Suy Tuyến Giáp Có Nguy Hiểm Không? - Ancan
Có thể bạn quan tâm
Suy tuyến giáp có nguy hiểm không là thắc mắc của không ít người bệnh khi nghe bác sĩ chẩn đoán mình mắc căn bệnh này. Bởi họ thường không hiểu rõ suy giáp là gì, cũng như tình trạng này có thể gia tăng những nguy hiểm nào. Nếu bạn đọc cũng thắc mắc nội dung này, hãy theo dõi bài viết dưới đây.
1. Suy giáp là gì?
Suy giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém, không sản xuất ra đủ lượng hormone quan trọng cho các hoạt động của cơ thể. Trong thực tế, suy giáp làm rối loạn sự cân bằng phản ứng hóa học bình thường của cơ thể. Ở giai đoạn đầu, suy giáp thường không gây ra các triệu chứng bất thường nào.
Nhưng, nếu không được điều trị kịp thời, suy giáp có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe như đau khớp, vô sinh, bệnh tim, sinh con dị tật…
Suy giáp thường được chẩn đoán dựa trên các xét nghiệm chức năng của tuyến giáp. Suy giáp được điều trị bằng phương pháp bổ sung hormone tuyến giáp tổng hợp. Bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng của bệnh, cũng như mức độ thiếu hụt hormone để tìm ra liều bổ sung phù hợp.
2. Suy tuyến giáp có nguy hiểm không?
Bệnh suy giáp nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể tiến triển xấu và gây ra vô số biến chứng. Do đó, với câu hỏi “Suy tuyến giáp có nguy hiểm không” thì câu trả lời là “có”. Người bệnh cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên để giúp kiểm soát bệnh, cũng như ngăn ngừa các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Những biến chứng của bệnh suy tuyến giáp, bao gồm:
2.1.Bướu cổ
Khi tuyến giáp cố gắng sản xuất đủ lượng hormone cho các hoạt động của cơ thể, sự kích thích quá mức này có thể khiến tuyến giáp phình to. Gây ra hiện tượng bướu cổ, có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống, gây mất thẩm mỹ.
2.2.Bệnh tim
Người bị suy giáp, dù ở dạng nhẹ cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tim. Bởi khi tuyến giáp hoạt động kém sẽ gián tiếp làm tăng nồng độ cholesterol xấu khiến người bệnh có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Khi có quá nhiều cholesterol xấu còn có thể dẫn tới xơ vữa động mạch, xơ cứng động mạch…tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Bên cạnh đó, tình trạng suy giáp còn có thể khiến dịch tích tụ xung quanh tim. Gây gia tăng nguy cơ tràn dịch ngoài tim, khiến việc bơm máu của tim khó khăn hơn.
2.3.Vô sinh
Nồng độ hormone tuyến giáp thấp, còn có thể ảnh hưởng đến sự rụng trứng. Làm giảm khả năng thụ thai ở phụ nữ. Dù được điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế nhưng cũng không đảm bảo phụ nữ bị suy giáp có thể sinh con bình thường được.
2.4.Các vấn đề về sức khỏe tâm thần
Bệnh suy giáp nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần khiến người bị suy giáp nhẹ có thể bị trầm cảm nhẹ. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, các triệu chứng của suy giáp có thể tiến triển xấu. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái tinh thần của người bệnh. Làm tình trạng trầm cảm trở nên nặng hơn.
2.5.Phù niêm
Phù niêm xảy ra khi bệnh suy giáp tiến triển nặng trong một thời gian dài mà không được điều trị. Biến chứng này đe dọa tới tính mạng người bệnh nhưng thường hiếm gặp.
2.6.Khuyết tật khi sinh
Nếu bạn mắc chứng rối loạn tuyến giáp khi đang mang thai và không được điều trị, con của bạn có nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh. Bởi hormone tuyến giáp rất quan trọng trong quá trình phát triển não bộ. Khiến trẻ sinh ra từ những phụ nữ bị rối loạn tuyến giáp mà không được điều trị có thể gặp phải nguy cơ các vấn đề về phát triển tâm thần, vấn đề thể chất.
