Switch Là Gì? Các Chức Năng Của Switch (thiết Bị Chuyển Mạch)
Có thể bạn quan tâm
Xem nhanh
- 1. Switch là gì?
- 2. Chức năng của thiết bị chuyển mạch Switch
- 2.1 Chuyển các khung dữ liệu
- 2.2 Chia nhỏ hệ thống mạng
- 2.3 Kết nối được nhiều segment
- 2.4 Xây dựng bảng và cung cấp thông tin
- 3. Phân loại thiết bị chuyển mạch Switch
- 3.1 Theo tính năng
- 3.2 Theo chức năng
- 3.3 Phân loại khác
- 4. Các lợi ích của bộ chuyển mạch Switch
- 5. So sánh giữa thiết bị chuyển mạch Switch, Hub và Router
Switch là gì và có vai trò như thế nào trong hệ thống mạng? Đây chắc hẳn là câu hỏi được nhiều người đưa ra. Có rất nhiều các thiết bị mạng phổ biến khác nhau được sử dụng để giúp người dùng kết nối mạng một cách hiệu quả. Trong đó, Switch là bộ chuyển mạch không thể thiếu trong hệ tầng mạng cơ sở. Để tìm hiểu rõ hơn về thiết bị này cũng như sử dụng chúng đúng cách, hãy cùng FPT Cloud tham khảo bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm: Bảng giá cho thuê máy chủ ảo tốc độ cao, giá rẻ
1. Switch là gì?
Switch là thiết bị chuyển mạch trong hệ thống mạng. Chúng được sử dụng để kết nối các đoạn mạng vào với nhau theo kiểu hình sao (Star).
Theo đó, Switch chính là thiết bị trung tâm và tất cả các thiết bị khác sẽ kết nối với thiết bị này để chuyển dữ liệu. Bên cạnh đó, các thiết bị Switch hiện đại hơn có hỗ trợ công nghệ Full Duplex còn được sử dụng để mở rộng băng thông của đường truyền.
2. Chức năng của thiết bị chuyển mạch Switch
Bạn đã nắm rõ Switch là thiết bị gì rồi chứ? Để hiểu rõ hơn về thiết bị này, hãy cùng tìm hiểu xem Switch dùng để làm gì nhé.
2.1 Chuyển các khung dữ liệu
Chức năng của Switch đầu tiên mà chúng ta cần phải nhắc đến đó là chúng được sử dụng để chuyển các khung dữ liệu giữa các thiết bị được kết nối với nhau. Switch sẽ đóng vai trò giống như một người cảnh sát giao thông phân luồng dữ liệu trong mạng cục bộ. Từ đó, giúp các loại dữ liệu sẽ được chuyển đến đúng nơi mà chúng phải đến, không làm tắc nghẽn hay gián đoạn.
2.2 Chia nhỏ hệ thống mạng
Bạn đang phân vân không biết Switch có tác dụng gì thì chia nhỏ hệ thống mạng LAN thành các segment nhỏ hơn chính là vai trò của chúng. Thông qua các cổng kết nối của Switch, nhiều segment được nối lại với nhau một cách dễ dàng hơn. Chức năng ngày của Switch sẽ giúp tạo ra các miền đụng độ nhỏ hơn về cung cấp băng thông lớn cho người dùng.
2.3 Kết nối được nhiều segment
Khi hai máy tính liên kết với nhau, công dụng của Switch đó chính là nhận biết xem máy nào đang kết nối vào cổng của nó. Sau đấy, chúng sẽ thực hiện thiết lập mạng ảo giữa 2 cổng với nhau một cách tương thích nhất mà không làm ảnh hưởng đến việc lưu thông của các cổng khác.
>>> Xem thêm: Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây
2.4 Xây dựng bảng và cung cấp thông tin
Thêm một câu trả lời cho câu hỏi chức năng của Switch là gì nữa đó chính là thực hiện xây dựng các bảng thông tin có liên quan đến các gói và gửi chúng đến đúng địa chỉ theo yêu cầu. Tức là Switch sẽ nhận dữ liệu từ các máy tính trong hệ thống và phân tích, tạo bảng sau đó gửi đi.
