Suy Giãn Tĩnh Mạch Có Nên Thoa Dầu Nóng Không?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục [Ẩn]
Hỏi: Thưa chuyên gia, tôi mới bị bệnh suy giãn tĩnh mạch, chân thường xuyên bị đau nhức rất khó chịu. Hôm vừa rồi tôi đi khám lại vì uống thuốc theo đơn của bác sĩ mà tình trạng không thuyên giảm là bao, sau khi hỏi han, bác sĩ mới nói với tôi rằng là do tôi thường xuyên thoa dầu nóng nên bệnh mới không đỡ được, nhưng lại không giải thích tại sao. Thưa chuyên gia, tôi vẫn luôn thắc mắc điều đó bởi mỗi lần tôi đau nhức, tôi xoa bóp bằng dầu nóng thì tình trạng đau nhức đều giảm, tôi thấy rất dễ chịu, vậy liệu bác sĩ có nhầm không ạ?, xin chuyên gia cho tôi lời khuyên. (Hồng Hạnh, Lào cai)
Bị suy giãn tĩnh mạch có nên thoa dầu nóng không?
Trả lời: Chào chị, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân mà chị mắc phải hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại gây nên những triệu chứng:
- Các tĩnh mạch nổi rõ bên dưới bề mặt, có thể đã quan sát được;
- Có cảm giác nóng rát hoặc đau nhói ở chân;
- Có cảm giác khó chịu, nặng chân;
- Hay bị chuột rút, đặc biệt là chuột rút ban đêm;
- Sưng bàn chân và mắt cá chân;
- Da ở trên vùng giãn tĩnh mạch bị khô hoặc ngứa.
Suy giãn tĩnh mạch gây nên những khó chịu, đau đớn và mất thẩm mỹ làm chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng rất nhiều. Đồng thời nó còn gây biến chứng gây ảnh hưởng đến tính mạng. Bệnh sẽ hình thành những cục máu đông trong lòng tĩnh mạch và có thể di chuyển khắp cơ thể theo dòng máu gây tắc mạch. Nguy hiểm nhất là gây tắc mạch phổi dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
Vậy bệnh suy giãn tĩnh mạch có nên thoa dầu nóng không?
Thông thường, khi thoa dầu nóng thì nó sẽ làm nóng vùng da đau nhức, thúc đẩy tuần hoàn máu, làm mát, gây tê và giảm đau tại chỗ. Chính vì thế khi thoa dầu nóng vào vùng bị đau nhức do suy giãn tĩnh mạch sẽ giúp chị giảm đau ngay. Tuy nhiên, thực tế ra chị đang làm cho bệnh suy giãn tĩnh mạch của mình thêm trầm trọng.
Bệnh suy tĩnh mạch do các van tĩnh mạch bị hở không thể ngăn chặn dòng máu từ trên chảy xuống dẫn đến ứ đọng máu tĩnh mạch. Tình trạng này kéo dài làm cho các mạch máu nhỏ bị giãn ra gây đau. Theo phản xạ tự nhiên, khi chị thoa dầu nóng các tĩnh mạch sẽ giãn nở ra, làm cho các van tĩnh mạch vốn bám vào thành tĩnh mạch hở nhiều hơn và dòng máu chảy ngược tăng. Cùng lúc, các mạch máu nhỏ ở chân cũng giãn to là tăng ứ đọng máu, gây cảm giác đau nhức và khó chịu ở chân. Chị cũng gặp tình trạng tương tự nếu thường xuyên ngâm chân nước nóng.
Nhiệt độ lạnh có lợi cho tình trạng suy tĩnh mạch. Đa số bệnh nhân suy tĩnh mạch phản hồi rằng cảm thấy đỡ đau khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, ví dụ như thay đổi thời tiết sang đông, ngâm chân vào nước lạnh, ở trong phòng điều hòa nhiệt độ, đi chân không tiếp xúc nền đất lạnh… Lý do là khi gặp lạnh, các tĩnh mạch co nhỏ lại làm giảm dòng máu chảy ngược cũng như tình trạng ứ đọng tĩnh mạch, nhờ đó giảm cảm giác đau nhức và khó chịu.
Vì thế, chị nên lưu ý một số trường hợp sau:
- Tắm nước nóng: sau khi xong thì rửa ngay bằng nước lạnh, khi đó nước lạnh sẽ làm co thắt tĩnh mạch, giúp cho sự vận chuyển máu về tim dễ dàng hơn
- Hạn chế tắm nắng thường xuyên: nắng không tốt cho tĩnh mạch, nên chọn nơi có bóng mát, nếu tiếp xúc với mặt trời, sau đó nên ngâm chân bằng nước lạnh
- Hạn chế đi bộ với chân trần: bệnh nhân giãn tĩnh mạch khi làm bất cứ việc gì tiếp xúc với nóng như đi chân trần, phải lưu ý không để quá lâu, và nên xối chân lại bằng nước ngay sau đó để làm mát da.
