Suy Tinh Hoàn Dễ Gây Vô Sinh - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Vai trò của tinh hoàn
Sinh lý sinh sản của nam giới phụ thuộc vào hoạt động qua lại giữa hai hệ thống thần kinh và nội tiết. Đó là sự hoạt động nhịp nhàng của hệ trục dưới đồi - tuyến yên - tinh hoàn, nó chi phối sự phát triển giới tính và quyết định thời điểm dậy thì cũng như đảm bảo chức năng sinh sản của nam giới.
Những rối loạn về di truyền, tổn thương thực thể hay rối loạn nội tiết của trục này sẽ gây ra tình trạng bệnh lý sinh sản nam giới. Tinh hoàn có nhiệm vụ sản xuất tinh trùng và các hormon chi phối đời sống tình dục của nam giới. Cả hai chức năng này đều chịu sự giám sát và điều hòa của phức hợp hạ đồi – tuyến yên. Testosteron là hormon do tinh hoàn tiết ra, trong đời sống tình dục nó có vai trò khởi động và duy trì chức năng tình dục của nam giới, làm tăng hứng thú tình dục và chất lượng cương của dương vật. Trên cơ quan sinh sản, testosteron kích thích sự biệt hóa cơ quan sinh sản trong thời kỳ bào thai và tuyến tiền liệt ở giai đoạn dậy thì. Trong quá trình phát triển testosteron giúp duy trì sự hoạt động của các tổ chức này và tham gia vào việc sinh tinh trùng. Khi tinh hoàn không sản sinh ra đủ testosteron và lượng tinh trùng không bình thường được gọi là hội chứng suy tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn gây suy tinh hoàn
Nguyên nhân
Nguyên nhân có thể do rối loạn một trong các thành phần của trục nội tiết dưới đồi – tuyến yên – tinh hoàn. Đây là bệnh lý bẩm sinh hay mắc phải gây nên hiện tượng các tế bào Leydig của tinh hoàn bị thoái triển, không sản xuất hoặc sản xuất được ít nội tiết tố testosteron trong cơ thể. Không chỉ tác động đến vấn đề sinh sản và tình dục, testosteron còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác như làm tăng khối cơ, giảm lượng mỡ trong cơ thể, giảm nguy cơ loãng xương, cải thiện về trạng thái tinh thần, giảm lo âu, kích động. Vì thế, suy tinh hoàn còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Các nguyên nhân tại tinh hoàn làm suy tinh hoàn như chấn thương, xoắn tinh hoàn gây dập nát hay xơ hóa tinh hoàn, viêm mạn tính gây xơ teo tinh hoàn. Những bệnh lý bẩm sinh hay mắc phải như tinh hoàn lạc chỗ, tinh hoàn ẩn, ung thư tinh hoàn, điều trị bằng phóng xạ đều làm thay đổi nhiệt độ của tinh hoàn và làm giảm số lượng, khối lượng các ống sinh tinh nên không sản xuất được tinh trùng và testosteron. Những người lạm dụng testosteron ngoại sinh làm ức chế tinh hoàn sản sinh testosteron tự nhiên. Suy tinh hoàn cũng nằm trong bệnh cảnh của một số bệnh khác suy chức năng tuyến yên, u hố sọ sau, suy tuyến giáp hay các bệnh lý về gen như hội chứng Turner, hội chứng Klinefelter.
Vì tinh hoàn có chức năng nội tiết (tiết nội tiết tố testosteron) và ngoại tiết (sản xuất tinh trùng) nên khi suy tinh hoàn sẽ có các triệu chứng của giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, tinh hoàn nhỏ, vô sinh,… Do testosteron ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể nên còn có thể thấy giảm khối lượng cơ, xương dễ gãy, mất tập trung, giảm trí nhớ…
Hướng điều trị
LH, FSH là nội tiết tố hướng sinh dục do tuyến yên tiết ra có tác dụng kích thích tinh hoàn sản xuất tinh trùng và testosteron. Trong suy tinh hoàn, nếu testosteron máu giảm kết hợp với LH, FSH tăng, là nguyên nhân tại tinh hoàn. Tinh hoàn bị tổn thương thực thể nên teo nhỏ (có thể do viêm, chấn thương, lạc chỗ,…) không đảm bảo được chức năng của nó mặc dù các hormon kích thích từ tuyến yên vẫn tiết ra đầy đủ. Trên lâm sàng, có thể nhận thấy giảm ham muốn tình dục, không có tinh trùng, nhưng các đặc tính sinh dục phụ ít bị ảnh hưởng. Do tổn thương tại tinh hoàn nên tiên lượng điều trị cho những bệnh nhân này thường rất khó khăn. Nếu testosteron máu giảm và LH, FSH giảm thì suy tinh hoàn có thể do nguyên nhân từ vùng dưới đồi, tuyến yên. Tổn thương từ vùng dưới đồi-tuyến yên nên lượng LH, FSH thiếu, không đủ để kích thích tinh hoàn sản xuất testosteron và sinh tinh trùng. Những trường hợp này cần được điều trị bằng các hormon hướng sinh dục (LH, FSH ngoại sinh) kết hợp với androgen. Việc bồi phụ các hormon này có thể kéo dài từ khi bệnh nhân còn nhỏ tuổi cho đến khi họ có con. Đây cũng là các hormon tăng trưởng của cơ thể nên việc điều chỉnh nó cần được sự thăm khám và theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm. Việc bổ sung testosteron ở những bệnh nhân có giảm ham muốn tình dục hoặc những trường hợp vô sinh mà các hormon hướng sinh dục tương đối bình thường và các tổn thương tinh hoàn có thể đảo ngược như các ống sinh tinh có kích thước bình thường, không bị xơ hóa hay chỉ xơ hóa một phần. Điều trị bệnh suy tinh hoàn cần được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa, tránh tự ý dùng thuốc bừa bãi gây biến chứng nặng nề cho người bệnh.
Từ khóa » Trục Hạ đồi Tuyến Yên Tinh Hoàn
-
BÀI THỨ 832: ĐIỀU HÒA TRỤC HẠ ĐỒI TUYẾN YÊN TINH HOÀN ...
-
Tổng Quan Về Hệ Thống Hệ Nội Tiết - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nội Tiết Sinh Sản Nam Giới - Rối Loạn Di Truyền - MSD Manuals
-
NỘI TIẾT SINH SẢN VÀ VÔ SINH NAM - SlideShare
-
Vai Trò Của Tinh Hoàn Trong Hệ Thống Nội Tiết | Vinmec
-
Nội Tiết Tố Nam Liên Quan đến Sinh Sản - Tiết Niệu
-
Những Biến đổi Chức Năng Sinh Lý, Bệnh Lý Của Tinh Hoàn
-
NỘI TIẾT SINH SẢN NAM - Hosrem
-
Suy Sinh Dục: Nỗi ám ảnh Của Nam Giới Lớn Tuổi...
-
Suy Giảm Hormone Tuyến Yên Là Gì Và Phương Pháp điều Trị | Medlatec
-
Chẩn đoán Vô Sinh - Dân Số Kế Hoạch Hóa Gia đình - Sở Y Tế Hà Nội
-
Suy Tinh Hoàn Là Gì? Có Chữa được Hay Không? | TCI Hospital
-
Những Biến đổi Chức Năng Sinh Lý Và Bệnh Lý Của Tinh Hoàn