SUY TĨNH MẠCH CHI DƯỚI, BỆNH LÝ MÃN TÍNH PHỔ BIẾN

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Tin tức - sự kiện
  • Hợp tác quốc tế
  • Liên hệ
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC
  • HỢP TÁC QUỐC TẾ
  • ĐÀO TẠO
  • THÔNG TIN DƯỢC
  • LIÊN HỆ

Trang chủ

SUY TĨNH MẠCH CHI DƯỚI, BỆNH LÝ MÃN TÍNH PHỔ BIẾN

(12/10/2020) Suy tĩnh mạch chi dưới được định nghĩa là tình trạng các tĩnh mạch không thể bơm đủ máu trở về tim. Bệnh xuất hiện khi thành tĩnh mạch bị suy yếu, các van trong lòng mạch bị tổn thương, dẫn đến hiện tượng máu bị ứ đọng, gây ra các biến đổi về huyết động và biến dạng các tổ chức mô xung quanh. Bệnh xảy ra khoảng 30- 60% ở người lớn, trong đó nữ chiếm tỷ lệ 70%. Bệnh tiến triển chậm, không rầm rộ, ít nguy hiểm nhưng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, điều trị lâu dài và tốn kém nhất là khi có biến chứng.
  1. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
  • Thói quen đứng lâu, ngồi lâu.
  • Viêm tĩnh mạch
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu
  • Khiếm khuyết van do bẩm sinh
  • Nhiều yếu tố khác: nữ giới, sinh đẻ nhiều, béo phì, táo bón kinh niên, di truyền, nội tiết, sử dụng thuốc ngừa thai, môi trường làm việc nóng và ẩm, lười thể dục, hút thuốc lá, trên 50 tuổi…
  1. Biểu hiện thường gặp
  • Cảm giác nặng, mỏi chân, nhất là khi đi lại nhiều, đứng lâu, ngồi lâu.
  • Cảm giác bị châm kim, dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân.
  • Vọp bẻ (chuột rút) ở bắp chân, thường xảy ra về đêm.
  • Sưng phù xung quanh hai mắt cá, thấy rõ vào buổi tối.
  • Các triệu chứng thường nặng lên vào chiều tối, hoặc sau khi đứng lâu sau một ngày làm việc; giảm bớt vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, hoặc sau khi nghỉ ngơi, kê chân cao.
  • Giai đoạn đầu: tĩnh mạch nổi li ti, nhiều ở cổ chân và bàn chân.
  • Giai đoạn sau: xuất hiện những búi tĩnh mạch nông nổi ngoằn ngoèo.
  1. Diễn biến và biến chứng
  • Dãn mao mạch và dãn các tĩnh mạch nông ở chân.
  • Loạn dưỡng da chân do rối loạn biến dưỡng: da phù nề, dày lên, dẫn đến tróc vảy, chảy nước, chàm da, thay đổi màu sắc, sạm da.
  • Những vùng da mỏng và tĩnh mạch giãn nhiều có thể gây nên hiện tượng loét, ban đầu là loét nông, sau đó loét rộng ra, bội nhiễm và tái đi tái lại nhiều lần.
  • Viêm tĩnh mạch, huyết khối: là tình trạng sưng viêm của các tĩnh mạch nông, sâu gây ra bởi cục máu đông. Thường gặp ở bệnh nhân: ung thư, phẫu thuật khớp háng, bệnh nặng nằm lâu, ngồi lâu (nghề nghiệp, đi máy bay đường dài…). Huyết khối tĩnh mạch nông: tĩnh mạch nổi hằn lên, sờ ấm và cứng dọc theo tĩnh mạch, rất đau, có thể kèm đỏ da. Huyết khối tĩnh mạch sâu: gây tắc và ứ trệ, chân nóng, đau, sưng đỏ, có thể bị chảy máu, ngứa, đau nhức, nhiễm trùng thứ phát.
