Suy Tim ở Trẻ Em - Bệnh Lý Nguy Hiểm Cần Phát Hiện Và điều Trị Sớm
Có thể bạn quan tâm
1. Suy tim và phân loại các nguyên nhân gây suy tim ở trẻ
Suy tim là gì? Suy tim xảy ra khi chức năng tim không đảm bảo quá trình bơm máu, dẫn đến việc không đáp ứng được sự chuyển hóa của các tế bào trong cơ thể.
Suy tim ở trẻ em gây ra các tình trạng rối loạn trong cơ chế hoạt động của tim như tiền tải tăng, hậu tải tăng, nhịp tim tăng, chức năng co bóp cơ tim giảm, từ đó dẫn đến các triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của trẻ.
Hội chứng suy tim, một bệnh lý nguy hiểm ở trẻ
Phân loại nguyên nhân gây hội chứng suy tim ở trẻ gồm có 2 loại chính, suy tim bẩm sinh và suy tim do các nguyên nhân khác gây nên.
Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ mắc bệnh là yếu tố bẩm sinh.
Bệnh tim bẩm sinh rất phức tạp, hình thành những bệnh lý về tim gây tình trạng suy tim như tắc nghẽn đường thoát thất trái hoặc phải, thân chung động mạch, teo van 3 lá, chuyển vị đại động mạch, phì đại hay giãn nở cơ tim, bất thường tĩnh mạch phổi về tim, …
Ngoài ra, suy tim ở trẻ em còn do một số nguyên nhân khác gây nên như nhiễm virus gây tổn thương đến cơ tim, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, thấp tim, van tim bị hẹp hay hở, van tim hậu thấp, viêm cơ tiêm, nhịp tim bị rối loạn, huyết áp cao, suy giáp, cường giáp, thiếu máu, nhiễm trùng, rối loạn điện giải,…
2. Những triệu chứng suy tim mà trẻ em gặp phải
Suy tim được phát hiện bởi những triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. Dưới đây là những biểu hiện cụ thể của bệnh lý.
Những triệu chứng lâm sàng ở trẻ em
Triệu chứng lâm sàng chung của các trẻ thường là khó thở, mệt mỏi, lười ăn, ăn không ngon miệng, bỏ bú, ói, ho, quấy khóc, tiểu ít, nước da xanh xao, tay và chân lạnh, tiết nhiều mồ hôi. Bởi vì trẻ gặp phải tình trạng nhịp tim nhanh, có nhịp Gallop, ổ đập bất thường, thở nhanh, huyết áp có thể thấp hoặc kẹp, hệ tuần hoàn bị ứ trệ.
Triệu chứng suy tim ở trẻ nhỏ và trẻ lớn có sự khác nhau
-
Ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ thường có các triệu chứng như thở nhanh, đổ mồ hôi nhiều, da xanh, biếng ăn, nôn. Một số triệu chứng ít gặp hơn như tím tái người, hồi hộp, phù chân, cổ chướng (bụng to lên do ứ đọng dịch ở ổ bụng), ngất.
Trẻ quấy khóc vì mệt do bệnh lý gây ra
-
Đối với trẻ lớn, các triệu chứng xuất hiện bao gồm: mệt đến nỗi không thể gắng sức được, khó thở, đau bụng, buồn nôn, nôn. Đó là những biểu hiện thường thấy, ngoài ra còn có những biểu hiện ít gặp hơn như hồi hộp, đau ở vùng ngực, cổ chướng, phù. Triệu chứng cận lâm sàng
Triệu chứng cận lâm sàng ở trẻ em
Các triệu chứng cận lâm sàng được xác định khi thực hiện các xét nghiệm liên quan cho thấy: tuần hoàn phổi thụ động hoặc chủ động tăng, có thể xuất hiện tình trạng tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, rối loạn nhịp tim, chức năng thất trái giảm, co bóp cơ tim giảm, giãn nở các buồng tim, các điểm bất thường ở van tim, vách ngăn tim, mạch máu
Phát hiện các bất thường các van tim, vách ngăn tim, mạch máu lớn…
3. Phân độ suy tim ở trẻ em, những dấu hiệu nhận biết suy tim các cấp độ
Phân độ suy tim là khác nhau giữa trẻ lớn (trên 10 tuổi) và trẻ nhỏ ( nhỏ hơn hoặc bằng 10 tuổi).
Đối với trẻ lớn, theo bảng phân độ suy tim Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, có 4 độ bao gồm:
-
Độ I, trẻ vận động bình thường, chưa xuất hiện các dấu hiệu của suy tim như khó thở, mệt mỏi, hồi hộp.
-
Độ II, trẻ sẽ cảm thấy mệt, khó thở, tim đập nhanh gây hồi hộp khi vận động thông thường và khỏe khi nghỉ ngơi.
-
Độ III, trẻ sẽ cảm thấy mệt, khó thở, tim đập nhanh gây hồi hộp khi vận động nhẹ và khỏe khi nghỉ ngơi.
