Suy Giãn Tĩnh Mạch Mặt: Nguyên Nhân, điều Trị Và Cách Phòng Ngừa

Suy giãn tĩnh mạch mặt là tình trạng thường gặp khi gia tăng áp lực lên tĩnh mạch. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của làn da mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở các chi nhưng cũng có thể xảy ra ở mặt. Tuy chiếm tỉ lệ thấp hơn nhưng suy giảm tĩnh mạch mặt cũng mang lại rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đôi nét về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị cũng như phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch mặt.

Nội dung bài viết

Toggle
  • 1. Suy giãn tĩnh mạch ở mặt là gì?
  • 2. Biểu hiện thường gặp của suy giãn tĩnh mạch ở mặt
  • 3. Giãn tĩnh mạch ở mặt có nguy hiểm không?
  • 4. Nguyên nhân gây nên tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở mặt
  • 5. Suy giãn tĩnh mạch ở mặt được điều trị như thế nào
    • 5.1. Dùng Retinoid
    • 5.2. Liệu pháp gây xơ hoá
    • 5.3. Điều trị giãn mao mạch bằng Laser
    • 5.4. Điều trị bằng ánh sáng có xung cường độ cao
    • 5.5. Các phương pháp khác điều trị giãn mao mạch
  • 6. Cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch ở mặt
  • Kết luận

1. Suy giãn tĩnh mạch ở mặt là gì?

Suy giãn tĩnh mạch hay còn có tên gọi khác là giãn mao mạch mặt, là tình trạng các mao mạch bị giãn rộng hơn bình thường làm lộ rõ các vết hằng mạch máu dưới da và làm xáo trộn chức năng tuần hoàn bình thường. Trong trường hợp các tĩnh mạch dưới da mặt bị giãn, ta có thể dễ dàng nhận thấy trên da mặt xuất hiện các mạch máu nhỏ li ti, chằng chịt và phân nhánh như rễ cây hoặc như mạng nhện với nhiều màu sắc đỏ, tím, xanh dương.

Mao mạch là các mạch máu nhỏ li ti trong cơ thể, nơi kết nối giữa động mạch và tĩnh mạch, nơi thực hiện sự trao đổi các chất cần thiết giữa các tế bào máu và tế bào mô trong cơ thể. Trong một vài trường hợp khi có sự kích thích lên các mao mạch kéo dài, làm cho khả năng đàn hồi của mạch máu giảm đi, dần dần các mạch máu bị giãn nở và không thể quay lại được như ban đầu dẫn đến hiện tượng giãn mao mạch ở mặt.

Các mao mạch giãn căng quá mức có thể bị vỡ ra. Trên thực tế, hiện tượng giãn mao mạch này tương đối an toàn hơn so với giãn tĩnh mạch ở chân, tay hoặc các cơ quan khác và khả năng điều trị đạt hiệu quả cũng cao hơn

Tình trạng giãn tĩnh mạch ở mặt
Tình trạng giãn tĩnh mạch ở mặt

2. Biểu hiện thường gặp của suy giãn tĩnh mạch ở mặt

Hiện tượng giãn mao mạch mặt thưởng không có nhiều biểu hiện nguy hiểm so với các vị trí khác trên cơ thể. Dấu hiệu thường gặp nhất là sự thay đổi màu sắc của lớp dưới da phần mặt bệnh nhân, thường là đỏ hồng lên tại một số vùng có tĩnh mạch bị giãn, khi nhìn kỹ thì sẽ thấy các mao mạch ở mặt được phân nhánh chằng chịt như hình mạng nhện hay như nhánh cây.

Các vị trí ở mặt thường gặp phải tình trạng giãn mao mạch thường là các vùng có lớp da mặt che phủ mỏng như ở mũi, 2 bên thái dương, trước xương quai hàm, hai bên má,…

3. Giãn tĩnh mạch ở mặt có nguy hiểm không?

Hiện tượng giãn mao mạch xảy ra ở mặt khiến cho nhiều người lo lắng vì không biết chúng có nguy hiểm hay có gây biến chứng nghiêm trọng gì không. Giãn tĩnh mạch ở mặt trước hết sẽ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến cho làn da có các mạch máu li ti làm cho người bệnh trở nên tự ti, ngại tham gia các hoạt động đông người.

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào giúp bệnh nhân có thể tự điều trị dứt điểm tình trạng giãn mao mạch ở mặt. Do đó, nếu gặp phải tình trạng này bệnh nhân bắt buộc phải đến cơ sở y tế để điều trị. Tin vui là, phần lớn các trường hợp đều đáp ứng tốt với điều trị giãn mao mạch và ít khi xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, có thể nói đây là một trong các vị trí mà khi có tình trạng giãn tĩnh mạch xảy ra thì mức độ nguy hiểm cũng không quá cao nếu tuân thủ đúng phát đồ điều trị.

