Suy Niệm Với Bức Tượng Đức Mẹ Sầu Bi Của Michelangelo

  • Trang nhất
  • TIN GIÁO HỘI
    • GIÁO HỘI HOÀN VŨ
    • GIÁO HỘI VIỆT NAM
    • GIÁO PHẬN
  • GIÁO PHẬN
    • Giới thiệu Giáo phận
    • Linh mục đoàn
    • Giáo xứ - Giáo hạt
  • CHỦNG VIỆN
    • Lược sử
    • Cơ sở vật chất
    • Ban đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Thư viện
    • Chủng sinh các khóa
    • Dự tu
    • Bài viết - Chia sẻ
  • HỌC VIỆN
    • Giới thiệu học viện
    • Cơ sở học viện
    • Ban điều hành
    • Định hướng đào tạo
    • Ban đào tạo
    • Thời khoá biểu
    • Bài viết - Chia sẻ
  • DÒNG TU
    • Dòng Đaminh
    • Dòng Mân Côi
    • Dòng Mến Thánh Giá
    • Dòng Thăm Viếng
    • Dòng Trinh Vương
    • Tu hội Thánh Tâm
    • Bài viết về thánh hiến
  • CÁC BAN
    • Bác ái
    • Giáo Dân
    • Giáo dục
    • Di dân
    • Giáo Lý - Đức tin
    • Loan báo Tin Mừng
    • Mục vụ hôn nhân Gia Đình
    • Mục vụ Giới trẻ
    • Mục vụ Ơn gọi
    • Thánh Kinh
    • Thánh nhạc
    • Truyền Thông
    • Văn Hóa
    • Xây dựng
  • VĂN KIỆN
    • Văn Kiện Hội Thánh
    • Văn Kiện HĐGMVN
    • Văn thư Giáo Phận
  • SUY NIỆM
    • Suy niệm mỗi ngày
    • Suy niệm Chúa Nhật
    • Suy niệm Cầu nguyện
  • TƯ LIỆU
    • Bài chia sẻ
    • Chuyên đề
    • Giáo lý
    • Giới thiệu sách
    • Góc dịch thuật
    • Mẫu đơn từ
    • Phụng Vụ
    • Suy tư
    • Truyện ngắn
    • Thơ văn
  • HÌNH ẢNH
    • Ảnh Giáo phận
    • Rss
    • Search
  • VIDEOS
  • Trang nhất
  • Tin Tức
  • SUY NIỆM
Suy niệm với bức tượng Đức Mẹ Sầu Bi của Michelangelo Chủ nhật - 03/04/2022 04:41 1179 Bức tượng này được biết đến với tên gọi là tượng “Đức Mẹ Sầu Bi,” mô phỏng theo bản nguyên gốc Pietà của Michelangelo. Nếu ai có dịp qua Rôma, viếng đền thánh Phê-rô, sẽ thấy bức tượng được tạc bằng đá hoa cương, có tuổi đời hơn 500 năm tuổi được đặt trang trọng trong Đền Thánh. Bức tượng này chẳng những là một tác phẩm điêu khắc xuất sắc, nhưng quan trọng hơn, nó diễn tả được rất nhiều điều về sự bình an và niềm hi vọng của người tín hữu khi đứng trước những đau khổ, mất mát trong cuộc đời. pieta gmr 6315 Thường thì khi vẽ về khoảnh khắc đau buồn của Đức Maria ôm thi hài Chúa Giêsu vừa gỡ xuống từ thập giá, các họa sĩ đương thời với Michelangelo luôn tập trung diễn tả sự bi thương, thống thiết của Đức Ma-ri-a trước cái chết oan khiên, tức tưởi của Giê-su, con mình. Tuy nhiên, nếu chiêm ngắm bức tượng của Michael Angelo, chúng ta sẽ có một cảm nhận khác biệt. Tên của bức tượng là Đức Mẹ Sầu Bi, tuy vậy tôi vẫn thấy sầu thì có nhưng bi thương ai oán thì không. Nói cách khác, có buồn đau nhưng không có sầu thảm. Trái lại, bức tượng lại gợi cho chúng ta một cảm giác thanh thản đến lạ lùng. Có được cảm xúc này là do những nét trạm trổ tài hoa của người nghệ nhân khiến bức tượng trở nên chân thực tới mức tưởng chừng như Chúa và Đức