Switch Bàn Phím Cơ Là Gì? Có Những Loại Switch Nào? - TNC Store
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay thì có rất rất nhiều các hãng làm switch và cũng vô vàn các mẫu switch khác nhau xong sau cùng thì chỉ 3 trường phái cơ bản nhất và đại diện cho chúng mình xin lấy Cherry Blue Red và Brown để làm ví dụ nói tới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào tìm hiểu về các loại switch bàn phím cơ
Blue Switch
Đây là loại switch khi gõ các bạn sẽ nghe được tiếng tách tách rất đanh – đó là điểm đặc trưng trên mẫu switch này. Chính vì đặc điểm này đã mang lại cảm giác “cơ” nhất trong tất cả các loại switch. Phần lớn nhưng các bạn lần đầu đi mua bàn phím cơ chơi game thì đều chọn blue vì muốn nó phải “cơ” nhất có thể. Cơ bản thì cai chỗ khấc sẽ tạo cảm giác có tactile bump và cái miếng trắng trắng kia bật xuống khi ấn qua khấc tạo ra tiếng clicky. blue switch thì có lực nhấn 50g ,hành trính phím 4mm và điểm nhận tín hiệu 2mm. Có nhiều hang OEM cũng làm blue với thông số tương tự cho những chiếc bàn phím cơ giá rẻ, có những hang thì đổi tên và màu sắc ví dụ như green của Razer,….. Đánh đổi với cảm giác "cơ" chính là âm thanh clicky đặc trưng mà nhiều bạn cũng phải ngán ngẩm. Gõ vài nút không sao chứ một dàn hòa tấu clicky thì mình thì đã tai nhưng những người xung quanh sẽ cảm thấy khá phiền đó. Chính vì điều này mà có những các bạn sau khi sử dụng blue đang dần chuyển qua Red switch hoặc Brown switch . Ngoài cherry Blue ra chúng ta Cherry Green gần như là tương đồng chỉ khác chút về lực nhấn hoặc nhà razer cũng có Razer green tương tự như Cherry Blue.
Red switch
Để nói về red switchthì nó khá đơn giản. Nó loại tuyến tính, không có phản hồi vật lý trong suốt quá trình phím đi từ vị trí cao nhất xuống vị trí thấp nhất. Red là loại switch "êm" nhất trong tất cả các loại switch Cherry, do quá trình nhấn phím không khác gì quá trình nhấn một chiếc lò xo thẳng đứng. Với lực nhấn chỉ 45g nhẹ hơn blue với 50g mà hành trình phím cũng như điểm tiếp nhận tín hiệu tương đồng nhau thì hiển nhiên những các bạn game thủ chơi ở nhà hay thích nhẹ nhàng yên tĩnh nhưng vẫn phải nhanh sẽ rất thích điều này. Còn với các bạn hay gõ văn bản thì lại là chuyện khác do nó trơn tuột từ đầu tới cuối hành trình phím nên cảm giác gõ sẽ không được đã như blue switch. Ngoài red switch ra chúng ta còn có họ hàng gần là black switch khá tương đồng với red switch và chỉ có lực nhấn được nâng cao hơn là 60g. Còn họ hàng xa nữa thì ta có team Silent và Speed với Silent Red , Silent Brown và Speed Silver . Razer cũng có một switch tương tự là Razer Yellow. Cụ thể thì các bạn nhìn ở bảng này nhé.
Brown switch
Đây là loại switch có lẽ được nhiều các bạn yêu thích nhất vì nó hợp với hầu hết mọi nhu cầu từ chơi game đến làm văn phòng. Brown switch tổng hòa được những điểm tốt trên cả red switch và blue switch. Không có tiếng clicky gây ồn ào giống red . Trên phần stem của loại này có một gờ nhỏ nên khi bấm se tạo cảm giác khựng nhẹ giống như sượt qua một vật cản nhỏ vậy các bạn ạ. Ưu điểm của nó là sẽ giúp các bạn nhận ra được điểm nhận tín hiệu của switch, từ đó sẽ giúp chúng ta biết nhấn tới đâu rồi nhả ra gõ phím khác. Lực nhấn khá tưởng đồng với Red là 45g còn nếu nhấn để vượt qua cái gờ kể trên thì mới cần đến 55g thôi , hành trình phím cũng tương tự như Red và Blue nên rất dễ làm quen và cũng dễ bấm nữa. Trên thị trường hiện nay có Orange switchcủa Razer cũng là phiên bản khác màu của Brown mà thôi. Ngoài ra còn một phiên bản nặng đô hơn của Brown là Clear và Grey Switch với lực nhấn mạnh hơn bì gờ ở thanh stem cũng lớn hơn nên mình hay gọi nó là Heavy Brown =)). Bản thân mình từ khi chuyển từ Red qua Brown là đã tìm thấy tri kỉ rồi đấy.
