Switch Là Gì? Thiết Bị Chuyển Mạch Switch Là Gì? Tại Sao ... - Prosensor

Với bạn nào đã từng chơi game ở quán NET thì đều biết rằng các máy tính sẽ có 1 máy chủ do chủ tiệm quản lý. Bạn có biết họ làm thế nào để có thể quản lý được như vậy không? Đó là vì họ sử dụng một bộ chuyển mạch gọi là Switch? Vậy Switch là gì? Bộ chuyển mạch là gì? Nó có vai trò hay chức năng gì? Tại sao phải sử dụng Switch? Ở bài viết này tôi sẽ giới thiệu cho các bạn biết về Switch là gì nhé!

TÓM TẮT NỘI DUNG

  • Switch là gì?
  • Vai trò của Switch là gì?
  • Tại sao cần sử dụng Switch?
  • Switch được chia thành những loại nào?
  • Một Switch UTP có ưu điểm gì?
  • Có bao nhiêu loại Switch?
  • Kết luận
Switch là gì?

Đối với lĩnh vực thiết bị mạng thì có rất nhiều câu hỏi liên quan, ví dụ như Router là gì?, Hub là gì? Đặc biệt hơn chính là Switch, vì nó được sử dụng ngày càng phổ biến. Các thiết bị này đều là bộ chuyển mạch và xuất hiện trong các hạ tầng mạng của hầu hết công ty,tổ chức hay doanh nghiệp, cửa hàng. 

Lưu ý : Bài viết chia sẻ thông tin, bên mình không kinh doanh mặt hàng này, vui lòng không gọi điện, zalo hỏi hàng ! Xin cảm ơn

  • Switch là gì? Theo như câu trả lời đơn giản mà đại đa số người dùng bình dân hiện nay. Nó chính là một bộ chia cổng mạng tại nhà, cơ quan, cửa hàng,… khi họ có nhu cầu muốn chia sẽ kết nối mạng có dây cho nhiều máy tính hay laptop hơn.
  • Còn trả lời theo cách khoa học. Switch hay gọi là thiết bị chuyển mạch; là thiết bị dùng để kết nối các đoạn mạng với nhau theo mô hình mạng hình sao (star). Trong mô hình này Switch đóng vai trò là thiết bị trung tâm; tất cả các máy tính đều được nối về đây trong một hệ thống mạng.

Switch làm việc như một Bridge nhiều cổng. Khác với Hub nhận tín hiệu từ một cổng rồi chuyển tiếp tới tất cả các cổng còn lại; switch nhận tín hiệu vật lý chuyển đổi thành dữ liệu; từ một cổng, kiểm tra địa chỉ đích rồi gửi tới một cổng tương ứng.

Hỗ trợ công nghệ Full Duplex dùng để mở rộng băng thông của đường truyền mà không có repeater hoặc Hub nào cũng dùng được.

Vai trò của Switch là gì?

Switch là gì?

Các switch tương tự với các hub, chỉ thông minh hơn. Chúng cũng tương tự như các router; nhưng một router có khả năng bổ sung để chuyển tiếp các gói giữa các mạng khác nhau; trong khi một switch bị hạn chế đối với giao tiếp node-to-node trên cùng một mạng.

  • Mạng LAN hoạt động ổn định, hiệu suất cao là nhờ Switch có khả năng tạo đường dẫn kết nối ảo giữa hai thiết bị với nhau mà không làm ảnh hưởng đến những kết nối khác.
  • Switch làm cho các host có thể hoạt động ở chế độ song công ( có thể ĐỌC- GHI, NGHE- NÓI ) cùng lúc.
  • Switch chuyển Frame dựa trên địa chỉ MAC. Switch nhận biết máy nào kết nối với cổng của nó bằng cách học địa chỉ MAC nguồn trong frame mà nó nhận được. Khi hai máy thực hiện liên lạc với nhau.
  • Các thiết bị kết nối gián tiếp thông qua các port của Switch.
  • Không cần phải chia sẻ băng thông. Các port của switch sẽ quyết định băng thông truyền đi như thế nào. Vì vậy có thể giới hạn lưu lượng truyền đi ở một mức ngưỡng nào đó.
  • Giảm tỷ lệ lỗi trong frame. Frame sẽ được kiểm tra lỗi. Các gói tin tốt khi được nhận sẽ được lưu lại trước khi chuyển đi (công nghệ store-and-forward).
Tại sao cần sử dụng Switch?

Với rường hợp người dùng internet bình thường hỏi rằng thiết bị chuyển mạch là gì? Nó có tác dụng như thế nào? Đặc điểm ra sao? Tôi có cần phải trang bị cho mạng gia đình không? Xin trả lời luôn với các bạn là “Không”, chỉ các tổ chức hay doanh nghiệp phải xây dựng cơ sở mạng tốt, phục vụ cho nhiều người mới cần phải quan tâm tới Switch.

  • Switch chia nhỏ kết nối riêng biệt trên mỗi đoạn mạng thành những đơn vị cực nhỏ gọi là microsegment. Điều này cho phép nhiều người dùng trên nhiều segment khác nhau có thể giao tiếp và gửi dữ liệu cùng lúc mà không là ảnh hưởng đến người khác.
  • Tăng nhiều băng thông hơn cho người dùng; bằng cách tạo ra miền đụng độ nhỏ hơn.
  • Switch chia nhỏ mạng LAN thành nhiều mạng nhỏ với kết nối riêng giống như có một làn đường riêng.