Xem thêm: Điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng thuốc nam an toàn và hiệu quả

4. Nguyên nhân gây nên tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở mặt

Có thể dễ dàng bắt gặp hiện tượng giãn mao mạch ở mọi đối tượng, tuy nhiên các nguyên nhân dưới đây có thể khiến cho khả năng mắc phải tinh trạng này của một người cao hơn so với người bình thường:

Di truyền: Các bệnh liên quan đến sự giãn nở của tĩnh mạch tại bất kỳ vị trí nào của cơ thể đều có liên quan đến các yếu tố di truyền. Do đó, nếu có tiền sử gia đình có người bị giãn mao mạch thì bạn sẽ có nguy cơ cao gặp tình trạng giãn mao mạch hơn những người bình thường.

Mắc các bệnh lý hệ thống: Nhiều bệnh lý hệ thống gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể có thể kể ra như: Lupus ban đỏ, bệnh xơ cứng bì hệ thống, các bệnh liên quan đến cấu trúc và chức năng gan, viêm tĩnh mạch, suy van tĩnh mạch, hội chứng Cushing,…có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng bình thường của tĩnh mạch gây giãn mao mạch ở trên mặt.

Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời: Có 2 tác nhân trong ánh nắng mặt trời có thể gây ra tình trạng giãn mao mạch ở mặt, bao gồm:

Tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời gây giãn tĩnh mạch mặt
Tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời gây giãn tĩnh mạch mặt
  • Tia UV: tác động làm giảm sự liên kết của các sợi collagen và elastin dưới da khiến cho cấu trúc da trở nên lỏng lẻo, mỏng dần và kích thích làm giãn các mao mạch, tĩnh mạch dưới da.
  • Nhiệt độ: theo giới chuyên gia, nhiệt độ cao có thể kích thích sự giãn rộng của các mạch máu dưới da, người sống ở vùng có khí hậu nóng bức có khả năng gặp phải hiện tượng giãn mao mạch cao hơn người sống ở khí hậu mát mẻ.

Sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid: Corticoid phối hợp trong mỹ phẩm nhằm mục đích làm mỏng da, kháng viêm giúp ngừa mụn, làm giãn các mao mạch dưới da tạo cảm giác da mịn màng, trắng hồng. Tuy nhiên, các sản phẩm kem kém chất lượng, kem trộn hoặc khi lạm dụng dùng nhiều mỹ phẩm chứa corticoid đồng nghĩa với việc cung cấp 1 lượng lớn corticoid lên da. Đây là một hoạt chất có rất nhiều tác dụng phụ đối với cơ thể, một trong số đó là gây giãn quá mức các mạch máu dưới da, nếu dùng để bôi lên mặt có thể gây ra tình trạng giãn mao mạch ở mặt.

Rối loạn nội tiết tố: Các nội tiết tố đặc biệt là ở phụ nữ cũng có vai trò điều chỉnh kích thước mạch máu. Sự rối loạn nội tiết tố sẽ dễ gây giãn mao mạch ở phụ nữ đặc biệt là các giai đoạn có sự thay đổi hàm lượng lớn như dậy thì, mang thai hay tiền mãn kinh, mãn kinh.

Giãn mao mạch có liên quan đến sự rối loạn tiết tố
Giãn mao mạch có liên quan đến sự rối loạn tiết tố

Do tuổi tác: Ở người cao tuổi, sự lão hoá các cơ quan diễn ra mạnh mẽ, trong đó có sự lão hoá làn da và các mạch máu dưới da. Điều này làm cho da mỏng hơn, các mạch máu mất tính đàn hồi và có xu hướng dãn rộng ra để vận chuyển được lưu lượng máu nhiều hơn. Điều này khiến cho các mạch máu dưới da lộ rõ hơn so với bình thường, dễ chịu tác động của các yếu tố bên ngoài khiến cho người cao tuổi dễ bị giãn mao mạch hơn.

Các nguyên nhân khác: Một số yếu tố nguy cơ thường gặp khác được cho là có khả năng gây nên tình trạng suy giãn tĩnh mạch mặt bao gồm:

  • Khối u trên da: ung thư tế bào đáy, quá sản tuyến bã, u lympho T ở da,…
  • Nghiện rượu bia, thuốc lá.
  • Điều trị ung thư bằng hoá trị, xạ trị.
  • Người có kết cấu xương mặt dị dạng bẩm sinh.

Xem thêm: Thuốc trị giãn tĩnh mạch tốt nhất và những lưu ý khi sử dụng

5. Suy giãn tĩnh mạch ở mặt được điều trị như thế nào

Da mặt là vùng da khá mỏng và dễ để lại các biến đổi xấu về mặt thẩm mỹ nếu không có phương pháp điều trị hợp lý. Dưới đây là các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch mặt phổ biến hiện nay:

5.1. Dùng Retinoid

Trong một số trường hợp thì việc điều trị giãn mao mạch có thể sử dụng retinoid. Retinoid hay vitamin A được sử dụng ở dạng kem bôi lên vùng da mặt bị giãn tĩnh mạch giúp tăng tổng hợp collagen ở lớp hạ bì, giúp che lấp, làm mờ và giảm sự hình thành mạng nhên trên mặt. Ngoài ra, retinoid còn giúp loại bỏ lớp da hư tổn trên bề mặt, tạo điều kiện cho sự tái tạo da mới, giúp cho da mặt sáng mịn.

