Suy Giáp Bẩm Sinh - Bệnh Viện Từ Dũ

Trang chủLàm mẹ an toànChăm sóc trẻ sơ sinhSuy giáp bẩm sinhSuy giáp bẩm sinh BS. Phạm Nghiêm MinhK. XNDTYH - BV Từ Dũ Suy giáp bẩm sinh là gì ?Suy giáp bẩm sinh là một bệnh lý xảy ra do tuyến giáp không sản xuất đủ hormon (nội tiết tố) đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết của cơ thể. Bệnh xuất hiện từ 1/3000 đến 1/4000 em bé mới sinh.Tuyến giáp ở đâu và giữ vai trò gì trong cơ thể ?Tuyến giáp là tuyến có hình dạng con bươm bướm nằm ở phía trước cổ. Tuyến này sử dụng iot thức ăn đưa vào trong cơ thể hàng ngày để tổng hợp ra một loại nội tiết tố gọi là T4 (thyroxine). Nội tiết tố T4 giữ vai trò tối quan trọng (sống còn) cho quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ.Nếu tuyến giáp hoạt động không bình thường -> không sản xuất đủ T4 -> sẽ ảnh hưởng lên sự phát triển của cơ thể và đặc biệt là của não.Nguyên nhân đưa đến Tuyến giáp hoạt động không bình thường ?Bình thường trong thời gian đầu của thai kỳ, tuyến giáp bắt đầu phát triển ở sàn não sau đó di chuyển dần xuống phía dưới cổ, nơi mà nó ngưng phát triển. Nhưng vì một lý do nào đó, quá trình phát triển và di chuyển xuống của tuyến giáp bị gián đoạn -> tuyến chưa phát triển đầy đủ nằm không đúng chỗ, một số trường hợp không có tuyến giáp.Bằng cách nào tuyến giáp sản xuất ra nội tiết tố cần thiết cho cơ thể ?Cũng như các tuyến nội tiết khác trong cơ thể, tuyến giáp chịu ảnh hưởng của tuyến yên (nằm ở đáy não). Tuyến yên sản xuất ra một loại hormon TSH kích thích tuyến giáp sản xuất T4. Khi lượng T4 sản xuất ra đủ cho nhu cầu của cơ thể sẽ ức chế ngược lại báo cho tuyến yên giảm sản xuất TSH. Trong trường hợp lượng T4 chưa đủ cho nhu cầu của cơ thể, tuyến yên tiếp tục sản xuất ra TSH để kích thích tuyến giáp sản xuất T4. Như vậy, nồng độ TSH trong cơ thể có lúc thấp và có lúc cao tùy theo lượng T4.Ở các bé bị suy giáp bẩm sinh, lượng T4 trong cơ thể thấp, tuyến yên sản xuất ra nhiều TSH để kích thích tuyến giáp sản xuất ra T4, nhưng tuyến giáp lại không sản xuất ra T4 như ở trẻ em bình thường -> hậu quả lượng TSH trong cơ thể luôn luôn cao.Hậu quả trên bé như thế nào nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời ? Nếu một bé sơ sinh bị suy giáp bẩm sinhvà không được phát hiện điều trị kịp thời, trong vòng 2-3 tuần lễ đầu sau sinh, bệnh sẽ ảnh hưởng đến bé như sau :- Trong giai đoạn sơ sinh: thường bị vàng da kéo dài hơn bình thường, màu da thường xám chì, tái. Bé thường ngủ nhiều, không linh hoạt với tiếng động môi trường bên ngoài, ít khóc, bỏ bú hay bú ít, không tỉnh táo khi bú, chậm lên cân, tay chân lạnh, lưỡi thò ra ngoài...- Giai đoạn sau sơ sinh và trẻ nhỏ: Chậm phát triển về mặt thể chất (chậm lên cân và phất triển chiều cao) và tinh thần (không linh hoạt, không học hành được...) so với người bình thường.Nếu trẻ được phát hiện suy giáp bẩm sinh quá trễ, việc điều trị sẽ ít hiệu quả do các di chứng phát triển tâm thần, do thiếu hormon T4 kéo dài không hồi phục. Làm cách nào để phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho trẻ sơ sinh bị suy giáp bẩm sinh ?Bé bị suy giáp bẩm sinh chỉ được điều trị bình phục trở về bình thường khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời trong vòng 02 tuần lể đầu sau sinh.Sau sanh 48 giờ, bé sẽ được lấy mẫu máu từ gót chân hay tĩnh mạch mu tay thấm vào giấy thấm để làm xét nghiệm TSH và T4. Nếu TSK cao và T4 thấp bé sẽ được tư vấn và giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa nội tiết để điều trị và theo dõi.Chính vì vậy, nếu bé được phát hiện bệnh càng sớm -> khả năng phục hồi và phát triển tâm sinh lý như một người bình thường càng cao.Bé bị suy giáp bẩm sinh sẽ được điều trị như thế nào ?Do cơ thể bé thiếu hormon (nội tiết tố) T4 cần thiết cho cơ thể, mà chính cơ thể không tự tạo ra được. Các Bbác sĩ chuyên khoa nội tiết sẽ cho con bạn uống một loại thuốc có tên biệt dược là L-thyroxine (hay còn gọi là T4 tổng hợp). Thuốc này sẽ được sử dụng với liều thích hợp theo chỉ định của BS chuyên khoa nội tiết dựa trên kết quả xét nghiệp TSH và T4 sau khi dùng thuốc.Bé bị suy giáp bẩm sinh sẽ uống thuốc đến khi nào ?Nội tiết tố T4 rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của bé trong vòng 2 tuổi đầu. Sau 2 tuổi ,T4 cũng cần cho cơ thể phát triển và trưởng thành. Ở người trưởng thành đang điều trị hormon thay thế cũng đưa đến xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý: táo bón, kém linh hoạt, khô da... Do đó việc điều trị uống thuốc trong suốt cuộc đời và phải được BS chuyên khoa nội tiết khám bệnh theo dõi định kỳ. Bạn phải cố gắng thực hiện việc cho con mình uống thuốc như là một thói quen hàng ngày để tránh quên uống thuốc.Song song với điều trị thuốc, bé cần một chế độ ăn hay ngừa một số thuốc nào không ?Bé bị suy giáp bẩm sinh vẫn có một chế độ ăn như các bé bình thường khác. Việc sử dụng các thức ăn giàu iot là không cần thiết. Suy giáp bẩm sinh không thể điều trị khỏi được bằng chế độ ăn.Việc phòng ngừa thuốc gì tùy thuộc vào bác sĩ chuyên khoa nội tiết tham vấn. Bé vẫn được chích ngừa như các bé bình thường khác.Bé sẽ có những thay đổi gì sau khi điều trị ?- Tăng đi tiểu.- Tăng hoạt động: Bé trở nên lanh lợi hơn, chú ý đến môi trường xung quanh, ít ngủ li bì, khóc nhiều.- Bú nhiều.- Da sau vài tuần bớt xám tái.- Nếu bé phát triển chậm hơn bé bình thường, bạn sẽ thấy bé bắt đầu phát triển những động tàc, cử chỉ như ở bé bình thường. BS. Phạm Nghiêm Minh Các bài viết khácBiếng ăn và kén ăn ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ đôi khi có biểu hiện biếng ăn và kén ăn. Thực tế có khoảng 25% đến 35% trẻ ở lứa tuổi chập chững biết đi và lứa tuổi mẫu giáo được cha mẹ cho là kén ăn hoặc khảnh ăn. Tuy nhiên, đa số những trẻ này đều có cảm giác ngon miệng phù hợp với lứa tuổi và đều phát triển bình thường. Vì vậy cần giúp gia đình và người chăm sóc trẻ thực hành cho trẻ ăn hiệu quả.

