số dân, trong đó có 70% là nữ.

Nếu không được chẩn đoán và phát hiện sớm, bệnh nhân có thể gặp những biến chứng như:

– Chàm da

– Loét chân không lành

– Chảy máu

– Giãn lớn các tĩnh mạch nông

– Viêm tĩnh mạch nông huyết khối

– Huyết khối tĩnh mạch sâu

– Tắc động mạch phổi

– Tử vong…

Khi thấy các dấu hiệu này, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được khám, phát hiện và điều trị kịp thời.

4. Triệu chứng của bệnh suy tĩnh mạch theo từng giai đoạn

Các triệu chứng của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới thường không rầm rộ, phát triển chậm qua các giai đoạn.

4.1. Giai đoạn đầu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Ở giai đoạn này, tĩnh mạch chi chưa giãn nhiều. Các biểu hiện thường không rõ ràng và mất đi khi nghỉ ngơi.

– Bệnh nhân thường có cảm giác đau, nặng chân. Đôi khi chỉ cảm thấy giày dép chật hơn bình thường.

– Nhức mỏi, phù chân nhẹ khi phải đứng hoặc ngồi lâu một tư thế.

– Chuột rút, cảm giác bị châm kim, kiến bò vùng cẳng chân. Thường xuất hiện vào buổi tối, về đêm.

– Xuất hiện những mạch máu nhỏ li ti ở cổ chân và bàn chân.

4.2. Giai đoạn tiến triển và biến chứng

Khi bệnh nặng hơn, các triệu chứng cũng dần trở nên rõ ràng. Da ở vùng cẳng chân có hiện tượng phù nề, dày lên, xuất hiện các mảng bầm trên da. Da có thể bong vảy, chảy nước và thay đổi màu sắc.

Các các bũi tĩnh mạch nổi rõ trên da gây ra cảm giác nặng, đau nhức chân.  Có thể chảy máu nặng do giãn vỡ tĩnh mạch. Máu có thể thoát ra ngoài mạch gây phù  ở mắt cá hay bàn chân. Đặc biệt, hiện tượng này không mất đi khi nghỉ ngơi.

Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi do viêm tĩnh mạch nông huyết khối gây ra. Nhiều trường hợp hiện tượng nhiễm khuẩn vết loét có thể xảy ra ở những bệnh nhân bị suy tĩnh mạch mạn tính.

Đi khám sớm giúp chẩn đoán sớm, chính xác và điều trị hiệu quả bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

Đi khám sớm giúp chẩn đoán sớm, chính xác và điều trị hiệu quả bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị suy tĩnh mạch

Suy tĩnh mạch chi dưới thường không có dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn đầu nên khó nhận biết. Để tránh những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần đi khám ngay khi có yếu tố nguy cơ hay có bất cứ triệu chứng nào của bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

5.1. Các phương pháp chẩn đoán

Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, có một số phương pháp cận lâm sàng có thể được áp dụng trong chẩn đoán suy tĩnh mạch. Đó là:

– Siêu âm Doppler  để xác định có của dòng máu trào ngược, huyết khối

– Chụp tĩnh mạch có bơm thuốc cản quang (CT, MRI) thường được tiến hành khi không xác định được chính xác các dòng trào ngược trong lòng hệ tĩnh mạch.

5.2. Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch

Tùy vào tình trạng bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau cho các bệnh nhân.

Trong đó các trường hợp bệnh nhẹ và vừa (giai đoạn đầu), phương pháp điều trị nội khoa thường được sử dụng giúp làm bền thành mạch. Các loại thuốc này cần được kê bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Bên cạnh đó, một số biện pháp có thể giúp ngăn chặn sự trào ngược của dòng máu như:

– Để chân cao khi nghỉ ngơi

– Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu

– Đi tất thun, quấn chân, dùng vớ áp lực

– Duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ, tránh táo bón, béo phì

Những phương pháp này chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của giãn tĩnh mạch là chủ yếu.

Trong trường hợp bệnh nặng và có biến chứng thì tùy từng mức độ bệnh và thể trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp can thiệp khác.

Tóm lại, suy giãn tĩnh mạch chi dưới là một bệnh lý không quá nguy hiểm và có thể điều trị được nếu phát hiện sớm. Bạn nên thường xuyên thăm khám định kỳ để kiểm soát tốt các bệnh lý nguy cơ và duy trì những thói quen tốt để phòng tránh căn bệnh này. Khi có những triệu chứng của bệnh, hãy thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm, vì việc trì hoãn điều trị có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường cho sức khỏe.

Từ khóa » Cơ Chế Giãn Tĩnh Mạch