Tuy nhiên, nếu những vấn đề này được phát hiện và giải quyết ngay sau khi đứa trẻ sinh ra, thì trẻ có thể phát triển hoàn toàn khỏe mạnh.
3. Bệnh suy tuyến giáp có chữa được không?
Bệnh nhân bị suy giáp cần phải được bổ sung hormone thay thế levothyroxine hàng ngày để giúp tuyến giáp ổn định. Các kết quả xét nghiệm sẽ cho bác sĩ biết mức độ thiếu hụt hormone tuyến giáp của bệnh nhân, từ đó đưa ra chỉ định liều dùng phù hợp nhất. Do đó, bệnh suy giáp hoàn toàn có thể điều trị được.
Bệnh nhân cần lưu ý nên điều trị sớm để ngăn ngừa những biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu sau, bạn cần đi khám sớm: mệt mỏi, da khô, táo bón, tăng cân, khàn tiếng, yếu cơ, mặt sưng, nồng độ cholesterol máu cao, đau cơ, đau cứng khớp, kinh nguyệt nhiều hơn bình thường và chu kỳ kinh bất thường, rụng tóc, nhịp tim chậm lại, lo lắng, suy giảm trí nhớ…
Bệnh suy tuyến giáp có nguy hiểm không? Đó là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân lo lắng, thắc mắc gửi về hòm thư chuyên gia ancan.
Các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp nói chung và bệnh suy giáp nói riêng nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm gây hại cho sức khỏe thậm chí những trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
4. Biến chứng của bệnh suy giáp
Khi tuyến giáp sản xuất quá ít lượng hormone, không đủ cung cấp cho các hoạt động của cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng suy giáp. Bệnh này sẽ dần trở nên nguy hiểm hơn nếu không được điều trị đúng cách. Các biến chứng có thể xảy ra như:
- Bướu cổ: Việc kích thích liên tục khiến tuyến giáp phải tăng cường sản xuất nhiều hormone hơn. Đây là nguyên nhân làm tuyến giáp tăng kích thước gây ra bệnh bướu cổ. Bệnh này lành tính, tuy nhiên khi bướu cổ lớn có thể ảnh hưởng đến thẩm mĩ cũng như việc nuốt thức ăn hoặc hô hấp gặp nhiều khó khăn.
- Các biến chứng trong thai kỳ
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, hormon tuyến giáp thiếu hụt trong thời kì mang thai sẽ làm tăng nguy cơ gây sảy thai và một số biến chứng nghiêm trọng khác như tiền sản giật hoặc sinh non.
- Bệnh tim mạch: Suy giáp cũng có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh lí về tim mạch do hàm lượng lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) – vốn là các cholesterol "xấu" – sẽ tăng cao khi tuyến giáp hoạt động kém. Thậm chí suy giáp cận lâm sàng, dạng bệnh lành tính hơn suy giáp, cũng có thể làm tăng tổng nồng độ cholesterol và làm giảm khả năng co bóp của tim dẫn đến giãn buồng tim và suy tim.
Bênh tim mạch
>>>> Điều trị bệnh suy giáp
- Mắc các vấn đề về tâm thần: Những bệnh nhân suy giáp có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm rất cao. Không những thế, bệnh này còn làm chậm hoạt động chức năng tâm thần.
- Bệnh thần kinh ngoại biên:
Suy giáp kéo dài không được chữa trị đúng cách có thể làm tổn thương hệ thần kinh ngoại biên gây ra các triệu chứng như: đau, tê và ngứa ran ở vùng bị ảnh hưởng bởi các tổn thương thần kinh. Nó cũng có thể gây yếu cơ hoặc mất kiểm soát các vùng cơ vận động.
- Chứng phù niêm: Biến chứng này xảy ra là do tình trạng suy giáp kéo dài mà không được chẩn đoán và điều trị sớm. Biểu hiện của bệnh là thân nhiệt không ổn định, khả năng chịu lạnh kém, hay cảm giác buồn ngủ, sau đó hôn mê sâu và mất tri giác. Tình trạng hôn mê do biến chứng phù niêm xảy ra có thể là do thuốc giảm đau, nhiễm trùng hoặc các bệnh lí khác. Nếu bệnh nhân phát hiện ra các triệu chứng nguy hiểm trên thì nên đến ngay bệnh viện để chữa trị khẩn cấp.
