Suy Hô Hấp Và Những Thông Tin Bạn Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
1. Tổng quan về bệnh lý
Suy hô hấp, còn được biết đến là thiểu năng hô hấp, là tình trạng khó thở hoặc những biểu hiện liên quan đến khó thở khi hệ hô hấp không thể thực hiện được các chức năng trao đổi và cung cấp oxy. Bệnh có thể gây nên tình trạng thiếu oxy ở máu và những mô khác trong cơ thể người.
Tình trạng này diễn ra có thể liên quan đến các bệnh lý khác ở bệnh nhân như suy hô hấp cấp hoặc mãn tính, các dạng tổn thương ở phổi gây nên những phản ứng nghiêm trọng, trẻ sơ sinh mắc chứng thiểu năng hô hấp,...
Theo thống kê hiện nay, khả năng mắc và phát triển các chứng bệnh thiểu năng hô hấp ở nữ giới cao hơn ở nam giới. Ngoài ra, tình trạng này cũng thường xuất hiện ở những bệnh nhân đã có các bệnh lý nền hoặc gặp phải những chấn thương nặng.
Suy hô hấp có thể phát triển ở hai dạng, đó là suy hô hấp cấp tính hoặc mãn tính. Mỗi một dạng thường có các triệu chứng đặc trưng khác nhau.
2. Triệu chứng của suy hô hấp
Suy hô hấp mãn tính và cấp tính lại có một số các triệu chứng khác nhau, bạn có thể phân biệt được như:
-
Những rối loạn của cơ thể xảy ra nhanh, đột ngột là biểu hiện đặc trưng của suy hô hấp cấp tính như: thở gấp, khó thở, bệnh nhân ở trong trạng thái hoảng sợ, da tím tái.
-
Trái ngược với cấp tính, những triệu chứng của suy hô hấp mãn tính diễn ra trong thời gian dài. Bệnh thường là hậu quả của một số bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp, khó có thể phát hiện ra trong thời gian đầu của bệnh.
Suy hô hấp khiến người bệnh thấy khó thở hoặc thở gấp
Các triệu chứng chung thường gặp ở bệnh nhân mãn tính bao gồm:
-
Thở gấp, khó thở.
-
Toàn thân cảm thấy suy nhược và cơ bắp mệt mỏi.
-
Huyết áp thấp.
-
Màu sắc của da và móng tay có sự thay đổi.
-
Sốt, xuất hiện tình trạng ho khan hoặc ho có đờm và nhức đầu.
-
Tim đập nhanh, tâm thần rối loạn.
Nếu như bạn gặp phải bất kỳ các triệu chứng nào nêu trên thì bạn cần phải tìm đến chăm sóc y tế của các bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa sự chuyển biến xấu của bệnh.
3. Nguyên nhân gây ra suy hô hấp
Bạn có thể mắc phải thiểu năng hô hấp bởi những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng tổn thương ở phổi hoặc do biến chứng của những tình trạng sức khỏe khác.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy hô hấp
Tổn thương các mạch máu nhỏ ở phổi là nguyên nhân chủ yếu gây ra suy hô hấp ở người bệnh. Nó diễn ra khi những chất lỏng tràn vào trong túi khí ở phổi nhờ những tổn thương mạch máu khiến cho lượng oxy đi vào trong máu giảm đi.
Trong đó, tổn thương phổi có thể diễn ra bởi một trong những nguyên nhân sau:
-
Các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể như nước muối, hóa chất, khói,...
-
Nhiễm trùng máu tiến triển nghiêm trọng.
-
Nhiễm trùng phổi phát triển đến mức nặng.
-
Phần ngực hoặc đầu bị chấn thương do tai nạn giao thông hoặc chấn thương trong các môn thể thao đối kháng.
-
Sử dụng thuốc an thần hoặc thuốc trầm cảm quá liều lượng cho phép.
Việc sử dụng thuốc an thần quá mức cho phép làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc chứng bệnh hô hấp
Ngoài các nguyên nhân trực tiếp thì tình trạng này có thể diễn ra ở một số người bệnh là do các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng hô hấp như:
-
Người nghiện thuốc lá.
-
Người già trên 65 tuổi.
-
Người bệnh mắc chứng bệnh phổi mãn tính.
-
Người có tiền sử nghiện rượu bia.
4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Những thông tin về chứng suy hô hấp chỉ có thể mang tính chất tham khảo để bạn có thêm kiến thức để phòng tránh cũng như kịp thời thăm khám khi xuất hiện những triệu chứng của bệnh, chúng không thể thay thế sự chăm sóc ý tế và lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa.
Những kỹ thuật y tế được sử dụng để chẩn đoán bệnh là gì?
Khi bạn đến thăm khám tại các cơ sở y tế, các bác sĩ có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán suy hô hấp, không có một xét nghiệm cụ thể nào được chỉ định để giúp chẩn đoán tình trạng này.
