Suy Tĩnh Mạch Chi Dưới Mạn Tính - Đừng Chủ Quan! - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Bệnh Suy tĩnh mạch là gì?
- 2. Yếu tố nguy cơ gây bệnh Suy tĩnh mạch
- 3. Triệu chứng và biến chứng của bệnh
- 4. Phân loại bệnh suy tĩnh mạch
- 5. Siêu âm mạch máu doppler: cận lâm sàng chẩn đoán bệnh
- 6. Điều trị nội khoa bệnh Suy tĩnh mạch
- 7. Điều trị nội mạch bệnh Suy tĩnh mạch
- 8. Phẫu thuật điều trị suy tĩnh mạch:
- 9. Phòng ngừa bệnh và chăm sóc người bệnh
Suy tĩnh mạch là bệnh thường gặp trong thời đại xu hướng làm việc tại chổ, ít di chuyển và ít vận động. Bệnh thường gặp ở những người làm các nghề nghiệp đặc thù phải đứng hoặc ngồi lâu như nhân viên văn phòng, giáo viên, nhân viên phục vụ, bác sĩ phẫu thuật…
Tại Hoa Kỳ, thống kê 10-30% người lớn mắc bệnh này. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nên những triệu chứng khó chịu như tê, phù chân. Nếu các trường hợp suy tĩnh mạch không được điều trị sớm, tĩnh mạch có thể dẫn đến biến chứng lở loét da hoặc viêm tắc tĩnh mạch do huyết khối. Tuy nhiên bệnh có thể được phòng ngừa được và điều trị hiệu quả nếu phát hiện bệnh sớm. Vì vậy hiểu biết về bệnh đóng vai trò cốt lõi trong phòng ngừa và điều trị bệnh.
1. Bệnh Suy tĩnh mạch là gì?
1.1 Tìm hiểu hệ thống tĩnh mạch chi dưới và van tĩnh mạch
Chi dưới gồm có 2 hệ thống tĩnh mạch: tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Tim mạch, tải ngay ứng dụng YouMed.
Cơ bản thì hệ thống tĩnh mạch nông bao gồm: tĩnh mạch hiển dài (tĩnh mạch hiển lớn), tĩnh mạch hiển ngắn (tĩnh mạch hiển bé). Ngoài ra còn có tĩnh mạch hiển trong và tĩnh mạch hiển ngoài. Hệ thống tĩnh mạch sâu bao gồm 2 tĩnh mạch chày, 2 tĩnh mạch mác, 2 tĩnh mạch gan bàn chân, 2 tĩnh mạch khoeo, 1 tĩnh mạch đùi và 1 tĩnh mạch chậu.
Hệ thống tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu có 1 hệ thống van tĩnh mạch. Mục đích những van này như những cái dù, nó mở ra để chống lại trọng lực làm máu có khuynh hướng đi trở xuống. Những van tĩnh mạch chính là những nếp gấp lên của lớp tế bào nội mô tĩnh mạch và có thể chứa những yếu tố nội mô. Số lượng các van thay đổi theo từng cá nhân nhưng chiều của van thì không thay đổi nhiều, nó chỉ di chuyển theo chiều hướng lên.
1.2 Bệnh suy tĩnh mạch
Suy tĩnh mạch là trường hợp máu không theo đường chảy bình thường mà trào ngược lại ngoại biên vốn đã bị ứ huyết. Vì nguyên nhân nào đó, van tĩnh mạch hoạt động bất thường, gây ra dòng máu trào ngược làm ứ trệ tuần hoàn máu và tăng áp lực tĩnh mạch. Tình trạng này về lâu dài sẽ gây bệnh suy tĩnh mạch mạn tính. Bệnh suy tĩnh mạch bản chất có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra nhất là ở các tĩnh mạch chân do hệ thống tĩnh mạch chân dài, cấu tạo phức tạp và thường phải chịu áp lực lớn.
2. Yếu tố nguy cơ gây bệnh Suy tĩnh mạch
- Tuổi tác: Độ tuổi thường mắc bệnh suy tĩnh mạch là từ 30 tuổi trở lên. Tuổi càng cao, khả năng mắc bệnh càng lớn. Tuy nhiên, bệnh suy tĩnh mạch ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa.