Những lưu ý trong sinh hoạt khi mắc suy giãn tĩnh mạch
Ngoài việc hạn chế xoa dầu nóng hay ngâm chân nước nóng thì những bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch như chị cũng nên lưu ý những vấn đề sau trong sinh hoạt hàng ngày để tránh bệnh nặng hơn mà mình không hay biết:
- Điều chỉnh chế độ ăn và kiểm soát cân nặng
Các loại thực phẩm có chứa vitamin C và E là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời cho cơ thể. Vitamin C cần thiết cho việc sản xuất collagen và elastin để giữ cho tĩnh mạch khỏe hơn. Vitamin E có thể làm cho các tĩnh mạch ít bị giãn hơn. Đừng quên những thực phẩm giàu chất xơ vì chúng giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch.
Giữ cân nặng ở mức bình thường, tránh béo phì vì cân quá nặng sẽ làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở vùng chân, làm bệnh nặng hơn.
- Hoạt động thể chất
Ở giai đoạn đầu của bệnh suy giãn tĩnh mạch, hoạt động thể chất là một biện pháp phòng ngừa tốt. Tuy nhiên, đừng chọn một bài tập gây quá nhiều áp lực cho đôi chân. Chạy bộ thường không được khuyến khích vì nó có thể làm nặng thêm tình trạng giãn tĩnh mạch.
Chị càng di chuyển, máu lưu thông càng nhanh. Các bài tập thể chất giúp tăng cường lưu thông máu và có hiệu quả để điều trị là đi bộ hàng ngày, căng cơ, yoga hoặc xoay cổ chân.
- Thay đổi lối sống
Tránh đi đứng hoặc ngồi quá lâu, đặc biệt là với những người làm công việc văn phòng. Tốt nhất bệnh nên nên thay đổi tư thế thường xuyên hơn để tránh làm tắc nghẽn dòng máu lưu thông, nên đứng dậy và tập các bài tập kéo giãn cơ ngắn,... Đồng thời, người bị suy giãn tĩnh mạch chân cần tránh mang giày cao gót trong thời gian dài vì đi giày cao gót làm tăng co bóp các cơ bắp chân, dồn máu về tĩnh mạch, làm nặng hơn tình trạng ứ máu ở chi dưới.
- Massage nhẹ nhàng Massage giúp hỗ trợ lưu thông máu trong cơ thể của bạn, đặc biệt là ở chân (nơi xuất hiện hầu hết các tĩnh mạch giãn). Kỹ thuật chính để xoa bóp giãn tĩnh mạch là nhẹ nhàng, tránh áp lực lên các tĩnh mạch lớn, ép và vặn vẹo. Sử dụng áp lực toàn bàn tay nhẹ nhàng hoặc áp lực đầu ngón tay khi xoa bóp, di chuyển từ gót chân đến mắt cá chân. Nếu cảm thấy đau hoặc bất kỳ loại khó chịu nào, hãy ngừng massage và nâng cao chân hơn.
Mặc dù massage nhẹ nhàng như vậy có thể không làm giảm hoàn toàn triệu chứng giãn tĩnh mạch, nhưng nó có thể thay đổi đáng kể cảm giác khó chịu mà chúng gây ra bằng cách cải thiện lưu lượng máu đến các chi.
- Nâng chân
Nâng cao chân có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng giãn tĩnh mạch và sưng phù chân nếu bạn bị ở giai đoạn đầu. Để điều trị nâng cao chân có hiệu quả, cần phải nâng cao chân trên mức tim. Cố gắng giữ chúng ở vị trí này trong ít nhất 20 phút từ 3 -4 lần mỗi ngày.
Nâng chân rất tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch
Trên đây là những vấn đề người bệnh suy giãn tĩnh mạch cần lưu ý, để phòng ngừa và hỗ trợ bệnh hiệu quả nhất, chị có thể kết hợp sử dụng BoniVein hàng ngày.
Tại sao Bonivein lại hiệu quả với bệnh suy giãn tĩnh mạch?