Mẹ đang xuất hiện trước mắt chúng ta như người thật vậy. Cụ thể, cánh tay Chúa Giê-su thả lỏng buông bỏ. Khuôn mặt Ngài thanh thản, yên bình như đang say giấc ngủ hơn là bị bầm dập, loang máu sau nhiều giờ bị tra tấn đầy đau đớn. the pieta det by michelangelo st peter s basilica rome orig Về Đức Ma-ri-a thì có ba điểm đáng chú ý. Trước hết, Ngài có vẻ trẻ hơn, như chỉ mới đôi mươi chứ không phải là một người phụ nữ lớn tuổi ở thời điểm diễn ra cuộc Thương Khó. Đức Mẹ được thể hiện trẻ trung vì hai lý do: Thứ nhất, Thiên Chúa là nguồn gốc của tất cả các vẻ đẹp và Maria là một trong những người thân cận nhất với Thiên Chúa; thứ hai, người nghệ nhân thể hiện vẻ đẹp bên ngoài nhằm ẩn dụ cho vẻ đẹp nội tâm của Ma-ri-a. 11340322264 95a3f6ee9f b Thứ đến, khi nâng đỡ Chúa Giê-su, đôi bàn tay của Đức Ma-ri-a không tiếp xúc trực tiếp với thân thể của Chúa Giê-su, nhưng thay vào đó, được bao phủ bởi một miếng vải. Điều này cho thấy sự thiêng liêng của thân thể Chúa Giê-su. Tay phải Đức Mẹ nâng nhẹ thân hình mảnh dẻ của Chúa. Tay trái của Mẹ đưa ra, hướng về phía người xem, như muốn trao ban người con yêu dấu của mình tới toàn thể nhân loại. Trên hết, chúng ta ngạc nhiên trước sự tĩnh lặng trên khuôn mặt của Đức Ma-ri-a, dù Mẹ đang ôm lấy di hài của người con dấu yêu đã chết cho tội lỗi của con người. Đức Ma-ri-a dường như rất bình thản, bất chấp những đau thương đã xảy ra. Ta có cảm giác như được nhìn thấy hình ảnh người Mẹ đang ru trẻ thơ đi vào giấc ngủ an bình. Nơi Đức Ma-ri-a toát lên sự toát lên vẻ đẹp thánh thiện, từ bi, không có một chút nào gọi là uất hận, cay đắng. Đó là sự thánh thiện, từ bi của một con người đã nhìn thấu mọi sự, đã hiểu rõ đây là cái giá phải trả của ơn cứu độ mà Chúa Giê-su mang lại cho con người. Cuộc sống của con người ta trên trần gian này có rất nhiều khó khăn thử thách. Người ta nói “đời là bể khổ.” Đau khổ vì bệnh tật, vì bất công, vì thiên tai, vì cả nhân tai nữa. Đời sống của người tin theo Chúa cũng là một chuỗi ngày rèn thử, cho nên chúng ta đừng ngã lòng khi những sự khó xảy đến. Nếu ai đó nghĩ rằng theo Chúa thì Chúa giải quyết hết mọi nan đề cho mình, Chúa ban cho mọi sự, để mình trở nên giàu có trước con mắt thế gian thì đó là sai rồi, bởi đây không phải là mục đích cao cả của những người tin theo Chúa Giê-su. Chúng ta tin Chúa không phải là để xóa hết mọi sự khó khăn, nhưng là trong mọi sự, dù là buồn hay vui, chúng ta luôn thấy có Chúa đồng hành, có Chúa ở cùng, và mình không cô đơn, lạc lõng giữa muôn trùng con sóng đang bủa vây. Khi chiêm ngắm Đức Ma-ri-a dưới tước hiệu Đức Mẹ sầu bi, chúng ta một lần nữa cũng được mời trở nên bình an, mang nơi mình niềm hy vọng vào Thiên Chúa khi đối diện trước những khó khăn trong cuộc đời, để nhưng nỗi khổ đau không thể làm xơ cứng và bóp chết con tim ngập tràn yêu mến và hy vọng của chúng ta. Amen.