- Nghề nghiệp, thói quen đứng ngồi lâu: Khi ta đứng hay ngồi lâu, máu trong các tĩnh mạch chân sẽ ứ lại, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch dẫn đến tổn thương các van. Khi đó, bệnh suy tĩnh mạch chân sẽ xảy ra.
- Di truyền: Một người mắc bệnh suy tĩnh mạch thì các thành viên khác cùng huyết thống trong gia đình cũng dễ bị bệnh tương tự, với tần suất gấp 1,5 đến 2 lần người bình thường.
- Mang thai: Mang thai, sinh nở nhiều lần làm tăng nguy cơ suy tĩnh mạch chân. Phụ nữ mang thai và mang thai nhiều lần có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người chưa mang thai và nam giới gấp 2 lần.
3. Triệu chứng và biến chứng của bệnh
3.1 Giai đoạn sớm
- Cảm giác khó chịu ở bắp chân, nặng chân, có khi có các cảm giác dị cảm kiến bò, nóng rát
- Chuột rút ở bắp chân thường xảy ra vào ban đêm
- Sưng phù xung quanh mắt cá chân, rõ vào buổi tối
- Giãn các mao mạch và tĩnh mạch nông ở chân
- Đau nhức , tê mỏi chân
- Các triệu chứng tăng lên vào chiều tối, sau khi đứng lâu và giảm sau khi ngủ dậy, sau nghỉ ngơi, kê chân cao, chườm lạnh…
3.2 Giai đoạn sau:
- Huyết khối tĩnh mạch nông: Tĩnh mạch nổi hẳn lên có thể nhìn rõ bằng mắt thường. Phần nổi lên này sờ vào thấy ấm, cứng, chạy dọc theo tĩnh mạch, rất đau và có thể kèm theo đỏ da. Huyết khối tĩnh mạch nông thường ít gây các biến chứng ảnh hưởng tới tính mạng.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu: Chân nóng, sưng đỏ, đau nhức nhối, ngứa, có thể bị chảy máu, nhiễm trùng thứ phát. Trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu có thể nguy hiểm tới tính mạng do huyết khối có thể bong và đi lên phổi gây tắc mạch phổi.
- Loạn dưỡng da chân: Da phù nề, dày lên, có thể bong vảy da, chảy nước và thay đổi màu sắc
- Loét chân: Xuất hiện các vết loét rất đau, ban đầu loét nông sau sâu và rộng dần, dễ bội nhiễm vi khuẩn.
3.3 Biến chứng của suy tĩnh mạch mạn tính
Các biến chứng có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và có thể là tính mạng:
- Huyết khối tĩnh mạch sâu
- Thuyên tắc phổi( tắc mạch máu ở phổi) nguy hiểm và gây tử vong cao
- Đau mạn tính và loét chân
- Phù mạch bạch huyết thứ phát
4. Phân loại bệnh suy tĩnh mạch
Độ 0: Không thấy hoặc sờ thấy tĩnh mạch giữa.
Độ 1: Có mao mạch dãn hoặc lưới tĩnh mạch dãn, kích thước <3mm.
Độ 2: Dãn tĩnh mạch hiển lớn, hiển bé, có kích thước >3mm.
Độ 3: Phù nhưng chưa biến đổi trên da.
Độ 4: Loạn dưỡng da.
Độ 5: Loạn dưỡng da và có sẹo loét đã lành.
Độ 6: Loạn dưỡng da và loét tiến triển.
5. Siêu âm mạch máu doppler: cận lâm sàng chẩn đoán bệnh
Siêu âm mạch máu Doppler vùng chân nhằm xác định bệnh nhân có bị giãn tĩnh mạch không, nếu có thì bị suy giãn hệ tĩnh mạch nào (tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu hay tĩnh mạch xuyên), đang ở cấp độ mấy, có xuất hiện dòng máu chảy ngược hay không, có huyết khối tĩnh mạch không.
Siêu âm mạch máu Doppler có thể thực hiện ở tư thế đứng hoặc nằm tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân. Từ kết quả thăm khám lâm sàng và siêu âm mạch máu Doppler, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.