Bởi thành phần được chia thành 3 nhóm tác dụng như sau:
Giúp tác động tới nguyên nhân bệnh: Đó là tác động tới những tĩnh mạch bị suy giãn
Thông thường những sản phẩm khác chỉ có 1 thành phần có khả năng tác động được tới những tĩnh mạch bị suy giãn nhưng BoniVein lại gồm nhiều thành phần phối hợp tác động qua lại với nhau từ đó giúp hiệu quả tăng lên rõ rệt. Tác dụng đó là những thành phần sau:
- Diosmin, hesperidin: Đây là những flavnoid được chiết xuất từ cam chanh, giúp kéo dài tác dụng co mạch của norepinephrin trên thành mạch giúp làm bền tĩnh mạch. Bảo vệ vi tuần hoàn, làm bình thường hóa tính thấm của mao mạch và tăng cường sức bền mao mạch.
- Hạt dẻ ngựa: Chứa aesin, đây là chất giúp hàn gắn các mao mạch bị rò rỉ, ngăn ngừa sự phân hủy các mao mạch, cải thiện độ đàn hồi trong mạch máu, ngăn chặn các tổn thương tĩnh mạch.
- Rutin từ hoa hòe: Có tác dụng giúp làm bền thành mạch, tăng cường sức chịu đựng của thành mạch, bảo vệ mạch máu, tăng trương lực thành tĩnh mạch, giúp tĩnh mạch luôn bền chắc dẻo dai…Thiếu chất này tĩnh mạch rất yếu, dễ bị giãn đứt và vỡ.
- Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông: Đây là những chất chống oxy hóa mạnh, gấp 20 lần vitamin C và 50 lần vitamin E nên có tác dụng bảo vệ thành mạch rất tốt khỏi các gốc tự do có hại.
Giúp giải quyết triệu chứng bệnh:
BoniVein còn chứa những thành phần giúp làm giảm triệu chứng bệnh, giúp người bệnh như chị nhanh chóng trở lại được với sinh hoạt, cuộc sống thường ngày:
- Diosmin, hesperidin: Đây là những flavnoid được chiết xuất từ cam chanh có tác dụng giúp giảm các yếu tố gây viêm như prostaglandin E2, thromboxan B2 cũng như các gốc tự do do đó giúp làm giảm hiện tượng sưng phù chân.
- Hạt dẻ ngựa: Giúp giảm đau chân, sưng phù chân, giảm ngứa, giảm sưng mắt cá chân và bắp chân.
- Rutin từ hoa hòe: chúng có tác dụng giúp làm giảm những triệu chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch như đau chân, nặng chân, sưng phù chân.
Phòng ngừa được biến chứng:
Biến chứng suy giãn tĩnh mạch là điều mà những người bệnh luôn cảm thấy lo lắng, vì thế BoniVein còn bổ sung các thảo dược giúp ngăn ngừa được biến chứng nguy hiểm như:
- Cây chổi đậu: Giúp kích thích giải phóng noradrenalin dẫn đến tăng trương lực mạch máu, co mạch, giúp tuần hoàn máu dễ dàng và giúp làm giảm tụ máu. Cây chổi đậu còn chứa flavonoid hỗ trợ tuần hoàn máu và tăng độ bền thành mạch.
- Bạch quả: Có tác dụng giúp tăng tuần hoàn máu, hoạt huyết, ngăn ngừa huyết khối, tăng cường sự đàn hồi, dẻo dai của mạch máu, chống lại hiện tượng giãn tĩnh mạch, phối hợp cùng cây chổi đậu giúp phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch suy giãn rất tốt.
Cơ chế tác dụng của sản phẩm BoniVein
Nhờ những thành phần thảo dược trên mà BoniVein có được những công dụng sau:
- Giúp giảm triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch như nặng chân, tê bì, chuột rút, sưng phù chân, đau nhức…
- Giúp co nhỏ những tĩnh mạch bị suy giãn, làm mờ những vết thâm tím trên chân
- Giúp phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch tái phát
- Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh
Cảm nhận của người bệnh sau khi sử dụng BoniVein
Chị hoàn toàn có thể tin tưởng và sử dụng BoniVein bởi sau nhiều năm có mặt trên thị trường, BoniVein đã giúp hàng ngàn người bệnh đẩy lui được căn bệnh khó chịu này, như một số trường hợp sau:
Cô Trần Thị Chính (57 tuổi). Địa chỉ: số 66, khu phố Thọ Môn, phường Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Số điện thoại: 0983.291.015.
