Suýt Chết Sau Khi ăn Ba Ba - VnExpress Sức Khỏe

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Trở lại Sức khỏe
  • Sức khỏe
  • Tin tức
Thứ tư, 17/6/2020, 10:57 (GMT+7) Suýt chết sau khi ăn ba ba

Hà NộiThanh niên 34 tuổi sau khi ăn ba ba 30 phút bắt đầu mẩn đỏ toàn thân, ngứa, mắt xung huyết, đau bụng dữ dội.

Bệnh nhân buồn nôn, nôn, cảm giác tức ngực, khó thở và sẩn ngứa trên da, vào Bệnh viện Đa khoa Medlatec cấp cứu ngày 16/6. Những người cùng ăn không có biểu hiện gì.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Đoàn, chuyên gia Dị ứng - Miễn dịch, chẩn đoán bệnh nhân sốc phản vệ độ 2 do thức ăn. 

Sau khi xử trí cấp cứu, bệnh nhân dần trở lại trạng thái bình thường, bớt ngứa, giảm mẩn đỏ và không còn nôn, khó thở. Anh cho biết từng ăn nhiều món chế biến từ thịt ba ba, không bị dị ứng như lần này.

Thịt ba ba được xem như món "nhà giàu", bởi giá cao. Thịt ba ba là món ăn quý hỗ trợ bổ thận tráng dương, điều hòa kinh nguyệt, đổ mồ hôi trộm... Trong 100 g thịt ba ba chứa khoảng 16,5 g protid, 1,6 g carbonhydrat, 1g lipid, 107 mg calci, 1,4 mg sắt, 3,7 mg acid cotinic, vitamin B1, B2, vitamin A và nhiều chất dinh dưỡng khác. Mai ba ba dùng bồi bổ cho người gầy, lao lực quá độ, nhức xương... Thịt ba ba có tác dụng chữa bệnh lao phổi, khí hư, ốm yếu. 

Tuy nhiên, nếu không biết cách chế biến, thịt ba ba có thể gây hại. Nếu ăn phải ba ba chết, chất đạm đã phân hủy, các acid amin chuyển hóa thành chất gây ngộ độc hoặc dị ứng cho người ăn.

Theo bác sĩ Đoàn, người có cơ địa dị ứng, mẫn cảm với các thành phần trong thịt ba ba có nguy cơ bị dị ứng, sốc phản vệ, không nên ăn thịt ba ba. 

Thúy Quỳnh

Trở lại Sức khỏeTrở lại Sức khỏe Copy link thành công ×

Từ khóa » Thịt Ba Ba Có độc Không