Suýt Chết Vì ăn Cua Mặt Quỷ - VnExpress Sức Khỏe

Bệnh nhân Mua được chăm sóc tại viện. Ảnh: Thanh Phong

Bệnh nhân được chăm sóc tại viện. Ảnh: Thanh Phong.

Anh Mua chủ động nôn ói ra và đến Trung tâm y tế Quân dân y Côn Đảo cấp cứu tối 7/5. Bệnh nhân sau đó hôn mê, được các bác sĩ đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp, rửa dạ dày. Trưa hôm sau, anh được máy bay đưa vào Cần Thơ.

Xe cấp cứu đón bệnh nhân tại sân bay đưa về Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ trong tình trạng suy hô hấp, hôn mê sâu, giãn đồng tử, liệt tứ chi. Nhận định ban đầu bệnh nhân bị ngộ độc vào giờ thứ 16, tiên lượng rất nặng, phải thở máy.

Sau hai giờ cấp cứu và điều trị nội khoa tích cực theo phác đồ chống độc, bệnh nhân bắt đầu có phản xạ đáp ứng kích thích, tỉnh táo dần dù vẫn còn suy hô hấp, thở máy... Hiện sức khoẻ bệnh nhân tiến triển tốt, ngưng thở máy, tiếp xúc tốt, vận động tứ chi bình thường.

Từ hình ảnh cua được người thân chụp lại, các bác sĩ xác định loài cua lạ mà anh Mua ăn có tên khoa học là Zosimus aeneus (còn gọi cua mặt quỷ). Loài cua này sinh sống tại các rặng san hô từ khu vực Nam Phi đến đảo Hawaii.

Tại Việt Nam, cua mặt quỷ sống  tại vùng biển từ Đà Nẵng đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Đặc điểm dễ nhận diện nhất của loài cua này là màu sắc sặc sỡ, đặc trưng bằng các nốt nâu trên nền nhạt ở vỏ.

Loài cua mặt quỹ mà ông Mua ăn phải. Ảnh: Bệnh viện cung cấp 

Con cua mặt quỷ mà ông Mua ăn, sau đó ngộ độc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Bác sĩ Dương Thiện Phước, Trưởng Khoa Hồi sức Tích cực, cho biết trong vỏ và thịt loài cua mặt quỷ chứa lượng lớn độc tố thần kinh gồm tetrodoxin và saxitoxin.

"Cả hai độc chất này đều được cơ thể hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa trong vòng 5-15 phút sau khi ăn, nồng độ đỉnh đạt sau 20 phút và được thải hầu hết qua nước tiểu", bác sĩ Phước nói.

Chỉ cần ăn 0,5 gram thịt cua mặt quỷ, một người trưởng thành có thể tử vong.

Cửu Long

Từ khóa » Cua độc Côn đảo