  • Huyết khối tĩnh mạch nông hiếm khi gây biến chứng, ít gây nguy hiểm đến tính mạng. Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể bong ra và đi lên phổi, gây tắc động mạch phổi với tỷ lệ tử vong rất cao.
  1. Cận lâm sàng
  • Xét nghiệm chức năng đông máu
  • Siêu âm Doppler mạch máu
  • Chụp CTA mạch máu
  1. Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới có gì mới
  • Giai đoạn giãn tĩnh mạch nhỏ dạng mạng nhện hay dạng lưới: điều trị bằng thuốc và vớ áp lực.
  • Giai đoạn giãn thân tĩnh mạch: điều trị nội khoa phối hợp với can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch.
  • Chích xơ: áp dụng cho các dãn tĩnh mạch nhỏ dạng lưới và khu trú.
  • Can thiệp nội mạch bằng sóng cao tần hay laser (RF)
  • Phẫu thuật: lấy bỏ các túi tĩnh mạch dãn, lột tĩnh mạch, sửa van, tạo hình tĩnh mạch qua da.
Các tổn thương thành mạch và van tĩnh mạch trong bệnh lý suy tĩnh mạch mạn tính tuy không thể hồi phục, nhưng nếu điều trị tốt, người bệnh vẫn có thể làm việc sinh hoạt bình thường. Hiện nay, tại Bệnh viện Đà Nẵng đã và đang áp dụng tất cả các phương pháp nêu trên, đặc biệt RF là kỹ thuật mới điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới, ít đau, hồi phục nhanh, hiệu quả cao và đảm bảo thẩm mỹ, thay cho phẫu thuật lột tĩnh mạch kinh điển trước đây.
  1. Nên làm gì để tránh các biến chứng
  • Thay đổi thói quen làm việc và sinh hoạt: tránh đứng lâu hoặc ngồi lâu
  • Khi đi ô tô, máy bay đường dài cần phải gấp duỗi chân thường xuyên.
  • Kê cao chân khi nằm
  • Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt các bài tập cơ.
  • Kiểm soát cân nặng, béo phì.
  • Có chế độ ăn hợp lý, tăng cường rau củ quả chất xơ để tránh táo bón.
  • Mang vớ y khoa
  • Tư vấn bác sĩ phụ khoa khi dùng thuốc ngừa thai
  • Dùng thuốc đề phòng huyết khối tĩnh mạch sâu khi có chỉ định
Theo Ts.Bs.Giao Thoa, Khoa Nội Tim mạch - Bệnh viện Đà Nẵng - Để được tư vấn và khám bệnh về các bệnh lý tim mạch, vui lòng đăng ký tại Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đà Nẵng: 138-140 Hải Phòng, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. - Đăng ký tư vấn sức khỏe miễn phí, chuyên khoa cần khám trước khi đến bệnh viện qua số điện thoại: Phòng CTXH: 0906559036 - Thời gian phát số khám bệnh từ thứ Hai đến thứ Sáu: Buổi sáng: 06h30 - 11h30. Buổi chiều: 13h - 16h30. Thứ Bảy, Chủ Nhật: Nghỉ Các bài viết khác