Cô Trần Thị Chính (57 tuổi)
“Thời gian đầu, cô bị đau vùng bắp chân, tê bì bàn chân, đêm đến chân cô hay bị tê và chuột rút đau nhức cả đêm. Bệnh ngày càng nặng nên cô đi khám thì bác sĩ nói cô bị suy giãn tĩnh mạch sâu và kê cho dùng thuốc Daflon. Cô dùng Daflon đều đặn, liên tục trong 2 tháng nhưng chân vẫn đau tức, thậm chí cô còn thấy gân xanh nổi lên và nhiều vết thâm tím trên chân. Tình cờ cô biết đến sản phẩm BoniVein của Mỹ và Canada nên mua về dùng với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần. Sau khi sử dụng khoảng 2 lọ BoniVein, chân cô đã đỡ đau tức, đi đứng bớt nặng nhọc hơn nên cô kiên trì dùng thêm. Khi dùng hết 4 lọ thì các triệu chứng khó chịu của bệnh đã giảm hẳn, tĩnh mạch xanh nổi lên và những vết thâm tím trên chân đã mờ hơn rất nhiều.”
Cô Cao Thị Liễu (58 tuổi, ở Xóm Chợ, xã Lâm Động, Thủy Nguyên, Hải Phòng, điện thoại: 0788.410.887)
Cô Cao Thị Liễu
“Từ khi mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, chân cô lúc nào cũng thấy nặng nề, thêm cả tê bì, nóng rát và chuột rút cực kỳ khó chịu. May mà có BoniVein, từ hộp thứ 5 trở đi, cô thấy khỏe hơn hẳn vì triệu chứng bệnh đã thuyên giảm, chân đi lại đỡ nặng nề hơn, tần suất chuột rút cũng giãn thưa hơn. Cô còn phối hợp thêm cả chế độ ăn uống cũng như những bài tập yoga trong đó nữa đấy. Nhờ thế, những triệu chứng khó chịu nhẹ dần rồi đỡ hẳn, không còn tê bì, chuột rút, nặng chân, nóng rát nữa, mừng nhất là chuyện cô đã đi lại bình thường, đứng bán hàng hay thể dục thể thao không làm sao cả”.
Hi vọng qua bài viết trên sẽ giúp chị có thêm thông tin hữu ích để giải quyết bệnh suy giãn tĩnh mạch của mình. Mọi thắc mắc về sản phẩm BoniVein và bệnh suy giãn tĩnh mạch, chị hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại dược sĩ tư vấn 1800 1044 giờ hành chính.
XEM THÊM:
- Giãn tĩnh mạch chân là gì? Biện pháp phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân
- Suy giãn tĩnh mạch chân nên ăn gì? nên kiêng gì? Làm sao để cải thiện nhanh nhất.
Từ khóa » Dầu Xoa Bóp Giãn Tĩnh Mạch
-
Xoa Bóp Giãn Tĩnh Mạch - Phương Pháp Hỗ Trợ điều Trị Hiệu Quả
-
Xoa Bóp Hỗ Trợ Chữa Giãn Tĩnh Mạch Chân - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Có Nên Massage Khi Bị Suy Giãn Tĩnh Mạch Chân? - Vinmec
-
Hướng Dẫn Massage Xoa Bóp Chân Giúp điều Trị Bệnh Suy Giãn Tĩnh ...
-
7 Cách Giúp Tránh Khỏi Tình Trạng Suy Giãn Tĩnh Mạch | BvNTP
-
Dầu Lạnh Hàn Quốc Dành Cho Những Người Bi Giãn Tĩnh Mạch K ...
-
[CHÍNH HÃNG] Kem Xoa Bóp Suy Giãn Tĩnh Mạch VARIKOSETTE
-
Hướng Dẫn Cách Xoa Bóp Chân Bị Giãn Tĩnh Mạch đúng Cách Tại Nhà
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Xoa Bóp Chân Bị Giãn Tĩnh Mạch
-
Review 10 Thuốc Điều Trị Giãn Tĩnh Mạch Tốt Nhất
-
Cảnh Báo Ngâm Dầu Nóng Không Tốt Cho Người Suy Giãn Tĩnh Mạch
-
Phương Pháp Tự Nhiên Chữa Suy Giãn Tĩnh Mạch - Siêu Thị Y Tế
-
Hệ Lụy Do Suy Giãn Tĩnh Mạch
-
Bấm Huyệt Chữa Giãn Tĩnh Mạch Và Những Thông Tin Cần Thiết - YouMed
-
[ NHẬP ĐAN MẠCH ] - GEL XOA BÓP LẠNH - GIẢM ĐAU CƠ BẮP ...
-
9 Cách Trị Giãn Tĩnh Mạch Chân Tại Nhà An Toàn Và Hiệu Quả