Suy Luận Loại Suy – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Suy luận loại suy xuất phát từ sự giống nhau có thực của hai đối tượng đó, để đưa ra kết luận.

Ví dụ:

Tiền đề: Trái Đất là một hành tinh có lớp khí bao bọc, có nước

và: Sao hỏa cũng là hành tinh, cũng có lớp khí quyển

kết luận: Vậy Sao hỏa cũng có (hoặc có thể có) nước.

Ví dụ khác:

Tiền đề: Cây mía, có cơ chế dự trữ đường

và: Củ cải có cơ chế dự trữ đường

Kết luận: Thực vật cũng (có thể) có cơ chế dự trữ đường

Suy luận tiếp: Cơ thể động vật có cơ chế dự trữ đường

Điều kiện giá trị logic cho suy luận loại suy

[sửa | sửa mã nguồn]

Suy luận loại suy có giá trị logic nhất định nào đó khi có đủ các điều kiện:

  • a/ Biết chắc sự giống nhau giữa hai đối tượng là phải thiết yếu, có yếu tố tương tự hoặc tương đương.

Ví dụ trên: Trái Đất và Sao hỏa cùng là các hành tinh.

hay 'Mía củ cải cùng là thực vật.

Động vậtthực vật: có cùng yếu tố tương tự.

Còn trong ví dụ:

Tiền đề: Cây mía, củ cải đều có cơ chế dự trữ đường

Kết luận: Trái Đất có cơ chế dự trữ đường

thì mệnh đề kết luận này sẽ là một kết luận đáng nghi ngờ nhất.

  • b/ Có sự liên hệ tất yếu giữa tính chất được gán cho đối tượng thứ hai, với bản tính chung nêu giữa hai đối tượng.

bản tính chung gán cho hai đối tượng là lớp khí quyển

Trong mệnh đề kết luận: tính chất đầu gán cho đối tượng thứ hai (Sao hỏa) là: có nước, thì có liên hệ với tính chất " có lớp khí quyển" sẽ là một gợi ý có giá trị.

Công dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Suy luận loại suy có tính chất bấp bênh nhưng lối suy luận đó có giá trị phong phú vì góp phần gợi ra những giả thuyết mới.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Suy luận loại suy hay Lập luận loại suy
  • Suy luận quy nạp hay Lập luận quy nạp
  • Phép tương tự
  • Toán học có phép suy luận nội suy và ngoại suy
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » Suy Lý