6. Điều trị nội khoa bệnh Suy tĩnh mạch
6.1 Thuốc:
Các loại thuốc làm bền thành mạch, giảm đau nhức, nặng, mỏi chân như: Daflon, Rutin C, Veinamitol, Venpoten… Thuốc giảm đau: nên dùng các loại giảm đau kháng viêm không có Corticoid (NSAID).
6.2 Mang vớ y khoa:
Vớ y khoa có khả năng hạn chế tình trạng máu bị ứ trệ, hạn chế dòng máu chảy ngược. Từ đó làm giảm nhẹ các biểu hiện bệnh giãn tĩnh mạch như đau nhức, nặng nề, phù chân. Vớ còn giúp ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch.
Vớ y khoa cũng được dùng để phối hợp điều trị với các phương pháp điều trị khác như uống thuốc, chích xơ, laser nội mạch…
6.3 Tập thể dục:
Ngoài việc uống thuốc, mang vớ y khoa, bệnh nhân giãn tĩnh mạch nên tăng cường những yếu tố có lợi cho tĩnh mạch như tập thể dục hàng ngày.
7. Điều trị nội mạch bệnh Suy tĩnh mạch
7.1 Laser nội mạch và đốt sóng cao tần:
Laser nội mạch và đốt sóng cao tần là phương pháp điều trị tiên tiến sử dụng năng lượng laser hoặc sóng cao tần để loại bỏ các tĩnh mạch bị bệnh. Hầu hết các trường hợp chỉ cần điều trị một lần. Sau điều trị người bệnh có thể cảm nhận được cảm giác nặng, mỏi, khó chịu đã không còn và tính nhanh chóng của phương pháp điều trị này.
Quy trình điều trị diễn ra nhanh chóng, an toàn. Thời gian điều trị tốn khoảng 45 phút, sau khi điều trị người bệnh không cần ở lại bệnh viện. Ngoài ra các tĩnh mạch được điều trị cũng sẽ không bị tái phát.
Laser nội mạch/ đốt sóng cao tần được chỉ định điều trị đối với các trường hợp suy giãn tĩnh mạch cấp độ 2 trở đi. Bệnh nhân đã điều trị nội khoa và mang vớ áp lực hơn một tháng nhưng chưa giảm triệu chứng cũng có chỉ định.
7.2 Chích xơ trị suy tĩnh mạch:
Xơ hóa là phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch đơn giản, ít xâm lấn. Chất xơ hóa được đưa vào tĩnh mạch bị giãn qua một đầu kim rất nhỏ và hầu như không gây đau. Tiêm xơ hóa diễn ra trong khoảng 15-30 phút, thực hiện xong bệnh nhân được về ngay trong ngày và có thể sinh hoạt, làm việc bình thường.
Can thiệp xơ hóa tĩnh mạch bị bệnh sẽ loại bỏ trên 80% các triệu chứng. Phương pháp này còn giúp cải thiện rõ rệt tính thẩm mỹ trên vùng da bị bệnh. Xơ hóa những tĩnh mạch bị bệnh mang lại hiệu quả cao đối với trường hợp tĩnh mạch mạng nhện, tĩnh mạch mạng lưới.
8. Phẫu thuật điều trị suy tĩnh mạch:
Việc mổ rút bỏ tĩnh mạch bị giãn thường được áp dụng cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch nông chi dưới cấp độ nặng. Phẫu thuật khi các triệu chứng đau nhức, nặng mỏi chân rất rõ rệt, tĩnh mạch giãn lớn, nổi ngoằn ngoèo sát bề mặt da. Phương pháp phẫu thuật mang lại hiệu quả cao. Một ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể đi lại bình thường, các vết bầm dọc theo tĩnh mạch sẽ tự mất sau 3-4 tuần. Có hai phương pháp mổ giãn tĩnh mạch chính là phẫu thuật Stripping và phẫu thuật Muller.
8.1 Phẫu thuật stripping
Stripping là kỹ thuật lột bỏ tĩnh mạch hiển bằng cách sử dụng dây rút tĩnh mạch. Phương pháp này được thực hiện phổ biến từ năm 1950 đến ngày nay.