Trước tiên, nếu bạn bị nghi ngờ mắc phải tình trạng thiểu năng hô hấp thì bạn sẽ được đo huyết áp, sau đó tiến hành khám thực thể lâm sàng và có thể được chỉ định thực hiện bất kỳ các xét nghiệm sau dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn:
Thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ oxy trong máu
-
Xét nghiệm máu để xác định chất lượng máu và oxy trong máu của bạn. Nếu hai chỉ số này ở mức thấp thì có thể bạn đang mắc phải thiểu năng hô hấp.
-
Chụp X-quang hoặc chụp CT vùng ngực giúp các bác sĩ quan sát được tình trạng túi khí trong phổi của bạn có chứa dịch hay không.
-
Điện tâm đồ và siêu âm tim.
-
Phết cổ họng và mũi.
-
Kiểm tra đường hô hấp.
Phương pháp điều trị
Dựa trên tình trạng sức khỏe, bạn có thể được chỉ định sử dụng một hoặc một số phương pháp sau để điều trị chứng thiểu năng hô hấp:
-
Cung cấp oxy: Ở phương pháp này, các bác sĩ sẽ thực hiện cung cấp oxy vào máu của bạn thông qua việc đưa oxy vào phổi và làm giảm chất lỏng có trong túi khí ở phổi.
-
Áp lực dương cuối kỳ thở (PEEP).
-
Kiểm soát lượng nước nạp vào cơ thể.
-
Sử dụng thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn cho các bệnh nhân sử dụng thuốc để giảm thiểu các tác dụng phụ, bao gồm: thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, corticosteroid và chất làm loãng máu.
-
Phục hồi chức năng phổi: Đây là phương pháp giúp hồi phục hệ hô hấp và làm tăng khả năng hô hấp của phổi.
Thói quen sinh hoạt giúp giảm thiểu khả năng mắc thiểu năng hô hấp
Trên thực tế, bạn không thể ngăn ngừa chứng suy hô hấp một cách triệt để nhưng bạn có thể giữ những thói quen sinh hoạt, lối sống tích cực để giảm thiểu nguy cơ mắc chứng bệnh này.
-
Khi xảy ra các chấn thương, nhiễm trùng hoặc bệnh lý liên quan đến phổi hãy tiến hành nhận sự thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín một cách nhanh chóng.
-
Bạn nên dừng việc hút thuốc lá và hạn chế hết mức việc hít khói thuốc một cách thụ động.
-
Hạn chế hoặc ngừng việc sử dụng rượu bia. Bởi việc uống rượu bia trong thời gian dài có thể khiến chức năng của phổi bị hạn chế và gia tăng nguy cơ tử vong.
-
Thực hiện tiêm chủng vacxin phòng chống cúm hàng năm và vacxin ngăn ngừa viêm phổi 5 năm/lần. Việc thực hiện tiêm chủng thường xuyên sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc nhiễm trùng phổi.
Hạn chế và ngừng hút thuốc lá sẽ khiến bạn có cơ thể khỏe mạnh hơn
Trên đây là những thông tin cần biết về chứng bệnh suy hô hấp. Hy vọng rằng bạn đã có được những thông tin bổ ích để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như người thân của mình. Cần lưu ý rằng, khi gặp phải bất kỳ triệu chứng nào bất thường, hãy tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị nhanh chóng, kịp thời, phòng tránh sự chuyển biến xấu của bệnh.
Từ khóa » Chấn đoán Suy Hô Hấp
-
Suy Hô Hấp Cấp: Chẩn đoán Và điều Trị Cấp Cứu Ban đầu - Dieutri.Vn
-
Chẩn đoán Và Cấp Cứu Suy Hô Hấp Cấp - Health Việt Nam
-
Suy Hô Hấp (cấp): Nguyên Nhân, Chẩn đoán, Triệu Chứng Và Cách Trị
-
CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ SUY HÔ HẤP CẤP
-
Suy Hô Hấp Cấp - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Suy Hô Hấp Cấp Giảm Oxy (AHRF, ARDS) - Y Học Chăm Sóc Trọng Tâm
-
Suy Hô Hấp Cấp: Sinh Bệnh Học, Chẩn đoán Và điều Trị
-
SUY HÔ HẤP - SlideShare
-
[PPT] Chẩn đoán, Xử Trí Suy Hô Hấp Cấp
-
Chẩn đoán Phân Biệt Nguyên Nhân Suy Hô Hấp Cấp ở Trẻ Sơ Sinh
-
Chẩn đoán Và điều Trị Suy Hô Hấp ở Trẻ - Vinmec
-
Tổng Quan Hội Chứng Suy Hô Hấp Cấp Nặng Người Lớn (Acute ...
-
Chẩn đoán Suy Hô Hấp Tìm Kiếm Nguyên Nhân Tiềm ẩn