3. Phân loại thiết bị chuyển mạch Switch
Câu hỏi Switch là gì không còn làm khó được bạn nữa rồi. Để có thể chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình, bạn còn cần phải biết cách phân loại thiết bị. Sau đây cùng xem cách phân loại thiết bị chuyển mạch là gì nhé.
3.1 Theo tính năng
Khi phân loại Switch theo tính năng, chúng ta có 2 loại đó là:
- Switch quản lý được:
Là dòng sản phẩm cho phép người dùng vào trong cấu hình. Mục đích của việc này là giúp thiết bị có thể hoạt động một cách linh hoạt hơn, tốt hơn và tính bảo mật cũng sẽ cao hơn.
Việc quản lý Switch giúp người dùng tùy chỉnh thông số kỹ thuật sao cho phù hợp nhất với hệ thống mạng mà chúng ta đang sử dụng. Thông qua đó, chất lượng dịch vụ cũng sẽ được cải thiện một cách đáng kể.
Switch quản lý chỉ sử dụng trong mạng có dây giúp kết nối cáp Ethernet thông qua một số thiết bị. Chúng cũng sẽ có công tắc điều chỉnh để thiết bị nói chuyện được với người khác.
- Switch không quản lý được:
Ngược lại với Switch quản lý được, sản phẩm này không cho phép người dùng điều chỉnh cấu hình. Chúng ta chỉ mua về và sử dụng theo như đúng cấu hình đã được cài đặt sẵn. Switch này phù hợp để sử dụng cho những kết nối đơn giản trong gia đình hoặc công ty, doanh nghiệp nhỏ.
3.2 Theo chức năng
Việc phân chia theo chức năng của Switch là gì? Đó là dựa vào chức năng chính của sản phẩm mà chúng ta sẽ có 3 loại Switch sau đây:
- Workgroup Switch: Là loại Switch được sử dụng để nối các máy tính lại với nhau từ đó tạo thành một mạng ngang hàng. Yêu cầu của Switch này không cần phải có tốc độ xử lý quá cao hay bộ nhớ quá lớn.
- Segment Switch: Được sử dụng để nối các Hub hoặc các Workgroup Switch với nhau. Điều này sẽ tạo nên liên kết ở tầng mạng thứ 2 của hệ thống. Yêu cầu của bộ Switch này đó là tốc độ xử lý phải cao.
- Backbone Switch: Được sử dụng để giúp kết nối các Segment Switch lại với nhau. Và yêu cầu là phải có bộ nhớ lớn cũng như tốc độ tải rất nhanh thì mới có thể chứa được tất cả các địa chỉ cho tất cả máy tính có trong hệ thống. Từ đó hoán chuyển dữ liệu một cách kịp thời giữa các mạng với nhau.
3.3 Phân loại khác
Ngoài 2 cách trên, chúng ta cũng có cách phân loại Switch khác đó là:
- Phân loại theo số lớp hoạt động bao gồm 3 loại là: Switch Layer 1, Switch Layer 2 và Switch Layer 3.
- Phân loại theo nguồn cấp gồm có: Switch có PoE, Switch không PoE.
- Phân theo số cổng bao gồm: Switch 4 port, Switch 8 port, Switch 12 port, Switch 16 port, Switch 24 port, Switch 48 port.
- Phân loại theo công nghệ: Switch Ethernet 10/100, Switch Ethernet 10/100/1000 (Switch Gigabit), Switch Ethernet POE, Switch cổng Quang.
- Switch phân loại theo vị trí hoạt động: Switch Công nghiệp, Core Switch, Access Switch.