Bên trên là 3 trường phái cơ bản nhất của các loại switch . Nhưng mới đây cherry đã tạo ra một loại mới chính là Low Profile với 2 mẫu Red mà Speed. Nhìn chung thì đặc điểm của loại này là LOW nghĩa là thấp đó. Chúng có hành trình và điểm tiếp nhận ngắn hơn hẳn các loại switch thông thường nêm cảm giác gõ khác nhau thấy rõ.
Ngoài ra trên thị trường còn có những loại switch khác lạ không giống với phần đông.
Topre mẫu switch đắt nhất hiện tại
Đây là loại switch được trang bị trên nhưng chiếc bàn phím cơ cao cấp .Về cấu tạo Mỗi chiếc switch Topre theo thứ tự từ trên xuống dưới gồm slider (thanh trượt), housing (vỏ switch), plate, màng cao su, lò xo cuộn hình nón và bảng mạch in. Tất cả switch có cấu tạo các bộ phận di chuyển riêng biệt nhưng bộ phận nhận tính hiệu của tất cả switch được gom thành 1, đó chính là bảng mạch in. Phần màng cao su mang đến trở lực cho tay hay dễ hiểu hơn là quy định độ nặng của switch. Đồng thời màng cao su này còn mang đến cảm giác "soft-tactile" - dễ hiểu hơn thì cảm giác này khá giống với switchCherry Brown. Khi lò xo hình nón bị nén lại, cơ chế thụ cảm điện dung trên bảng mạnh in (Printed Circuit Board - PCB) cảm nhận được hành trình phím của các bạn. Hệ thống mạch điện tử trên PCB thu thập dữ liệu nhận được từ các nhóm phím trên bàn phím và gửi về controller để xác định các bạn có nhấn phím hay chưa. Thiết kế này cũng cho phép tính năng N-key rollover xuất hiện trên các bàn phím sử dụng switch Topre. Các thanh ổn định thì đều có trên mỗi phím khác với nhưng loại switch thông thường là chỉ những phím lớn mới có thôi.
Romer G
Romer-G là sản phẩm được phát triển bởi Logitech cùng với đối tác của mình là Omron. Đây là Switch có thiết kế khác hoàn toàn so với Cherry MX, khi Cherry MX dùng chân tiếp xúc đơn theo kiểu crosspoint thì Romer-G dùng 2 chân tiếp xúc, mỗi chân liền với một lá kim loại lót quanh khung phím. Khi nhấn phím xuống, slider sẽ ép vào 2 lá nhôm khiến chúng chạm vào 2 chân tiếp xúc để kích hoạt. Theo Logitech kiểu thiết kế này mang lại độ bền gấp 1.4 lần so với Cherry MX. Điểm khác biệt nữa là hành trình của phím cũng ngắn hơn 1.5mm so với 2.0mm của Cherry, với hành trình phím ngắn hơn này sẽ phù hợp với game thủ chơi những game có tiết tấu hành động nhanh khi mà thắng thua có thể phân định chỉ trong vài chục ms. Romer-G không có nhiều phiên bản như của Cherry MX, tuy nhiên Romer-G mang lại cảm giác bấm giống với Switch Brown của Cherry, cũng cùng lực nhấn 45g và mang lại cảm giác bấm phím (tactile). Romer-G không có clicky giống Cherry MX Blue, vì vậy nếu như bạn là người yêu tiếng clicky mỗi lần nhấn phím thì Romer-G lại không với các bạn rồi. Thiết kế của Romer-G mang lại hiệu quả chiếu sáng tối ưu hơn Cherry MX, trong khi Cherry MX có tích hợp đèn LED thường đặt lệch tâm do thiết kế cơ cấu của Switch thì LED của Romer-G được đặt giữa tâm mang lại hiệu quả chiếu sáng tốt, LED sẽ chiếu đều lên keycap hơn và giảm tình trạng ánh sáng thừa hắt ra ngoài so với Cherry MX.