8.2 Phẫu thuật muller
Phẫu thuật Muller được bác sĩ Robert Muller đề xướng vào năm 1962. Với thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành rạch những vết mổ nhỏ khoảng 3mm ngay các tĩnh mạch nông bị giãn, qua đó dùng móc hoặc kẹp chuyên dụng rút bỏ các tĩnh mạch này.
8.3 Keo sinh học
Sau khi xác định tĩnh mạch bị giãn và vị trí đặt keo dưới hướng dẫn của siêu âm, bác sĩ sẽ truyền một lượng nhỏ keo sinh học dọc theo chiều dài của tĩnh mạch bị bệnh. Chất keo được nén chặt cho đến khi các thành mạch bị giãn gắn kết lại với nhau và máu lập tức được chuyển hướng lưu thông qua các tĩnh mạch khỏe mạnh khác ở chân.
9. Phòng ngừa bệnh và chăm sóc người bệnh
9.1 Chế độ ăn uống
Người bị suy tĩnh mạch nên đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày đủ chất dinh dưỡng, giàu vitamin đồng thời có đủ chất xơ như trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc… để tránh bị táo bón; không nên để bị béo phì, nếu quá béo thì cần giảm trọng lượng. Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày (nhu cầu nước mỗi ngày cho cơ thể một người lớn là 2 lít nước)
9.2 Chế độ sinh hoạt
- Quần áo: không nên mặc loại quần áo chật, đặc biệt là quần chật bó sát ở vùng chậu hông, chân
- Giày dép: nên mang giày có đế mềm và gót thấp, không nên mang giày cao gót, nên bước đi tự nhiên sao cho trọng lượng dồn đều lên cả hai bàn chân.
- Nằm, ngồi đúng tư thế: Khi nằm nên kê chân lên cao hơn mức của tim 15-20 cm tạo thuận lợi cho máu về tim qua đường tĩnh mạch.
- Không nên xoa dầu nóng vào chân, không ngâm chân trong nước nóng, không tắm nước quá nóng.
9.3 Vận động và tập luyện thể thao
- Đi lại: Nên đi bộ thường xuyên, hạn chế đi thang máy nếu có thể để có nhiều cơ hội tập cho tĩnh mạch, nếu phải đứng nhiều thì thỉnh thoảng nên chạy tại chỗ để giảm tải lên hệ thống tĩnh mạch .
- Tránh mang vác, khiêng xách nặng vì sẽ làm cho máu dồn xuống chân nhiều hơn và làm cho tĩnh mạch càng bị quá tải.
- Thể dục thể thao: Nên tập thể dục thường xuyên, có thể tập và chơi những môn thể thao có động tác nhịp nhàng và nhẹ nhàng như, đi bộ, bơi lội, xe đạp khiêu vũ…
Bác sĩ Trần Minh Quân
Từ khóa » Giải Phẫu Hệ Tĩnh Mạch Chi Dưới
-
Giải Phẫu Học Tĩnh Mạch Chi Dưới - BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH
-
Giải Phẫu Mạch Máu Chi Dưới | Vinmec
-
Giải Phẫu Tĩnh Mạch Chi Dưới ứng Dụng Trong Siêu âm Doppler Màu
-
Giải Phẫu Mạch Máu Chi Dưới
-
ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI - SlideShare
-
GIẢI PHẪU MẠCH MÁU CHI DƯỚI | BS. Nguyễn Hoàng - YouTube
-
Suy Tĩnh Mạch Chi Dưới Và Những điều Cần Biết
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách điều Trị
-
Giải Phẫu Mạch Máu Chi Dưới - Bệnh Viện Vinmec - Suckhoe123
-
Lâm Sàng Tim Mạch Học: Bệnh Tĩnh Mạch Chi Dưới Mạn Tính
-
[PDF] Khám Mạch Máu Ngoại Biên - ATCS
-
Suy Tĩnh Mạch Mạn Tính Chi Dưới: Cập Nhật Chẩn đoán Và điều Trị
-
Gói Tầm Soát Suy Giãn Tĩnh Mạch (BN56) - BookingCare