Các loại mỹ phẩm có thành phần Retinoid giúp loại bỏ da hư tổn
Các loại mỹ phẩm có thành phần Retinoid giúp loại bỏ da hư tổn

5.2. Liệu pháp gây xơ hoá

Liệu pháp gây xơ hoá là một phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu. Nguyên tắc của phương pháp này là tiêm các hoạt chất vào các tĩnh mạch bất thường làm cho các tĩnh mạch này xơ cứng lại, không thể giãn nở ra, dần dần bít lại và biến mất khỏi tuần hoàn. Đây là sự lựa chọn để điều trị giãn mao mạch khi có sự giãn rộng của các mạch máu lớn trên mặt.

Phần lớn các bệnh nhân điều trị bằng phương pháp này có thể nhận thấy các mạch máu giảm hiện ra trên mặt ngay sau khi thực hiện liệu pháp mặc dù hiệu quả tốt nhất của nó là sau 10 ngày khi thực hiện điều trị. Phương pháp này tốn ít thời gian, tiền của và người bệnh có thể quay trở lại hoạt động ngay trong ngày.

Phương pháp này có thể gây hình thành cục máu đông tại các mạch máu, chống chỉ định trong trường hợp bệnh nhân mắc các tình trạng liên quan đến huyết khối tĩnh mạch.

5.3. Điều trị giãn mao mạch bằng Laser

trị giãn mao mạch bằng biện pháp laser không làm tổn hại đến bề mặt da
trị giãn mao mạch bằng biện pháp laser không làm tổn hại đến bề mặt da

Đây là phương pháp điều trị có độ chính xác cao, tia laser sẽ được bắn và loại bỏ hoàn toàn tĩnh mạch bất thường, niêm phong các tĩnh mạch bị giãn là loại chúng khỏi tuân hoàn. Những người có màu da sẫm nên hạn chế lựa chọn phương pháp này vì tia laser có thể phân huỷ melanin ở da dẫn đến loạn sắc tố da gây ra các đốm màu lổm chổm trên da sau khi điều trị. Sau điều trị bằng phương pháp laser có thể để lại những vết thâmm nhỏ trên mặt và thường lộ trình điều trị bằng laser rất đắt tiền.

5.4. Điều trị bằng ánh sáng có xung cường độ cao

Ánh sáng xung cường độ cao (Intense Pulsed Light – IPL) có thể tác động làm mờ dần hoặc làm biến mất các tĩnh mạch dạng mạng nhện trên mặt nhưng không cần tác động đến lớp da phía trên. IPL kích thích sự tái tạo tế bào, che phủ các tĩnh mạch giãn rộng trên mặt. Ngoài ra IPL còn giúp tiêu diệt các vi khuẩn trên bề mặt da, cải thiện các triệu chứng gây ra bởi vi khuẩn, chẳng hạn như mụn trứng cá.

5.5. Các phương pháp khác điều trị giãn mao mạch

Một vài ứng dụng khoa học khác có thể áp dụng được điều trị suy giãn tĩnh mạch mặt bao gồm đốt điện hoặc sử dụng sóng vô tuyến. Các tác nhân này khi luồng vào tĩnh mạch có thể giúp tiêu huỷ các tĩnh mạch bị giãn. Các phương pháp này thường gây khó chịu cho bệnh nhân trong quá trình điều trị, có thể hơi đau một chút. Tuy nhiên, việc điều trị giãn mao mạch bằng các phương pháp này khá nhanh chóng và ít để lại sẹo.

Xem thêm: Chế độ ăn dành cho người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch

6. Cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch ở mặt

Có thể áp dụng một số biện pháp sau để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch ở mặt:

  • Không sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm có chứa corticoid.
  • Có thói quen sử dụng kem chống nắng mỗi khi ra đường, nên chọn loại kem có chỉ số SPF tối thiểu là 30 để có thể bảo vệ tốt lan da. Hạn chế ra đường vào khoảng thời gian từ 8h sáng đến 4h chiều vì đây là thời điểm tia UV hoạt động mạnh nhất trong ngày.
  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá.
Chế độ ăn uống phù hợp bổ sung các chất cần thiết cho tình trạng suy giãn tĩnh mạch mặt
Chế độ ăn uống phù hợp bổ sung các chất cần thiết cho tình trạng suy giãn tĩnh mạch mặt

Kết luận

Trên đây là các thông tin cơ bản về tinh trạng suy giãn tĩnh mạch mặt. Hy vọng bài viết này cung cấp được nhiều thông tin hữu ích để bạn có thể hiểu rõ được tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở mặt để có hướng xử lí tình trạng đang gặp phải.

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về suy giãn tĩnh mạch, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.

Đăng Ký Tư Vấn

Tên của bạn (*):

Số điện thoại (*):

Nội dung tư vấn:

* Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

Xem thêm nội dung liên quan:

Giãn tĩnh mạch tay là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Các cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà an toàn hiệu quả

Từ khóa » Giãn Tĩnh Mạch Mặt