Suy Nghĩ Về Nhân Vật ông Hai Trong Truyện Ngắn Làng - IIE Việt Nam

Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

» Văn Học Lớp 9 » Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làngcảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của tác giả Kim Lân hay nhất.

Ông Hai là nhân vật chính trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. Ông là một người nông dân yêu làng yêu nước. Trong truyện ngắn Làng ông đã đem đến cảm xúc gì cho người đọc, người nghe? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Cảm nhận và suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng cực hay

Cảm nhận và suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng cực hay

Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

Nhà văn Kim Lân thường gắn bó với hình ảnh người nông dân và đồng quê. “Làng” đã khắc họa được chân thực nhất hình ảnh người nông dân trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ông Hai là nhân vật chính trong truyện, là một người nông dân yêu làng và yêu nước, một lòng với cách mạng.

Ông Hai sinh ra và lớn lên tại làng chợ Dầu. Vì hoàn cảnh nên ông phải rời xa làng. Tuy vậy nhưng ông luôn tự hào về làng của ông. Ông Hai hay khoe với mọi người về ngôi làng của mình. Dù ở xa nhưng ông vẫn luôn nghe ngóng mọi tin tức về làng. Tác giả đã đặt nhân vật vào một tình huống khó khăn. Đó là tin làng của ông theo giặc. Điều này giúp bộc lộ được chiều sâu tình cảm của nhân vật. Ông luôn nghe ngóng mọi tin tức về làng của ông. Dù là chiến công của các anh chiến sĩ hay các em nhỏ cũng khiến ông vui sướng cả ngày.

Yêu làng, yêu nước bao nhiêu thì khi nghe được tin sét đánh làng theo giặc. Ông Hải cảm thấy thất vọng và hụt hẫng bấy nhiêu. Trong hoàn cảnh khó khăn nhất, tình yêu đó càng được bộc lộ rõ hơn. Tin làng chợ Dầu mà ông yêu  mến theo giặc khiến ông Hai cảm thấy sững sờ và không dám tin đó là sự thật. “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Suốt ngày ông chỉ ở trong nhà không dám đi ra ngoài gặp ai. Đến chủ nhà cũng không muốn cho gia đình ông ở lại. Họ muốn đuổi gia đình ông đi vì không ai muốn chứa những con người phản cách mạng. Tâm trạng ông rơi vào bế tắc.

Kết thúc truyện, làng của ông được cải chính, ông vui vẻ hạnh phúc khi ngôi làng thân yêu của ông vẫn theo cách mạng. Qua đây ta thấy được tình yêu làng và yêu nước của ông Hai. Nhà văn đã miêu tả sâu sắc hình ảnh ông hai vui vẻ hạnh phúc, đi khắp nơi khoe làng của ông vẫn theo cách mạng. Ông Hai tự hào khoe về làng chợ Dầu của mình, dù nhà bị Tây đốt nhưng ông vẫn rất vui vì làng ông vẫn theo cách mạng.

Nhà văn Kim Lân đã phác họa được hình ảnh ông Hai một người nông dân yêu làng, yêu nước tha thiết. Ông theo cách mạng, một lòng trung thành với Bác Hồ. Đây cũng chính là hình ảnh của người nông dân Việt Nam sau cách mạng tháng Tám.

  • Xem thêm: Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng

Cảm nhận về nhân vật ông Hai về tình yêu làng, yêu đất nước

Làng của tác giả Kim Lân dù chỉ là một đoạn trích ngắn nhưng cũng để lại được nhiều dư vị về tình cảm quê hương đất nước. Ông Hai là một người con của làng chợ Dầu. Vì hoàn cảnh mà ông bắt buộc phải rời xa quê hương của mình. Ông rất yêu ngôi làng của mình, vì thế mà khi nghe được tin làng theo Tây phản cách mạng. Ông cảm thấy hụt hẫng, đau buồn. Tác giả Kim Lân đã tập trung miêu tả lại cảm giác của ông Hai. “Cổ nghẹn đắng”, “da mặt tê rân rân”, như cố trấn tĩnh, hình ảnh buồn bã và thất vọng của ông được hiện rõ.

Từ khi nghe tin làng theo Tây ông cảm thấy rất buồn. Tâm trạng ông lúc nào cũng có sự đấu tranh nội tâm. Đây chính là tình huống mà nhà văn đã tập trung miêu tả hình ảnh nhân vật ông Hai yêu làng yêu nước tha thiết. Ông cảm thấy xấu hổ bởi niềm tin mà ông dành cho làng bấy lâu nay đã thực sự sụp đổ.

Thế nhưng sau đó đã có tin cải chính rằng làng chợ Dầu của ông không hề theo Tây vẫn tham gia kháng chiến. Ông thực sự rất vui mừng, ông không còn cảm thấy tủi nhục nữa mà đã vui vẻ trở lại. Mặc dù biết tin Tây đốt sạch nhà ông nhưng ông Hai vẫn vui. Bởi làng của ông vẫn yêu nước, vẫn theo kháng chiến, theo cách mạng. Tình yêu làng yêu nước của ông Hai thật chân thành và giản dị. Ở đây tác giả đã tập trung miêu tả được tâm lý cùng ngôn ngữ của nhân vật. Qua đó làm nổi bật lên được tình cảm của ông với quê hương với đất nước.

Trên đây là hai bài văn suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng và cảm nhận về nhân vật ông Hai về tình yêu làng, và tình yêu đất nước trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. Qua đó cho ta thấy được tình yêu làng yêu đất nước của những người nông dân trước cách mạng tháng 8.

  • Xem thêm: Cảm nhận khổ 2 khổ 3 của bài thơ Viếng lăng Bác hay nhất
Văn Học Lớp 9 -
  • Cảm nhận khổ 2 khổ 3 của bài thơ Viếng lăng Bác hay nhất

  • Cảm nhận về nhân vật Phương Định hay đến từng góc cạnh

  • Cảm nhận khổ cuối bài Đồng chí hay và chi tiết nhất

  • Dàn ý và bài văn Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày

  • Ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay nhất

  • Dàn ý và bài văn thuyết minh về cái quạt điện chi tiết

  • Lập dàn ý thuyết minh về cây lúa nước (Mẫu dàn ý hay)

Từ khóa » Suy Nghĩ Về Nhân Vật ông Hai Trong Truyện Ngắn Làng Ngắn Nhất