SteelSeries OmniPoint: switch cơ học đầu tiên chỉnh được đa điểm kích hoạt
Với những switch cơ thông thường thì điểm tiếp nhận là không thể thay đổi do cần phải có sự tiếp xúc giữa 2 lá đồng trên phần di chuyển và phần cố định của switch, chạm vào nhau mới nhận tín hiệu. Còn với Omni Point thì khác việc không sử dụng lá đồng thay vào đó là cảm biến nam châm đặt ở đáy switch. Điều này cho phép chúng ta có thể thiết lập tuỳ biến điểm nhận tín hiệu, thay vì sử dụng các khấc cố định trên phím cơ truyền thống. Đứng ở góc độ kỹ thuật, OnmiPoint switch có thể xem là một phím cơ "điện tử" cho phép SteelSeries nhận biết được hành trình phím bấm thay vì chỉ đơn thuần là "bấm hay không bấm" của phím cơ truyền thống. Và điều này cho phép chúng ta có thể tuỳ biến được điểm nhận lực theo ý muốn của mình. Các switch OmniPoint được theo dõi thời gian thực, cho phép NKRO (bấm nhiều phím liên tiếp) mà không bị hiện tượng ghosting. Nhờ bản chất là một phím cơ "điện tử" OmniPoint Switch có độ phản hồi nhanh hơn rất nhiều so với phím cơ truyền thống (0,7 ms vs 6 ms). Việc không sử dụng khấc cơ học để xác định điểm nhận tín hiệu cũng hứa hẹn sẽ giúp tuổi thọ tăng gấp đôi (ít nhất là theo lý thuyết).
Và trên đó mình đã tóm tắt lại hầu hết các kiểu switch thông dụng cũng như là vài loại switch “không giống ai” của một số hang. Hy vọng sau bài viết này các bạn sẽ có một cái nhìn rõ ràng hơn về các loại switch nhé.
Key : SWITCH , blue switch , red switch, brown switch, bàn phím cơ , bàn phím cơ chơi game, bàn phím cơ giá rẻ, bàn phím cơ cao cấp ,
Từ khóa » D Switch Có Tốt Không
-
D Switch Là Gì - Các Loại Switch Bàn Phím Cơ Phố Biến Hiện Nay
-
Switch Trên Bàn Phím Cơ Là Gì? Các Loại Switch Có Trên Thị Trường
-
Sự Khác Nhau Giữa Các Loại Switch Trên Bàn Phím Cơ Filco
-
Top 10 Loại Switch Không Phải Của Cherry Nhưng Vẫn Cực Kỳ đáng Mua
-
[Cẩm Nang Cơ Bản] Các Loại Switch Phổ Biến Nhất được Sử Dụng Trên ...
-
Loại Switch ít Người để ý Nhưng Cực Kì Thú Vị Cho Người Chơi Bàn ...
-
So Sánh Cherry MX Với Gateron Switch - Yêu Phần Cứng
-
Phím Cơ Blue Switch - Phi Long
-
Đánh Giá Top 15 Bàn Phím Cơ Giá Rẻ, Tốt Nhất Nên Mua Năm 2022
-
Switch Cherry MX Là Gì? Nên Dùng Switch Cherry MX Loại Nào?
-
Bàn Phím Cơ Blue Switch - HACOM
-
Các Loại Switch Phổ Biến Hiện Nay Của Bàn Phím Cơ - TNC
-
Chia Sẻ Và Giải đáp Một Số Thắc Mắc Của Anh Em Về Bàn Phím Cơ
-
Switch Cơ Học Cherry Switch Thay Thế Cho Bàn Phím Cơ - Shopee