Tác giả: Duc Trung Vu, CSsR

Tweet Tags: quan trọng, cuộc đời, tuy nhiên, bình an, mất mát, đau buồn, đau khổ, thi hài, diễn tả, sầu bi, xuất sắc, tác phẩm, tập trung, tên gọi, trang trọng, khoảnh khắc, chẳng những, năm tuổi, họa sĩ, tuổi đời, thống thiết

TIN BÀI KHÁC

    Ma quỷ sẽ sàng anh em như sàng gạoMa quỷ sẽ sàng anh em như sàng gạo

    Sống thật với chính mìnhSống thật với chính mình

    Có tinh thần kỷ-cươngCó tinh thần kỷ-cương

    Cái động và cái tĩnh của người tu Cái động và cái tĩnh của người tu 

    Cần đọc sách thiêng liêng.Cần đọc sách thiêng liêng.

    Đừng lượng giá việc cầu nguyện bằng cảm xúcĐừng lượng giá việc cầu nguyện bằng cảm xúc

    Đừng quá kỳ vọngĐừng quá kỳ vọng

    Rộng lớn hơn cả các tầng trờiRộng lớn hơn cả các tầng trời

    Cầu nguyện là việc của Đức Kitô và của Giáo Hội....Cầu nguyện là việc của Đức Kitô và của Giáo Hội....

    Cầu nguyện là chiêm ngắm.Cầu nguyện là chiêm ngắm.

    Thiên Chúa là Đấng hay tha thứThiên Chúa là Đấng hay tha thứ

    Lòng thương xót và sự hoán cảiLòng thương xót và sự hoán cải

    Suy niệm bức tranh Truyền tin của Henry Ossawa TannerSuy niệm bức tranh Truyền tin của Henry Ossawa Tanner

    Không chấp nhận một sự tồn tại vô sinhKhông chấp nhận một sự tồn tại vô sinh

    Nếu không chịu sám hối, các ông sẽ chết...Nếu không chịu sám hối, các ông sẽ chết...

    Thánh Giuse - một gia trưởng trách nhiệmThánh Giuse - một gia trưởng trách nhiệm

    Thiên Chúa - Đấng không thể dò thấuThiên Chúa - Đấng không thể dò thấu

    Đổi mới cái nhìn để sinh hoa trái tốtĐổi mới cái nhìn để sinh hoa trái tốt

    Sự công chính của thánh GiuseSự công chính của thánh Giuse

    Đủ lớn để mạo hiểm đánh cượcĐủ lớn để mạo hiểm đánh cược

    Mùa Chay - Mùa làm đẹp tâm hồnMùa Chay - Mùa làm đẹp tâm hồn

    Một phần của cảnh quanMột phần của cảnh quan

    Một cách yêu luôn thua thiệtMột cách yêu luôn thua thiệt

    Biến đổi trong ân sủng và bình anBiến đổi trong ân sủng và bình an

VIDEOS
    Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật IV Mùa Vọng năm C_ Lm.Giuse Nguyễn Văn Toanh

    Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật IV Mùa Vọng năm C_ Lm.Giuse Nguyễn Văn Toanh

    Bản tin Giáo Phận Bùi Chu từ ngày 01 đến ngày 15 tháng 12 năm 2024

    Bản tin Giáo Phận Bùi Chu từ ngày 01 đến ngày 15 tháng 12 năm 2024

    Đại lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội quan thầy đệ nhất Gp. Bùi Chu

    Đại lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội quan thầy đệ nhất Gp. Bùi Chu

***+***
xktalpvgkpvtvcv
***+***
ra khoilnth
LIÊN KẾT
Vatican - HĐ.Giám Mục Tòa Thánh Vatican Liên HĐ Giám Mục Á Châu HĐ Giám Mục Việt Nam UBBAXH-Caritas Việt Nam Công lý và hòa bìnhGiáo lý đức tinỦy ban Thánh KinhMục vụ di dânMục vụ Gia đình Website Các Giáo Phận Tổng giáo phận Hà NộiGiáo Phận Thái BìnhGiáo Phận Bắc NinhGiáo Phận Hưng HóaGiáo Phận Thanh HóaGiáo Phận Phát DiệmGiáo Phận Hải PhòngGiáo Phận VinhGiáo Phận Lạng SơnTổng Giáo Phận HuếGiáo Phận Đà Lạt Giáo Phận Kon Tum Giáo Phận Phan Thiết Giáo Phận Cần ThơGiáo Phận Long XuyênGiáo Phận Mỹ ThoGiáo Phận Phú CườngGiáo Phận Xuân LộcGiáo Phận Bà Rịa Tổng Giáo Phận Sài GònGiáo Phận Vĩnh Long Giáo Phận Buôn Mê Thuật Các website Công Giáo VietcatholicĐài Chân Lý Á ChâuĐài VaticanMạng Thánh Linh Mạng Lưới Dũng LạcThánh ca Việt Nam Khúc cảm tạLH Bề Trên Thượng CấpNhóm Ca Trưởng Chủng viện - Dòng tu Dòng Ngôi Lời Dòng Phanxicô Việt NamDòng TênDòng Thánh Tâm HuếDòng ĐaminhDòng con Đức Mẹ Phù HộDòng Chúa Cứu Thế
11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập83
  • Máy chủ tìm kiếm45
  • Khách viếng thăm38
  • Hôm nay2,713
  • Tháng hiện tại1,037,533
  • Tổng lượt truy cập80,269,371
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Giới thiệu bài viết cho bạn bè

Từ khóa » đức Mẹ Sầu Bi (michelangelo)