Suy Luận - Phương Pháp đọc Suy Ngẫm - CTH EDU
Có thể bạn quan tâm
Suy luận là gì?
Suy luận (make inferences) liên quan tới việc vận dụng những gì đọc thấy và những gì bạn đã biết để dự đoán về điều mà bạn chưa biết hoặc rút ra ẩn ý trong văn bản.
Người đọc khi suy luận sẽ sử dụng các manh mối có trong văn bản, kết hợp với trải nghiệm của chính mình để tìm ra điều không được diễn tả một cách trực tiếp, giúp văn bản trở nên đáng nhớ hơn và mang ý nghĩa gắn kết cá nhân hơn.
Giúp trẻ biến văn bản trở thành những nội dung đáng nhớ là cách để trẻ tìm thấy hứng thú lâu bền với việc đọc, có ý thức đọc một cách tư duy hơn, cũng như biết ứng dụng những gì đã được đọc vào thực tế cuộc sống.
Tại sao Suy luận lại quan trọng?
Các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng, những người đọc thuần thục, chủ động, kết hợp đọc và suy ngẫm đều là những người sở hữu siêu nhận thức(megacognition). Họ suy ngẫm về chính ý nghĩa của mình trong khi đọc. Họ có thể nhận ra khi nào và tại sao ý nghĩa của văn bản lại không rõ ràng đối với họ và từ đó, biết sử dụng nhiều phương pháp khau nhằm giải quyết các vấn đề đọc hiểu hoặc làm sâu hơn mức độ đọc hiểu của mình về văn bản (Duffy và đồng sự, 1987).
Những người đọc hiệu quả vận dụng kiến thức nền của mình và thông tin có trong văn bản để rút ra kết luận, đưa ra nhận xét mang tính tư duy và hình thành nên sự hiểu biết độc đáo về văn bản. Suy luận có thể xuất hiện dưới dạng các dự đoán, kết luận hoặc những ý tưởng mới (Anderson và Pearson, 1984).
Làm thế nào để trẻ thực hành Suy luận?
Giới thiệu phương pháp này bằng cách làm mẫu cho trẻ
Bắt đầu từ những ví dụ thường ngày, chuyển sang hoạt động nghe và sau đó là các văn bản. Nói với trẻ rằng, người đọc giỏi sẽ suy luận để hiểu thêm về những gì họ đang đọc. Nhấn mạnh rằng, trẻ sẽ mang chính hiểu biết của mình về các sự kiện vào văn bản, do đó, mỗi suy luận sẽ mang tính cá nhân, riêng biệt.
Ví dụ, bạn có thể muốn giới thiệu phương pháp Suy luận, rút ra kết luận cho trẻ như sau: Bạn tới trường vào buổi sáng hôm nay nhưng lại không thể tìm thấy giáo án đâu. Bạn đang đọc giáo án trong lúc dùng bữa sáng. Vậy nên, rất có thể, bạn đã để quên giáo án trên bàn bếp rồi.
Chỉ cho trẻ thấy, bạn đang thực hiện suy luận dựa trên thực tế là bạn biết, mình đã đọc giáo án ở nhà. Thảo luận tình huống, trong đó, trẻ không có tất cả thông tin cần thiết và phải đưa ra những dự đoán hợp lý, như xác định xem điều mà ai đó đang cố gắng nói là gì; chuyện gì sẽ xảy ra trong một bộ phim hay ca sĩ nào đang hát trên sóng phát thanh… Trẻ có thể cần thực hành việc nhận diện kỹ năng suy luận mà trẻ vẫn tiến hành trong cuộc sống hàng ngày.
Sử dụng các bức tranh từ một cuốn tạp chí hay bìa trang sách rồi che đi một phần bức tranh đó.
Hỏi trẻ xem chuyện gì xảy ra trong bức tranh, bức tranh đang quảng cáo cho sự kiện gì hay nội dung câu chuyện là gì. Hãy nói ra những suy nghĩ của bạn trong khi thực hiện việc tạo kết nối giữa thông tin với kiến thức nền, dùng các cụm từ như: “Bức tranh này trông có vẻ như mô tả… Mẹ biết như thế vì…”.