- Gây vô sinh. Nồng độ hormone tuyến giáp có thể cản trở sự rụng trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Bên cạnh đó, nguyên nhân của suy giáp như rối loạn tự miễn dịch cũng làm suy yếu khả năng sinh sản. Điều trị suy giáp bằng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp có thể không hoàn toàn phục hồi được khả năng sinh sản mà cần đến các biện pháp can thiệp khác.
Bệnh suy giáp gây vô sinh
>>>> Bệnh suy giáp nên ăn gì
- Dị tật bẩm sinh: Nếu người mẹ mắc bệnh suy giáp mà không có cách điều trị hợp lí, em bé sinh ra có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao hơn những đứa trẻ khác và thường mắc các bệnh về trí não và phát triển. Trẻ sơ sinh bị suy giáp không được điều trị kịp thời có nguy cơ kém phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhưng nếu phát hiện sớm và được điều trị kịp thời trong vòng vài tháng đầu, cơ hội phát triển bình thường của trẻ là rất cao.
5. Bệnh suy giáp có chữa được không?
Thông thường, những bệnh nhân bị suy giáp phải bổ sung hooc môn thay thế levothyroxin đều đặn mỗi ngày để tuyến giáp được ổn định (và phải uống suốt đời). Tùy vào tình trạng thiếu hụt hooc môn tuyến giáp của mỗi người mà bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm để đưa ra liều dùng mỗi ngày phù hợp nhất.
Nếu không được điều trị sớm, bệnh suy giáp sẽ dẫn tới những hậu quả tai hại, những biến chứng nặng nề trên nhiều cơ quan, trong đó có bệnh tim mạch, xơ vữa mạch máu, suy tim và có thể không còn khả năng phục hồi cho dù sau đó có điều trị bằng mọi phương pháp.
Bệnh suy giáp có chữa được không
>> Video chia sẻ kinh nghiệm của những bệnh nhân đã vượt qua ung thư tuyến giáp
Hy vọng những nội dung mà bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu rõ “suy tuyến giáp có nguy hiểm không? Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập thể dục thường xuyên giúp việc điều trị bệnh được hiệu quả.
Liên hệ Hotline: 0899181998 để nhận sự tư vấn kịp thời từ các chuyên gia
Từ khóa » Suy Tuyến Giáp Có Nguy Hiểm Không
-
10 NGUYÊN NHÂN KHIẾN BẠN CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH SUY ...
-
Bệnh Lý Tuyến Giáp Có Nguy Hiểm Không Và Cách điều Trị
-
BỆNH SUY TUYẾN GIÁP CÓ NGUY HIỂM ... - Bệnh Viện Đông Đô
-
Đi Tìm Lời đáp Cho Câu Hỏi: Bệnh Suy Giáp Có Nguy Hiểm Không?
-
Biến Chứng Của Suy Tuyến Giáp: Rủi Ro Thầm Lặng Trong Cơ Thể Bạn
-
Suy Giáp - Rối Loạn Nội Tiết Và Chuyển Hóa - MSD Manuals
-
Có 10 Dấu Hiệu Này, Nghĩ Ngay Tới Bệnh Lý Tuyến Giáp | Vinmec
-
Suy Giáp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị | Vinmec
-
Bệnh Suy Giáp Có Nguy Hiểm Không Và Lời Tư Vấn Từ Bác Sĩ - YouMed
-
Suy Giáp ảnh Hưởng đến Khả Năng Sinh Sản Như Thế Nào?a
-
Bệnh Suy Tuyến Giáp Có Nguy Hiểm Không? | Trung Tâm Xét Nghiệm Y ...
-
Cường Giáp Và Suy Giáp Gây Biến Chứng Nguy Hiểm Như Thế ...
-
Những Hiểu Biết Cơ Bản Về Hội Chứng Suy Giáp
-
Bệnh Suy Tuyến Giáp Có Nguy Hiểm Không? - Bệnh Viện Thu Cúc