Suýt Chết Vì ăn đuông Dừa! - Báo Sức Khỏe & Đời Sống

Lúc 8 giờ tối ngày 29/3/2016 Bé Huỳnh Thị Thúy A, 13 tuổi, nhà ở xã Phước Thạnh, TP Mỹ Tho, Tiền Giang  được gia đình đưa đến bệnh viện trong tỉnh trạng bất tỉnh, tay chân lạnh giá. Mẹ bé cho biết là chú của bé làm mồi nhậu, lấy đuông dừa chiên nước mắm, bé A ăn thử 5-6 con, sau đó bé kêu ngứa ngáy, nỗi mế đay toàn thân, rồi ngã ra ngất xỉu, nên gia đình vội đưa bé A vào bệnh viện trong tình trạng lừ đừ, tay chân lạnh, mạch không bắt được, huyết áp không đo được.

Tại BVĐK Tiền Giang, qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán cháu A bị sốc phản vệ do ăn đuông dừa, và khẩn trương cấp cứu chống sốc cho cháu. Sau 30 phút thì bé A đã tỉnh lại, huyết áp ổn, tay chân ấm và khỏe hơn..

Bé Thuý A đang được điêu trị tại Khoa Nhi, BVĐK Tiền Giang.

Về mặt chuyên môn, đuông dừa có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là hàm lượng đạm, 100g đuông dừa cung cấp 13 g protein, canxi, muối khoáng… Tuy nhiên đuông dừa có thể một số chất gây dị ứng ở một số người có cơ địa không hợp với một chất nào đó có trong đuông dừa, hoặc có một số các bào tử nấm độc trong môi trường sinh sống của con đuông có thể nhiễm vào con đuông và các bào tử này trở thành nấm có độc tính cao. Biểu hiện của dị ứng sau khi ăn đuông dừa là nổi mề đay, phát ban từng vùng hoặc khắp người gây ngứa, người nôn nao khó chịu, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở, nếu nặng có thể bị trụy tim mạch, không cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Khi bị ngộ độc thức ăn có nguồn gốc là côn trùng, nếu còn tỉnh táo, cần tự gây nôn. Trường hợp nặng, khó thở và thở yếu cần hô hấp nhân tạo tùy theo các biểu hiện của nạn nhân. Sau khi sơ cứu, cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới các trung tâm y tế để được điều trị kịp thời.

Đề đề phòng ngộ độc do ăn con đuông nói riêng, côn trùng nói chung, người dân không nên sử dụng côn trùng lạ, chưa từng ăn. Những người có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi thưởng thức món này.

Từ khóa » Dị ứng Con đuông Dừa