Tiếp theo, để trẻ thực hành với những bức tranh mới, không quên đưa ra lý do vì sao trẻ lại có suy đoán như vậy. Nhắc trẻ khi đưa ra lý do cần dựa trên thông tin sẵn có trong bức tranh/văn bản và kiến thức nền của mình.
Sau đó, làm mẫu cho trẻ quá trình suy luận của một người đọc thành thạo, bằng cách sử dụng ý tưởng từ cuốn sách rồi bổ sung ý tưởng của chính họ.
Bạn có thể đọc đoạn văn này cho trẻ:
“The young woman walked a bit hesitantly towards the famous cozy Italian restaurant. She did not believe the excuse her parents gave her for having to meet her at the restaurant instead of at their house. To make matters worse, she was a bit grumpy because she was still catching up on the sleep that she lost during exam time. She noticed some cars that looked familiar in the parking lot. As soon as she walked through the door, she heard, “Surprise!””.
Giờ thì đọc lại đoạn văn lần nữa và khi bạn tiến hành suy luận, hãy nói với trẻ về điều đó, đồng thời mô tả cách thức bạn suy luận như thế nào.
The text says: She did not believe the excuse her parents gave her. (Theo văn bản thì cô ấy không tin vào lý do mà cha mẹ nói với mình). I know: Sometimes if people play practical jokes, others don’t believe everything they say. Maybe her parents played practical jokes. (Mẹ biết như vậy vì: Đôi khi nếu mọi người bày trò đùa, những người khác không tin vào mọi điều được thông báo. Có thể bố mẹ cô gái cũng đang bày trò đùa vui).
The text says: She was a bit grumpy because she was still catching up on the sleep that she lost during exam time. (Theo văn bản thì cô gái tỏ ra đôi chút cáu kỉnh vì vẫn bị thiếu ngủ do thời gian qua bận rộn thi cử). I know: I know exams are usually given in school, so she is probably in high school or college. (Mẹ biết rằng, các kỳ thi thường được tổ chức ở trường, do đó, cô gái này có thể đang học cấp 3 hoặc đại học).
The text says: She noticed some cars that looked familiar in the parking lot. As soon as she walked through the door, she heard, “Surprise!” (Theo văn bản thì cô gái để ý thấy vài chiếc xe ô tô trông rất quen ở bãi đậu xe. Ngay khi bước vào quán, cô ấy nghe thấy tiếng hô “Bất ngờ chưa!”). I know: If the cars are familiar, that means people she knows are in the restaurant. This makes me change my inference. If her parents wanted to meet her at the restaurant, and other people she knows are there, maybe it’s a surprise party. (Mẹ biết rằng: Nếu những chiếc xe có vẻ quen thì điều đó có nghĩa là có người quen biết cô ấy đang trong nhà hàng. Việc này khiến mẹ thay đổi suy luận. Nếu cha mẹ cô gái muốn gặp con ở nhà hàng và những người khác mà cô ấy biết cũng ở đó, rất có thể đây là một bữa tiệc bất ngờ dành cho cô ấy).
Khi làm mẫu quá trình suy nghĩ của bạn, trẻ có thể thấy bạn đã lấy thông tin từ văn bản, cộng thêm những điều bạn đã biết từ trước và ý tưởng của riêng bạn để suy luận. Nhớ chỉ rõ cho trẻ, thông tin nào bạn lấy từ văn bản và thông tin nào dựa trên kiến thức, trải nghiệm cá nhân. Sau đó, kết hợp tất cả lại để tạo nên một màn thực hành “làm thám tử” vui nhộn, hấp dẫn.
Để giúp quá trình này trở nên cụ thể hơn, rõ ràng hơn, bạn có thể sử dụng Graphic Organizers để ghi lại câu trả lời của trẻ. Đề nghị trẻ ghi lại thông tin có trong văn bản, cùng với kiến thức nền của trẻ. Để trẻ ghi nhớ rằng, trẻ hoàn toàn có thể thay thế, biến đổi suy luận của mình trong khi đọc.
Làm thế nào để nâng cao cấp độ Suy luận?