- Phân loại theo hãng sản xuất: Switch Aptek, Switch Cisco, Switch Juniper, Switch HPE, Switch Ruijie, Switch TP-Link,…
>>> Xem thêm: SWAP RAM là gì? Điều cần biết trước khi sử dụng SWAP(RAM ảo)
4. Các lợi ích của bộ chuyển mạch Switch
Bạn đã biết Switch là gì và hình dung được về chức năng của chúng rồi chứ? Có thể khẳng định Switch là một thiết bị vô cùng quan trọng đối với hoạt động của hệ thống mạng máy tính. Chúng giúp cho các hoạt động của hệ thống mạng được diễn ra một cách song công. Tức là người dùng có thể vừa đọc – ghi, nghe – nói cùng một lúc trên cùng một thiết bị. Tính năng này của Switch ưu việt hơn rất nhiều so với các thiết bị khác. Nó còn không hề làm ảnh hưởng đến các kênh truyền của hệ thống mạng.
Bên cạnh đó, Switch còn có cơ chế tự kiểm tra lỗi Frame. Chính vì vậy mà chúng ta có thể giảm được tỉ lệ lỗi trong frame. Thông qua công nghệ store-and-forward, các gói tin tốt sẽ được Switch lưu lại trước khi chuyển đi.
Các thiết bị Switch hoạt động chủ yếu ở tầng liên kết dữ liệu Layer 2. Mô hình này giúp lý giải một cách trừu tượng về kỹ thuật kết nối truyền thông giữa các máy vi tính với nhau cũng như giữa các thiết kế giao thức mạng. Điề này khiến cho lưu lượng truyền đi sẽ bị giới hạn ở một ngưỡng nào đó.
Đi kèm với Switch Layer 2 là các loại giao diện khác nhau của máy tính như 10Mbps, 100Mbps, 1Gbps, 10Gbps… Đương nhiên là Switch cũng sẽ hỗ trợ giao tiếp Full-duplex trên mỗi cổng của thiết bị.
Ngoài ra, mỗi một Switch còn có thể tạo điều kiện để giúp người dùng mở rộng mạng cũng như kết nối với phần còn lại của mạng thông qua cổng Uplink tốc độ cao. Switch có thể kết nối với các thiết bị chuyển mạch Switch Layer 2 khác hoặc các Switch Layer 3 định tuyến.
Như vậy là Switch hoạt động giống một bộ điều khiển trung tâm. Chúng sẽ cho phép tất cả các thiết bị trong hệ thống mạng kết nối với nhau một cách hiệu quả. Thông qua hệ thống, thông tin sẽ được chia sẻ, các nguồn lực được phân bổ một cách hợp lý. Từ đó giúp tăng năng suất làm việc của người dùng và giúp tiết kiệm tiền cho các đơn vị sử dụng.
5. So sánh giữa thiết bị chuyển mạch Switch, Hub và Router
Như chúng ta đã biết, việc xây dựng hệ thống mạng không chỉ có Switch để giúp kết nối mà còn có Hub và Router. Ngay bây giờ, hãy cùng so sánh xem Hub, Router khác Switch là gì và thiết bị nào nổi bật hơn nhé.