Suy tim khiến trẻ mệt, khó thở khi vận động
-
Độ IV, trẻ gặp phải tình trạng mệt, khó thở ngay cả khi vận động và nghỉ ngơi.
Đối với trẻ nhỏ, phân độ suy tim như sau:
-
Độ I, trẻ sinh hoạt bình thường, không có bất cứ biểu hiện bệnh nào.
-
Độ II, nhũ nhi bị khó thở nhẹ, trẻ toát mồ hôi khi bú, bé vẫn phát triển bình thường, còn trẻ nhỏ thì chỉ bị khó thở khi gắng sức.
-
Độ III, nhũ nhi gặp phải triệu chứng khó thở ở mức độ nặng, trẻ toát mồ hôi nhiều khi bú, ở giai đoạn bệnh này trẻ biểu hiện chậm tăng trưởng, đối với trẻ nhỏ thì khó thở ngay cả khi gắng sức nhẹ.
-
Độ IV, xuất hiện các triệu chứng dù đang nghỉ ngơi, kèm theo thở nhanh, đổ mồ hôi.
Trên đây là phân độ suy tim và những dấu hiệu nhận biết của bệnh lý suy tim ở trẻ em, các phụ huynh cần quan sát các triệu chứng của các bé, nếu xuất hiện các tình trạng trên, cần đưa bé đến các Trung tâm Y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
4. Hướng điều trị và các xét nghiệm cần thực hiện để chẩn đoán bệnh
Các hướng điều trị suy tim ở trẻ em là điều trị đặc hiệu giúp giảm tiền tải, hậu tải và tăng sức co bóp cơ tim, điều trị nguyên nhân gây suy tim, điều trị các yếu tố khiến mức độ bệnh ngày càng tiến triển xấu như nhiễm trùng, thiếu máu, rối loạn điện giải, hạ đường huyết.
Sau khi chẩn đoán và xác định phân độ suy tim, nếu mức độ nhẹ, trẻ được điều trị tại nhà kèm với sử dụng thuốc, mức độ nặng điều trị tại bệnh viện dưới sự theo dõi của y bác sĩ. Các trường hợp bệnh không thể điều trị với giải pháp dùng thuốc, phương pháp duy nhất là phẫu thuật.
Đưa trẻ đến các bệnh viện uy tín để thăm khám suy tim
Một số các xét nghiệm cần thiết được thực hiện để kiểm tra và đánh giá suy tim bao gồm: chụp X-quang phổi thẳng, điện tâm đồ ECG, siêu âm tim, đặt ống thông tim, xét nghiệm BNP và NT-proBNP (đo nồng độ BNP hoặc NT-proBNP trong máu),…
Một số các giải pháp giảm triệu chứng bệnh như nằm đầu cao, hạ sốt, nghỉ ngơi, tránh xúc động, kích thích, không ăn mặn, xây dựng chế độ ăn uống riêng với các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ suy tim.
Trên đây là những kiến thức Y khoa cơ bản về bệnh lý suy tim ở trẻ em. Với tính chất đặc biệt nguy hiểm, vì vậy nếu trẻ có các biểu hiện bất thường cảnh báo tình trạng, cha mẹ cần đưa trẻ đến các bệnh viện uy tín để được thăm khám và điều trị sớm. Mọi thắc mắc, hỗ trợ, tư vấn về bệnh lý, hãy liên hệ với Tổng đài 1900 56 56 56, để được các chuyên gia đến từ Chuyên khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp cụ thể.
Từ khóa » điều Trị Loạn Nhịp Tim ở Trẻ Em
-
Điều Trị Nhịp Tim Nhanh ở Trẻ Em - Vinmec
-
Điều Trị Rối Loạn Nhịp Tim Nhanh ở Trẻ Em | Vinmec
-
Rối Loạn Nhịp Tim ở Trẻ Em Là Gì, Có Nguy Hiểm Không? | TCI Hospital
-
Điều Trị Nhịp Tim Nhanh ở Trẻ Nhỏ - Bệnh Viện Nhi Trung Ương
-
Nhịp Tim Trẻ Em đập Nhanh Có Bình Thường Không? Xử Lý Thế Nào?
-
Điều Trị Nhịp Tim Nhanh ở Trẻ Nhỏ - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cấp Cứu Kịp Thời Trẻ Sơ Sinh Rối Loạn Nhịp Tim
-
Tổng Quan Các Dị Tật Tim Mạch Bẩm Sinh - Khoa Nhi - MSD Manuals
-
Rối Loạn Nhịp Tim ở Trẻ Em: Cách Phát Hiện Và điều Trị
-
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP LOẠN NHỊP Ở TRẺ EM!
-
[DOC] IV. ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NHỊP TIM - Bệnh Viện Nhi Thái Bình
-
Rối Loạn Nhịp Tim Nhanh ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không? | VIAM
-
Nhịp Tim Nhanh Có Nguy Hiểm Không Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Bệnh Tim Bẩm Sinh: Dấu Hiệu Nhận Biết, Tầm Soát Và điều Trị