Khi nào trẻ sẵn sàng ăn dặm?

Ăn bổ sung (hay chúng ta thường gọi là ăn dặm) là cho trẻ ăn thêm các thức ăn giàu năng lượng và chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ dưới dạng mềm hoặc đặc.

Giai đoạn ăn bổ sung là giai đoạn từ 6 đến 24 tháng tuổi. Ngoài bú mẹ trẻ cần ăn bổ sung.

Từ 6 tháng tuổi trở đi, mặc dù sữa mẹ vẫn đóng vai trò rất quan trọng cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho trẻ, nhưng không thể đáp ứng đủ tổng mức năng lượng cần cho sự phát triển của trẻ, vì vậy ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn bổ sung.

Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ

- Nhiều chất dinh dưỡng hoàn hảo

- Được hấp thu dễ, sử dụng có hiệu quả cao.

- Bảo vệ trẻ chống lại nhễm khuẩn.

- Giúp trẻ thông minh hơn so với ăn bằng sữa nhân tạo.

- Chi phí its tốn kém hơn nuôi trẻ ăn bằng sữa nhân tạo.

Ngày thế giới vì trẻ sinh non 17-11

Nhiều bé sinh non vì nhiều lý do, thế nhưng sau khi sinh ra các bé đều phải bắt đầu một cuộc chiến mới, cuộc chiến này có khi sẽ rất nhẹ nhàng có khi cũng rất khốc liệt tùy vào tuổi thai và những vấn đề đi kèm của bé để giành lấy sự sống cho mình.