Nội dung | Hub | Switch | Router |
Lớp | Lớp vật lý | Lớp liên kết dữ liệu | Lớp mạng |
Chức năng | Sử dụng để kết nối 1 mạng máy tính cá nhân với nhau thông qua một trung tâm Hub. | Cho phép kết nối với nhiều thiết bị với nhau, tiến hành quản lý cổng, quản lý bảo mật cài đặt Vlan. | Dữ liệu trực tiếp trong mạng, kết nối 2 mạng khác nhau. |
Biểu mẫu truyền dữ liệu | Tín hiệu điện hoặc bit. | Khung và gói. | Gói |
Cổng | 4/12 cổng. | Đa cổng từ 4 đến 48 cổng. | Cổng 2/4/5/8 |
Kiểu truyền tải | Khung ngập, unicast, multicast hoặc phát sóng. | Unicast hoặc multicast tùy vào nhu cầu. | ở mức phát sóng ban đầu, sau đó là unicast và multicast. |
Loại thiết bị | Thiết bị không thông minh. | Thiết bị thông minh | Thiết bị thông minh. |
Được sử dụng trong LAN, MAN, WAN. | Mạng LAN. | Mạng LAN. | LAN, MAN, WAN. |
Chế độ truyền | Chỉ có thể truyền thông tin 1:1 thiết bị với nhau trong cùng 1 thời điểm. | Mọi thiết bị được kết nối với Switch sẽ đầu có thể gửi dữ liệu với nhau trong cùng một thời điểm. | Tương tự như Switch, nhiều thiết bị có thể được kết nối với nhau. |
Tốc độ | 10Mb/ giây | 10Mb, 100Mbps, 1Gbps | 1-100Mbps (không dây).100Mbps- 1Gbps ( có dây). |
Địa chỉ sử dụng để truyền dữ liệu. | Địa chỉ MAC | Địa chỉ MAC | Địa chỉ IP |
Lưu trữ địa chỉ | Không lưu trữ bất kỳ địa chỉ MAC nào của một nút trong mạng. | Lưu trữ địa chỉ IP và địa chỉ MAC của các nút được sử dụng trong mạng. | Router lưu trữ địa chỉ IP vfa MAC của các nút được sử dụng trong mạng. |
Những bài viết liên quan:
- Tìm hiểu chi tiết về OTP là gì | Ứng dụng của OTP ngày nay
- Máy ảo là gì? 4 Phần mềm máy ảo miễn phí tốt nhất hiện nay
- Cloudflare là gì? Hướng dẫn sử dụng Cloudflare từ A – Z
- Accesstrade là gì? Cách đăng ký, kiếm tiền với Accesstrade 2024
Trên đây là những thông tin có liên quan đến Switch là gì. Không chỉ những người chuyên về công nghệ mới cần tìm hiểu mà tất cả người dùng mạng internet đều cần biết về thiết bị này để từ đó có được sự lựa chọn chính xác nhất cho mình. Nếu quý khách có nhu cầu thuê cloud server máy chủ ảo đừng bỏ lỡ thông tin bảng giá cho thuê máy chủ ảo mới nhất của FPT Cloud nhé.
Từ khóa » Switch Poe 2 Lớp Là Gì
-
Switch Layer 2 Là Gì? Nguyên Lý Hoạt động Và Chức Năng Của Switch ...
-
Switch PoE Là Gì? Tại Sao Phải Sử Dụng Switch PoE?
-
Switch Poe 2 Lớp Dahua PFS3005-4P-58 - Camerasaigon24h
-
Switch PoE Là Gì? Khi Nào Nên Sử Dụng Switch PoE?
-
Sự Khác Nhau Giữa Switch Layer 2 Và Switch Layer 3
-
Nguồn POE Là Gì? Nguồn Rời Và Nguồn Tổng Cho Camera Là Gì?
-
Switch PoE Là Gì? Mọi Thứ Bạn Chưa Biết Về Switch Cấp Nguồn PoE
-
Làm Thế Nào để Chọn Switch PoE, PoE+ Và PoE++?
-
Làm Thế Nào để Chọn Hoặc Mua Một Switch POE Tốt Nhất Cho ...
-
Switch PoE Dahua (Hi PoE) Cho Khoảng Cách Kết Nối Xa đến 250m
-
Bán Switch POE 8 Cổng 2 Lớp DAHUA DH-PFS3110-8ET-96 Giá Rẻ
-
Switch Layer 2, Layer 3 Là Gì? So Sánh Giữa Switch Layer 2 Và Switch ...
-
PoE Là? Switch PoE Là Gì? Vì Sao Phải Sử Dụng? - VOIP24H
-
Smart Switch Là Gì? Những Dòng Smart Switch Nổi Bật Nhất Hiện Nay