ĐÀO TẠO PHẪU THUẬT NỘI SOI NỘI TIÊU HÓA CHO BỆNH VIỆN VỆ TINH

TÍCH CỰC CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT CHO TUYẾN DƯỚI

NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS 1/12: “ĐẢM BẢO QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE”

HƠN 100 GIỜ HỒI SỨC CỨU SỐNG NAM THANH NIÊN NGỪNG TIM DO ĐIỆN GIẬT

CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG CHO BỆNH VIỆN ĐA KHOA NAM LIÊN CHIỂU

ĐÀO TẠO PHẪU THUẬT RÚT NẸP, DỤNG CỤ KẾT HỢP XƯƠNG CHO CÁC BỆNH VIỆN VỆ TINH

CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT NỘI SOI CẦM MÁU XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA CAO CHO TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN SƠN TRÀ

ĐỌC THÔNG TIN DINH DƯỠNG TRÊN NHÃN THỰC PHẨM TRƯỚC KHI MUA VÀ SỬ DỤNG - LỰA CHỌN CHO SỨC KHOẺ

ĐÀO TẠO NỘI SOI CẦM MÁU XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA CAO CHO CÁC BỆNH VIỆN VỆ TINH

NGÀY THẾ GIỚI VÌ TRẺ SINH NON 17/11: “HÃY CÙNG NHAU LAN TỎA THÔNG ĐIỆP VÀ HÀNH ĐỘNG VÌ TƯƠNG LAI CỦA CÁC EM”

    Đường dây nóng
    THÔNG BÁO
  • TB 2862 THÔNG BÁO V/v mời chào giá: Cung cấp Dịch vụ tư vấn lập E-hồ sơ mời thầu và đánh giá E- hồ sơ dự thầu cho các gói thầu thuộc KH lựa chọn nhà thầu dự toán mua sắm VTYT, HC sử dụng cho chuyên khoa HSTCCĐ, TNT, Nội thận - Nội tiết năm 2024-2025
  • TB 2863 YÊU CẦU BÁO GIÁ để xây dựng kế hoạch Sửa chữa lắp đặt đèn UV, đồng hồ đo TDS tại Bệnh viện Đà Nẵng ngày 28 tháng 11 năm 2024
  • TB 2864 YÊU CẦU BÁO GIÁ để xây dựng kế hoạch mua hàng hóa để thi công mở rộng đường ống dẫn khí cho khoa Đột Quỵ ngày 28 tháng 11 năm 2024
  • TB 2865 YÊU CẦU BÁO GIÁ để tham khảo làm cơ sở cho kế hoạch sửa chữa máy tiệt khuẩn nhiệt độ cao Tuttnauer tại Bệnh viện Đà Nẵng ngày 28 tháng 11 năm 2024
  • TB 2866 YÊU CẦU BÁO GIÁ để tham khảo xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở cho kế hoạch tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu sửa chữa máy PET/CT tại Bệnh viện Đà Nẵng ngày 28 tháng 11 năm 2024
    BAN GIÁM ĐỐC
    CÁC KHOA LÂM SÀNG
  • Ngoại Thần Kinh
  • Ngoại Chấn thương
  • Ngoại Lồng ngực
  • Tim Mạch Can Thiệp
  • Ngoại tiêu hóa
  • Ngoại tiết niệu
  • Nội tim mạch
  • Nội Tiêu hóa - Gan mật
  • Nội hô hấp
  • Nội thận - Nội tiết
  • Nội thần kinh - cơ xương khớp - truyền máu
  • Hồi sức tích cực chống độc
  • Gây Mê Hồi Sức
  • Ung bướu
  • Tai mũi họng
  • Răng hàm mặt
  • Ngoại bỏng
  • Ngoại tổng hợp
  • Nội tổng hợp
  • Y học nhiệt đới
  • Y học hạt nhân
  • Phục hồi chức năng
  • Đông Y
  • Phụ sản
  • Thận nhân tạo
  • Mắt
  • Khoa khám bệnh
  • Lão khoa
  • Khoa Thăm dò chức năng
  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh
  • Huyết học - Truyền máu
  • Sinh hóa
  • Vi Sinh
  • Giải phẩu bệnh
  • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
  • Khoa dinh dưỡng
  • Ngoại Tim Mạch
  • Khoa Tim Bẩm Sinh Và Cấu Trúc
  • Khoa Điều Trị Yêu Cầu Và Quốc Tế
  • Khoa Đột Quỵ
  • Khoa Khám Và Quản Lý Sức Khỏe Cán Bộ
    LIÊN KẾT WEBSITE
  • Liên kết websiteBộ Công ThươngBộ Tài ChínhBộ Y tếSở y tế Đà NẵngBảo hiểm xã hội Việt NamBảo hiểm xã hội Đà NẵngSở y tế Đà Nẵng
    LƯỢT TRUY CẬP
  • Số người đang online: 17
  • Số lượt truy cập: 13462118

LIÊN HỆ BỆNH VIỆN

GIỚI THIỆU TÓM LƯỢC

Từ khóa » Suy Van Tĩnh Mạch Sâu Chi Dưới