Ngân hàng sữa mẹ - sinh non – và những câu chuyện tình người!

Đối với các trường hợp sinh non, sữa mẹ là nguồn thức ăn và cũng được xem như là liều thuốc để giúp các bé này có thể vượt qua được các biến chứng của trẻ sinh non như: viêm phổi, viêm ruột, thủng tạng rỗng, nhiễm trùng huyết…

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi ra viện

Bà mẹ khi mang t hai phải được ăn uống đầy đủ để tránh tình trạng suy dinh dưỡng bào thai và chuẩn bị có đủ sữa cho trẻ ngay từ những ngày đầu tiên

Hướng dẫn sử dụng thuốc cho trẻ em

Liều lượng thuốc sử dụng cho trẻ em

Sử dụng thuốc nhỏ mắt

Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹNuôi con bằng sữa mẹ: người phụ nữ có lợi gì?

Sữa mẹ là một món quà tuyệt vời cho em bé sơ sinh của bạn. Lợi ích nó đem lại cho trẻ là không cần bàn cãi. Vậy thì đối với người mẹ, cho con bú mang lại lợi ích gì cho bản thân họ? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời có ở bài viết sau đây nhé.

Trẻ sơ sinh đi phân như thế nào là bình thường

Khi chăm sóc một em bé sơ sinh, chúng ta sẽ có xu hướng đánh giá sức khỏe bé thường xuyên thông qua sự bài tiết phân cũng như nước tiểu. Tuy nhiên, sự đi tiêu của mỗi em bé là không giống nhau.

Đầu nhỏ

Chẩn đoán đầu nhỏ khi thai có kích trước đo đạc trược trên siêu âm khảo sát trong thai kì, hoặc đo bằng thước dây sau sinh cho bé nhỏ. Nếu chu vi đầu bé nhỏ hơn rất nhiều so với chu vi đầu trung bình ở biểu đồ tương ứng với tuổi hay tuổi thai, bé sẽ được chẩn đoán tật đầu nhỏ.

Xỏ lỗ tai cho bé gái tại Bệnh viện Từ Dũ

Để đáp ứng nhu cầu “làm điệu” cho công chúa nhỏ mới chào đời, bệnh viện Từ Dũ đã tổ chức xỏ lỗ tai tại viện cho các bé gái sơ sinh khi mẹ bé có yêu cầu.

Tại sao trẻ sơ sinh hay dụi mắt và làm cách nào để ngăn trẻ làm điều đó?

Trẻ sơ sinh dụi mắt thường là dấu hiệu trẻ đang mệt mỏi và buồn ngủ. (1). Bên cạnh đó việc bé thường xuyên dụi mắt cũng là một hành động hay thói quen không tốt cho mắt bé.

Cấp cứu sặc sữa (clip)

BS. Lê Tất Thục Châu _ K. Sơ sinh

Gãy xương đòn ở trẻ sơ sinh (clip)

ThS. BS. Tô Hoài Thư - Phó trưởng khoa Sanh

Khóc dạ đề: làm sao để vượt qua nỗi ám ảnh này?

Khóc dạ đề là hiện tượng quấy khóc nhiều giờ ở trẻ sơ sinh, thường xuất hiện vào các buổi chiều, tối hoặc ban đêm, trong giai đoạn từ 2- 3 tuần đến 3 tháng tuổi.

Không nên rung lắc trẻ sơ sinh (Video clip)

Hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu đòi ăn của bé sơ sinh

Khi bé khóc to là dấu hiệu "ĐÃ TRỄ" của việc báo hiệu bé đang đói vì thế thường thì mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc khiến các "chiến binh háu ăn" này bình tĩnh. Do đó, mẹ cũng cần phải học và nhận biết được các dấu hiệu đòi bú sớm của bé để giải tỏa cơn khát kịp thời.

Một số động tác massage cơ bản cho trẻ sơ sinh

Massage rất tốt cho trẻ sơ sinh, lợi ích của việc massage đã được các nhà khoa học khẳng định qua nhiều nghiên cứu khoa học.Để massage đạt khả năng thành công nhất, các mẹ đừng cố massage ngay trước hoặc sau bữa ăn của trẻ

Dỗ trẻ sơ sinh nín khóc hiệu quả

Khóc là cách để bé giao tiếp với người lớn. Thế nhưng việc trẻ sơ sinh quấy khóc lại là cả một vấn đề khiến bố mẹ bé và người thân đau đầu. Một số mẹ lại chưa biết rằng đâu là nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc. Hãy tìm hiểu các nguyên do dưới đây và tham khảo một số cách dỗ trẻ sơ sinh nín khóc.

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ

Từ khóa » Các Biểu Hiện Của Suy Giáp Bẩm Sinh