Cho phép trẻ chia sẻ nhiều cách hiểu, cách lý giải của mình khi đọc sách thể loại hư cấu. Đảm bảo rằng bạn tạo ra một không gian an toàn và không phán xét để trẻ chia sẻ kiến thức của mình. Trên thực tế, mỗi một trẻ có thể có cách hiểu, cách diễn giải khác nhau về cùng một văn bản.
Dùng nhiều thể loại khác nhau để trẻ thực hành phương pháp Suy luận, rút ra kết luận. Khi trẻ đọc sách thể loại phi hư cấu, số lượng suy luận hoặc cách hiểu thường được tạo ra ít hơn. Thảo luận về cách thức các suy luận và kết luận khác nhau như thế nào trong khi đọc các bài báo khoa học, bài thơ, tiểu thuyết hoặc tài liệu lịch sử. Để trẻ thực hành kỹ năng chứng minh, làm rõ cách hiểu, luận giải của mình, trong đó nhấn mạnh việc trẻ sử dụng phần nào trong văn bản, phần nào trong kiến thức của mình khi suy luận, rút ra kết luận.
Thử thách trẻ bằng cách đề nghị trẻ viết một đoạn văn, bao gồm các thông tin trong văn bản và những thông tin mà trẻ suy ra. Nếu có một nhóm trẻ, nói với trẻ trao đổi đoạn văn mình vừa viết và thực hành suy luận dựa trên thông tin từ đoạn văn đó. Đề nghị mỗi trẻ hoàn thành một Graphic Organizer cho câu chuyện của bạn cùng nhóm rồi thảo luận về suy luận của từng người.
Với trẻ nhỏ hơn, bạn có thể đưa ra một số câu hỏi về văn bản, xếp nhóm cho trẻ, để trẻ thảo luận theo nhóm nhằm hoàn thành việc điền thông tin vào Graphic Organizer.
Dùng Suy luận khi nào?
-
Đọc
Đề nghị trẻ đọc bài xã luận trên một tờ báo. Yêu cầu trẻ suy luận ít nhất 2 điều mà tác giả không trực tiếp nói rõ ra trong bài báo. Từ đó, trẻ cần rút ra kết luận về chủ đề bài báo.
Bạn cũng có thể đề nghị trẻ suy luận, rút ra kết luận từ một cuốn tiểu thuyết cụ thể mà bạn đọc cho con nghe.
Để trẻ thực hành kỹ năng suy luận về vị trí hay thời điểm một đoạn văn được viết ra. Cung cấp những đoạn văn có vị trí địa lý hay cảnh quan khác với những gì thân thuộc với trẻ.
-
Viết
Đề nghị trẻ viết một đoạn văn mô tả điều gì đó mà trẻ quen thuộc – một vật thể, một tình huống, một địa điểm – mà không chỉ rõ ra đó là gì. Xếp nhóm cho trẻ, để trẻ trao đổi đoạn văn của mình và suy luận thứ mà bạn cùng nhóm mô tả trong đoạn văn. Không quên nhắc trẻ lên danh sách các suy luận giúp trẻ đưa ra kết luận cuối cùng.
> Danh mục sách tiếng Anh trong Raz-kids mở rộng được thiết kế cho trẻ vận dụng phương pháp này
> XEM THÊM CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỌC HIỂU KHÁC
> Tìm hiểu tổng quan về kỹ năng đọc và các kỹ năng đọc hiểu
Từ khóa » Suy Lý Nghĩa Là Gì
-
Suy Lý - Wiktionary Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "suy Lý" - Là Gì?
-
Từ điển Tiếng Việt "suy Lí" - Là Gì?
-
Suy Lý Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Suy Lí Là Gì, Nghĩa Của Từ Suy Lí | Từ điển Việt
-
Nghĩa Của Từ Suy Lí - Từ điển Việt - Tratu Soha
-
Nghĩa Của Từ Suy Lý - Từ điển Việt - Soha Tra Từ
-
Suy Lý Nghĩa Là Gì?
-
Suy Luận – Wikipedia Tiếng Việt
-
Suy Luận Loại Suy – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bài 1: Suy Luận Là Gì?
-
Định Nghĩa Về Tư Duy Suy Luận
-
Suy Luận Là Gì? Thế Nào Là Suy Luận Hợp Logic Và đúng