Switch được chia thành những loại nào?

  • Workgroup switch

Là loại switch để kết nối trực tiếp các máy tính lại với nhau, hình thành một mạng ngang hàng. Tương ứng với một cổng của switch chỉ có một địa chỉ máy tính. Chính vì thế, loại này không cần thiết phải có bộ nhớ lớn cũng như tốc độ xử lý cao.      •   Segment switch

Segment switch nối các Hub hay workgroup switch lại với nhau, hình thành một liên mạng ở tầng hai. Tương ứng với mỗi cổng sẽ có nhiều địa chỉ máy tính; vì thế bộ nhớ cần thiết phải đủ lớn. Tốc độ xử lý đòi hỏi phải cao vì lượng thông tin càn xử lý tại switch là lớn.     •   Backbone switch

Backbone switch nối kết các segment switch lại với nhau. Bộ nhớ và tốc độ xử lý của switch phải rất lớn để đủ chứa địa chỉ cho tất cả các máy tính trong toàn liên mạng; và hoán chuyển kịp thời dữ liệu giữa các nhánh mạng.

  • Switch không được quản lý

Với một Switch mạng không được quản lý sẽ được thiết kế để bạn có thể sử dụng ngay; không cần phải  lo lắng vềcài đặt cấu hình. Bạn chỉ cần cắm chúng vào và hoạt động, chúng được sử dụng cho các kết nối cơ bản. Chúng thường được sử dụng trong mạng gia đình hay bất cứ nơi đâu khi bạn cần có thêm vài cổng. Ví dụ như tại bàn làm việc của bạn hay trong văn phòng làm việc. 

  • Switch được quản lý

– Một Switch được quản lý là có cấu hình; có tính bảo mật cao, linh hoạt hơn, nhiều tính năng hơn so với Switch không được quản lý.

– Bạn có thể điều chỉnh cấu hình cho phù hợp với mạng của bạn hơn, cải thiện được chất lượng dịch vụ cho người truy cập mạng; cũng như bạn có thể bảo vệ mạng của mình tốt hơn.

– Được sử dụng trên mạng doanh nghiệp với các tính năng nâng cao được thiết kế để quản trị viên có thể giám sát.

– Switch được sử dụng trong mạng có dây để kết nối cáp Ethernet từ một sốthiết bị lại với nhau. Nó có công tắc cho phép mỗi thiết bị nói chuyện với người khác.

– Switch không được sử dụng cho mạng không dây. Bởi vì chúng phải truyền thông trực tiếp với nhau, không có gì ở khoảng giữa chúng.

Một Switch UTP có ưu điểm gì?

  • Switch cho phép rất nhiều thiết bị kết nối.
  • Tthiết bị chuyển mạch Switch giữ lưu lượng truy cập giữa hai thiết bị không ảnh hưởng đến các thiết bị khác của bạn trên cùng một mạng.
  • Switch cho phép kiểm soát những người có quyền truy cập vào các phần khác nhau của mạng.
  • Switch cho phép bạn theo dõi việc sử dụng.
  • Thiết bị chuyển mạch Switch cho phép giao tiếp (trong mạng của bạn) thậm chí còn nhanh hơn cả Internet.
  • Switch cao cấp có các mô-đun có thể cắm để điều chỉnh chúng theo nhu cầu của mạng.
  • Các switch được quản lý theo truyền thống được xây dựng để được điều khiển từ các giao diện dòng lệnh kiểu Unix. Một loại mới hơn thiết bị chuyển mạch được quản lý gọi là switch thông minh, nhắm vào mạng entry-level và doanh nghiệp tầm trung, hỗ trợ giao diện dựa trên web tương tự như một router nhà.

Có bao nhiêu loại Switch?

Tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng mà các nhà sản xuất cũng ngày càng đa dạng hóa và tích hợp thêm nhiều tính năng hơn cho các thiết bị chuyển mạch Switch. Về cơ bản sẽ có các loại sau đây:

  • Switch phân loại theo số lớp: theo số lớp hoạt động là Switch  Layer 1, Switch Layer 2 và Switch Layer 3.
  • Phân loại Switch theo số cổng: Switch 4 port, Switch 8 port, Switch 12 port, Switch 16 port, Switch 24 port, Switch 48 port.
  • Phân loại theo công nghệ: Switch Ethernet 10/100,Switch Ethernet 10/100/1000 (Switch Gigabit), Switch Ethernet POE, Switch cổng Quang.
  • Switch phân loại theo vị trí hoạt động: Switch Công nghiệp, Core Switch, Access Switch.
  • Theo hãng sản xuất: Switch Cisco, Switch Linksys, Switch Juniper, Switch HP,…

Kết luận

Hy vọng bài viết này đã đưa đến cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về các thiết bị chuyển mạch. Giúp các bạn có thể hiểu thêm Switch là gì? Hay thiết bị chuyển mạch Switch là gì? Tại sao nên chọn Switch? Ưu điểm của Switch là gì? Từ đó các bạn có thể chọn cho mình một thiết bị chuyển mạch phù hợp nhé!

Bài viết bạn nên xem:

  • PID là gì?
  • PLC là gì?

Từ khóa » Switch Có Tác Dụng Gì